Giải pháp hoàn thiện công cụ bổ trợ cho hoạt động quản lý nhà nước đố

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực tiễn thi hành Pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 99 - 102)

với đất đai của chính quyền huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Một là, Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác QLNN

đối với đất đai: Nguồn nhân lực phục vụ công tác QLNN đối với đất đai gồm đội ngũ cán

bộ làm công tác quản lý đất đai và các phương tiện thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước đối với đất đai. Trong quản lý thì con người đã được chứng minh là một trong những yếu tố có vai trò quyết định đến chất lượng, hiện quả quản lý. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN đối với đất đai của huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang thời gian qua đã được sắp xếp, kiện toàn: phòng TN&MT huyện có 6 công chức với trình độ chuyên môn từ đại học trở lên; các xã, thị trấn trên địa bàn đều có từ 1 đến 2 công chức địa chính, trong đó có 7 người có chuyên môn đại học, số còn lại có trình độ từ trung cấp chuyên ngành quản lý đất đai trở lên. Tuy nhiên đội ngũ này vẫn chưa thực sự mạnh về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác cũng như một số cán bộ công chức còn kém về đạo đức, tác phong làm việc. Bên cạnh đó, hệ thống trang thiết bị, phương tiện làm việc phục vụ công tác quản lý đất đai vừa thiếu, vừa kém chất lượng nên năng suất, hiệu quả làm việc không cao. Đây thực sự là những rào cản không nhỏ trong QLNN về đất đai. Bởi vậy, chính quyền huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang cần có những biện pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức thực hiện QLNN về đất đai. Xây dựng các tiêu chuẩn thi tuyển công chức, thi tuyển các chức vụ QLNN về đất đai, các tiêu chuẩn đánh giá kết quả công tác, khen thưởng kỷ luật rõ ràng, khoa học, sau đó cần được công bố rộng rãi để mọi người biết, phấn đấu và cũng để kiểm tra đánh giá. Cần thường xuyên tiến hành đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên để uốn nắn kịp thời những sai phạm, kiên quyết đưa ra khỏi hệ thống quản lý những cán bộ, đảng viên không đủ tư cách, phẩm chất trình độ; thường xuyên tuyên truyền giáo dục cán bộ, công chức học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, từ đó phấn đấu không để xẩy ra hiện tượng cán bộ QLNN về đất đai vi phạm tiêu cực trong QLĐĐ.

Cần tăng cường tập huấn, đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN đối với đất đai, đồng thời cũng tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác QLNN đối với đất đai nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn và phòng ngừa hạn chế những tiêu cực, sai phạm của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN đối với đất đai. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến điều kiện cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý đất đai, bởi đây cũng là yếu tố rất quan trọng giúp cán bộ làm công tác quản lý đất đai có thể thực hiện được tốt chức trách, nhiệm vụ của mình.

Cần quan tâm củng cố và hoàn thiện bộ máy QLNN về đất đai của cấp xã, bởi vì chính quyền cấp xã là người đại diện cho Nhà nước tại địa phương thường xuyên và trực tiếp thực hiện việc giám sát theo dõi mọi hoạt động SDĐ của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Không thể quản lý tốt về đất đai ở một địa bàn cụ thể nào đó mà ở đấy chính quyền xã yếu kém về năng lực, có nhiều tiêu cực. Thực tế cho thấy, nơi nào chính quyền cơ sở vững mạnh, thì nơi đó thường không để xẩy ra các bê bối, sai phạm trong QLĐĐ, cũng như các vụ khiếu kiện, tranh chấp đất đai kéo dài. Đất đai gắn liền với các khái niệm về "lãnh thổ", "địa bàn", "địa chỉ", gắn liền với lịch sử phát triển của đơn vị hành chính như xã, thôn... Các mối quan hệ về đất đai chủ yếu phát sinh từ cơ sở. Do đó, cần quan tâm đầu tư thích đáng cả về lượng và chất đối với chính quyền cấp xã.

