3.2. Giải pháp
3.2.2. Giải pháp liên quan đến nâng cao hiệu quả giải quyết xung đột
đột giữa nhãn hiệu và tên thương mại trong bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu
Công tác ngăn ngừa và giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại trong bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu vẫn đang còn nhiều bất cập và vƣớng mắc không chỉ bởi những thiếu sót, không thống nhất của quy định pháp luật mà còn bởi hoạt động thiếu tính đồng bộ và hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nƣớc xuất phát từ sự yếu kém về cả cơ sở vật chất và nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Từ những thực tế này, vấn đề cần đặt ra là để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp nhằm thực thi tốt nhất cơ chế giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại cần hoàn thành những nhiệm vụ gì.
Trƣớc hết, việc triển khai thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các quy địnhvề giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại trong bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu đƣợc ghi nhận trong cả hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ và luật doanh nghiệp. Cùng với việc triển khai thực hiện quy định của luật, cần đẩy mạnh hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thông qua việc xây dựng và hoàn thiện quy chế thẩm định đơn nhãn hiệu, quy trình xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Bên cạnh đó, công tác bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu cần thể hiện vai trò trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ đóng góp của các cá nhân tổ chức có liên quan. Đặc biệt để tạo điều kiện tốt cho việc hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nƣớc, làm sao để nâng cao trình độ của các cán bộ trong cơ quan đó cũng nhƣ bảo đảm cơ sở vật chất và các công cụ hỗ trợ kịp thời cho hoạt động bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu là những yêu cầu cấp thiết cần phải đặt ra.
giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực SHCN nhằm hoàn thiện cơ chế giải quyết xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại trong bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu nhƣ sau:
Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về pháp luật về sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, của người tiêu dùng. Trong khi chƣa thể có cơ chế giải quyết triệt để mối quan hệ xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại từ phía cơ quan quản lý nhà nƣớc liên quan đến sở hữu công nghiệp cũng nhƣ trong quy định của luật thì việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp của ngƣời tiêu dùng về sở hữu trí tuệ góp phần không nhỏ vào việc ngăn ngừa mối quan hệ xung đột này xảy ra trên thực tế. Điều này cũng gián tiếp tạo điều kiện cho việc quản lý nhà nƣớc về sở hữu công nghiệp dễ dàng hơn.
Hai là, nâng cao năng lực của toà án trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói chung và trong vấn đề giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu và tên thương mại nói riêng. Nhƣ đã phân tích ở trên, bản chất quyền SHCN là một quyền dân sự, việc bảo về quyền SHCN sẽ đạt đƣợc hiệu quả cao nhất khi đƣa nó về đúng bản chất, tức là sử dụng biện pháp dân sự thông qua Toà án. Tuy nhiên với năng lực có hạn, hệ thống toà án hiện tại chƣa thể đáp ứng đƣợc nhu cầu giải quyết các tranh chấp về bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Cần sớm khắc phục những yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực của Toà án trong việc bảo vệ Quyền SHCN nhƣ: thủ tục tố tụng phức tạp, kém hiệu quả; thời gian giải quyết kéo dài; án phí, lệ phí đắt hơn các phƣơng thức giải quyết khác; thiếu chuyên gia có trình độ chuyên môn về SHCN.Để làm đƣợc điều này, cần tiến hành một số công việc cụ thể trong công tác tuyên truyền pháp luật bảo vệ Quyền SHCN bằng biện pháp dân sự nhƣ: mô hình hoá các phiên toà xét xử các vụ án dân sự về SHCN; tổ chức tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm trong việc giải quyết các tình huống tại
phiên toà giúp Toà án các cấp áp dụng thống nhất pháp luật trong công tác xét xử, nâng cao chất lƣợng bản án, kinh nghiệm khai thác và đánh giá chứng cứ; tuyên truyền cho ngƣời dân, các doanh nghiệp thấy đƣợc kết quả giải quyết các vụ án.
