việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và xử lý vi phạm pháp luật đất đai
Thực hiện quy định của pháp luật về công tác thanh tra, kiểm tra đất đai, từ năm 2005 đến năm 2010, UBND huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức thanh tra công tác quản lý đất đai tại 12 xã, Thanh tra Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang tổ chức 02 cuộc thanh tra công tác quản lý đất đai tại huyện và 05 xã trên địa bàn; phòng TN&MT huyện tổ chức 53 cuộc kiểm tra về công tác quản lý, SDĐ tại các xã, thị trấn, các tổ chức, hộ gia đình cá nhân SDĐ. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 05 chủ tịch UBND xã, 06 cán bộ địa chính xã có sai phạm trong công tác quản lý đất đai; 300 HGD&CN sử dụng đất vi phạm Luật Đất đai. UBND xã, thị trấn giao đất trái thẩm quyền 342 trường hợp, diện tích 7,95 ha, cho thuê đất trái thẩm quyền 50 trường hợp, diện tích 6,9 ha. Kết quả xử lý vi phạm: chuyển hồ sơ xử lý hình sự 02 cán bộ địa chính xã; áp dụng hình thức xử lý kỷ luật 05 chủ tịch UBND xã, 04 cán bộ địa chính xã có sai phạm trong công tác quản lý đất đai; xử phạt vi phạm hành chính 262 HGD&CN sử dụng đất vi phạm Luật Đất đai với số tiền phạt 111.920.000 đồng, trong đó: cấp xã phạt 259 vụ, số tiền 71.920.000 đồng; cấp huyện phạt 3 vụ số tiền 40.000.000 đồng [59].
Thực tiễn thi hành pháp luật thanh tra, kiểm tra đất đai; giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người SDĐ còn có những khó khăn, bất cập:
Một là, Kết quả phát hiện các sai phạm trong quản lý đất đai của các đoàn thanh
tra do chủ tịch UBND huyện tổ chức, thành lập để thanh tra QLĐĐ tại địa bàn thường hạn chế; việc xử lý các sai phạm qua thanh tra chưa thực sự nghiêm túc. Điều này xuất phát từ việc thanh tra công tác quản lý đất đai trên địa bàn thực chất là xem lại các quyết định, chỉ đạo quản lý của chính mình; thành viên tích cực trong các đoàn thanh tra thường lấy từ phòng TN&MT, còn các thành viên khác không chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý đất đai;
và xử lý cán bộ quản lý bị phát hiện có sai phạm qua thanh tra mang tính tập thể, không ai phải chịu trách nhiệm cá nhân trong việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với cán bộ, do đó dễ sảy ra tình trạng bao che, xử lý nhẹ, chưa hết lỗi vi phạm.
Ba là, Nội dung thanh tra thường thụ động theo đơn thư của nhân dân và thông tin
báo chí; thanh tra theo kế hoạch chất lượng, hiệu quả thường thấp, ít có tác dụng.
Bốn là, Phòng TN & MT huyện không có bộ phận chuyên về kiểm tra đất đai nên
thực hiện chức năng kiểm tra quản lý đất đai đối với các xã, thị trấn còn hạn chế, chất lượng không cao.
Năm là, Công tác kiểm tra phát hiện và xử lý vi phạm của người SDĐ chưa thường xuyên, kịp thời; thủ tục kiểm tra, lập biên bản và xử lý vi phạm hành chính nhiều vụ việc chưa đảm bảo. Việc xử lý các trường hợp lấn chiếm đất chưa sử dụng còn chưa thống nhất giữa các xã, thị trấn, có xã lập tờ trình đề nghị UBND huyện thu hồi đất, có xã ra quyết định phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm. Từ năm 2005 - 2010, các xã, thị trấn trên địa bàn lập biên bản 92 trường hợp lấn chiếm đất chưa sử dụng, đã chuyển hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND huyện thu hồi đất 35 trường hợp, xử lý vi phạm hành chính 05 trường hợp; các xã, thị trấn xử lý vi phạm hành chính 52 trường hợp [59].
Sáu là, Việc kiểm tra xử lý vi phạm SDĐ chưa thực sự kiên quyết và công bằng,
còn thụ động, thiếu các biện pháp nhằm ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm. Quá trình kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì cán bộ địa chính lập biên bản vi phạm hành chính đối với người vi phạm. Tuy nhiên trong trường hợp người SDĐ không có mặt tại nơi sảy ra vi phạm mà ở đó chỉ có những người được người SDĐ thuê để thực hiện hành vi vi phạm, mặt khác, cán bộ địa chính cũng không có thẩm quyền tạm giữ phương tiện vi phạm, do vậy không lập được biên bản vi phạm hành chính với người SDĐ (xem kết quả điều tra tại Phụ lục 04).