Hai là,Nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính, thuế trong quản lý đất đai. Đầu tư tài chính đất đai là việc sử dụng vốn từ Ngân sách nhà nước hoặc vốn huy động từ các nguồn khác nhau để cải tạo đất, xây dựng hạ tầng làm tăng giá trị quỹ đất đang quản lý để giao, cho thuê làm tăng nguồn thu từ đất. Đầu tư tài chính là một trong những biện pháp chủ yếu trong quản lý đất đai đảm bảo đưa các quy hoạch, kế hoạch SDĐ thành hiện thực. Do vậy đầu tư tài chính là biện pháp rất quan trọng trong QLNN đối với đất đai. Thực hiện tốt biện pháp này có thể đạt được cả 3 mục đích trong QLNN đối với đất đai đó là: đảm bảo sử dụng đất hiệu quả, công bằng và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Để nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính, Chính quyền Huyện, xã cần có cơ chế thu hút vốn đầu tư xây dựng kinh doanh bất động sản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn của các thành phần kinh tế, vốn đầu tư của các tổ chức tín dụng, bằng huy động tiền tiết kiệm của dân thông qua chứng khoán bất động sản...

Về công cụ thuế đất đai, đây cũng là nguồn thu chính của Nhà nước. Để nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ này, chính sách thuế cần được quy định đơn giản, rõ ràng,

minh bạch nhằm nâng cao trách nhiệm và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người nộp thuế, tạo điều kiện cho họ chấp hành nghĩa vụ nộp thuế.

Ba là, Phát triển hoàn thiện vai trò, trách nhiệm của văn phòng đăng ký quyền

sử dụng đất và tổ chức phát triển quỹ đất. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và tổ

chức phát triển quỹ đất là các tổ chức sự nghiệp được thành lập ở cấp tỉnh và cấp huyện để thực hiện các quy trình nghiệp vụ kỹ thuật về đất đai như: thực hiện đăng ký cấp giấy CNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; lập và quản lý hồ sơ địa chính; cung cấp thông tin về đất đai; thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất phục vụ phát triển KTXH và ổn định thị trường bất động sản; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; phát triển các khu tái định cư; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên đất; đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất; quản lý quỹ đất đã thu hồi, đã nhận chuyển nhượng, đã tạo lập, phát triển và thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực bồi thường, GPMB. Hoạt động của các tổ chức này có liên quan trực tiếp với người dân và doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến tiến độ GPMB, giao đất, cho thuê đất, bàn giao mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp và đẩy nhanh việc cấp giấy CNQSD đất. Hoàn thiện vai trò, trách nhiệm của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và tổ chức phát triển quỹ đất còn nhằm hướng tới sự công khai, minh bạch các thủ tục trong QLNN đối với đất đai, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng các các thủ tục hành chính trong QLNN đối với đất đai, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc của người dân và doanh nghiệp. Hoàn thiện vai trò, trách nhiệm của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và tổ chức phát triển quỹ đất còn nhằm hướng tới bóc tách dần chức năng QLNN với chức năng kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực đất đai [51].

Bốn là, Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về đất đai. Chất lượng QLNN về đất đai phụ thuộc rất nhiều vào các thủ tục hành chính, do đó việc cải cách thủ tục hành chính cần xác định là công việc thường xuyên nhằm hướng tới mục tiêu một nền hành chính gọn nhẹ và hiệu quả. Để thực hiện cải cách hành chính cần thực hiện một số nhiệm vụ như:

Thứ nhất, Tiếp tục rà soát các văn bản pháp quy, loại bỏ các văn bản lạc hậu, không phù hợp với yêu cầu quản lý trong giai đoạn mới; cải cách phương thức xây dựng

và ban hành các văn bản pháp quy, nâng cao chất lượng của văn bản pháp quy theo hướng nội dung phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ xử lý khi có tranh chấp khiếu kiện, sát với thực tế và bảo đảm tính khả thi cao.

Thứ hai, Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mô hình “một cửa” để giải quyết các thủ

tục hành chính đối với công dân và tổ chức.

Thứ ba, Tiếp tục rà soát các chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, đơn vị cá nhân; phân công phân nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân, bộ phận trong bộ máy, giao trách nhiệm cho người đứng đầu đơn vị nếu để xảy ra các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai. Thực hiện tốt việc phân cấp phân quyền trong quản lý, hạn chế, tiến tới xóa bỏ những phân công, phân cấp chồng chéo trong QLNN đối với đất đai.

Thứ tư, Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và áp dụng thực hiện quản lý theo phương

pháp ISO trong quản lý hành chính nhà nước nói chung và trong QLNN về đất đai nói riêng để nâng cao chất lượng trong QLNN đối với đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực tiễn thi hành Pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)