Ba là, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan bảo vệ quyền SHCN tránh sự chồng chéo về thẩm quyền đồng thời có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan này trong hoạt động bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Hiện tại có rất nhiều cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ quyền SHCN nhƣ: Thanh tra, cơ quan hải quan, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý thị trƣờng. Điều này không những giúp giảm tải cho cho cơ quan quản lý nhà nƣớc về SHCN mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể quyền trong việc tự bảo vệ quyền SHCN của mình bởi có rất nhiều lựa chọn cho họ trong việc thực hiện quyền yêu cầu cơ quan nhà nƣớc bảo vệ quyền SHCN của mình. Tuy nhiên, với hệ thống quá nhiều cơ quan bảo vệ quyền SHCN nhƣ vậy cũng là một trong những vƣớng mắc cho chủ thể quyền khi không biết trong trƣờng hợp nào nên lựa chọn cơ quan nào, đặc biệt khi mà trong quy định pháp luật hiện hành một hành vi xâm phạm quyền có thể đƣợc xử lý bởi nhiều cơ quan khác nhau, vấn đề chồng chéo về thẩm quyền là không thể tránh khỏi. Thực tế này cũng đòi hỏi sự phối hợp có hiệu quả giữa các cơ quan thực thi quyền với nhau cũng nhƣ với các cơ quan quản lý nhà nƣớc có liên quan.
Bốn là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về sở hữu công nghiệp đặc biệt là nâng cấp cập nhật cơ sở dự liệu về nhãn hiệu và xây
dựng hệ thống thông tin về tên thương mại. Hệ thống dữ liệu về nhãn hiệu
và tên thƣơng mại mang lại những lợi ích rõ ràng và to lớn trong công tác giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại trong bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Thứ nhất bởi nó sẽ đơn giản hóa việc giải quyết một số vấn
đề nhƣ: việc lựa chọn tên thƣơng mại trƣớc khi tiến hành hoạt động kinh doanh (tránh tên trùng/gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đƣợc bảo hộ trƣớc), việc xác định tính phân biệt của của dấu hiệu xin đăng ký nhãn hiệu khi xem xét trong mối quan hệ với tên thƣơng mại (Nhãn hiệu không đƣợc trùng/tƣơng tự gây nhầm lẫn với tên thƣơng mại của ngƣời khác đã đƣợc bảo hộ từ trƣớc). Thứ hai, với hệ thống thông tin này, các chủ thể kinh doanh sẽ đƣợc giảm bớt gánh nặng phải chứng minh tên thƣơng mại đó thuộc sở hữu của mình.
Năm là, khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp và chủ sở hữu nhãn hiệu áp dụng các biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của mình. Về mặt bản chất, cơ chế bảo hộ sở hữu công nghiệp đƣợc thiết lập nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ nảy sinh trong quá trình kinh doanh, trƣớc hết là trong hoạt động sản xuất và thƣơng mại. Trong các hoạt động đó, các doanh nghiệp là chủ thể trực tiếp. Bởi vậy, hệ thống bảo hộ sở hữu công nghiệp trƣớc hết cũng nhằm phục vụ cho các doanh nghiệp và đƣợc tiến hành bởi các doanh nghiệp. Nói cách khác, doanh nghiệp là các chủ thể quan trọng nhất của hoạt động sở hữu công nghiệp. Công tác bảo hộ sở hữu công nghiệp sẽ không thể hiệu quả nếu nhƣ doanh nghiệp và chủ thể quyền không ý thức đƣợc vai trò của mình để có đƣợc những biện pháp tự bảo vệ quyền thích hợp. Nhƣ vậy, với việc khẳng định những định hƣớng cũng nhƣ nhiệm vụ trong xây dựng giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại trong bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu, tác giả đã nghiên cứu và đƣa ra bốn giải pháp cụ thể liên quan đến hoàn thiện quy định pháp luật và năm giải pháp liên quan đến nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc. Tuy nhiên, để thực hiện tốt những giải pháp nêu trên, cần sự nghiên cứu tổng thể và một chiến lƣợc quốc gia về sở hữu công nghiệp tạo thành một hệ thống đồng bộ và hiệu quả góp phần thúc đẩy công tác giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại trong bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, sở hữu trí tuệ đặc biệt là sở hữu công nghiệp ngày càng chứng minh đƣợc vai trò của mình đối với toàn xã hội đặc biệt là đối với sự phát triển của nền kinh tế. Cần nhìn nhận sở hữu trí tuệ nhƣ một công cụ mang tính toàn cầu bởi nó hứa hẹn mang lại khả năng tăng trƣởng và phát triển kinh tế không phải dƣới dạng thắng thua tuyệt đối, tức ngƣời này thắng thì ngƣời khác thua. Ngƣợc lại, tầm ảnh hƣởng của sở hữu trí tuệ là ở quy mô quốc tế, tức nếu nó phát triển ở nƣớc này thì lợi ích mà nó đem lại không chỉ trong phạm vi nƣớc đó mà là trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, công cụ này còn chƣa đƣợc sử dụng theo cách có thể phát triển tối ƣu ở tất cả các nƣớc nhất là các nƣớc đang phát triển. Việt Nam cũng là một trong những nƣớc khá “lỡ bƣớc” trong tiến trình phát triển sở hữu trí tuệ của thế giới. Mặc dù vậy, Việt Nam đã và đang không ngừng hoàn thiện khung pháp lý cũng nhƣ cơ chế thực thi có hiệu quả những quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ nhằm theo kịp các quốc gia trên thế giới. Cơ chế giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại cũng đƣợc xác định ở một vị thế không hề khiêm tốn trong toàn bộ hệ thống bảo hộ các quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói riêng. Điều này đƣợc khẳng định bởi những quy định pháp luật khá bao quát và tổng hợp nhằm giải quyết mối quan hệ xung đột này trong bảo hộ các quyền SHCN đặc biệt là quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Hệ thống các quy định pháp luật đó đƣợc đánh giá cao so với các nƣớc trong khu vực, tuy nhiên trên thực tiễn áp dụng vẫn bộc lộ những vƣớng mắc bất cập khó có thể giải quyết trong thời gian ngắn.
Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học khiêm tốn tìm hiểu khái quát chung về nhãn hiệu và tên thƣơng mại, mối quan hệ xung đột giữa hai đối tƣợng này và quy định pháp luật của Việt Nam cũng nhƣ một số nƣớc thế giới về giải quyết xung đột giữa hai đối tƣợng nhìn từ góc độ bảo hộ quyền
SHCN đối với nhãn hiệu, trên cơ sở lý luận cũng nhƣ đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp để tìm ra những vƣớng mắc bất cập, nguyên nhân và đƣa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật cũng nhƣ nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về SHCN.
Việc nghiên cứu một cách toàn diện về mối quan hệ giữa hai đối tƣợng của quyền SHCN là một vấn đề khá mới mẻ. Với thời gian và trình độ của tác giả còn hạn chế, luận văn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót về kết cấu, nội dung và cách thức trình bày. Vì vậy tác giả mong nhận đƣợc ý kiến chỉ dẫn của các nhà khoa học và của những ngƣời đọc luận văn này để tiếp thu và sửa chữa những thiết sót của luận văn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Bộ khoa học và công nghệ, 2011, Thông tư 01/2007/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung 2011 Thông tư Hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật của Luật Sở hữu trí tuệ
về sở hữu công nghiệp. Hà Nội.
2. Bộ khoa học và công nghệ, 2015, Thông tư 11/2015/TT-BKHCN ngày 26/06/2015, hướng dẫn thi hành Nghị định số 99/2013/NĐ-CP của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu
công nghiệp. Hà Nội.
3. Chính phủ, 2010, Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về SHTT, được sửa đổi bổ sung theo Nghị định số
119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010. Hà Nội.
4. Chính phủ, 2010, Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 về đăng
ký tên doanh nghiệp. Hà Nội.
5. Chính phủ, 2010, Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều luật SHTT về SHCN được sửa đổi bổ
sung theo Nghị định 122/2010/NĐ-CP.
6. Chính phủ, 2013, Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 21/09/2010 quy
định xử phạt hành chính về sở hữu công nghiệp. Hà Nội.
7. Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883 (sửa đổi bổ
sung năm 1979), 1883, Brussels.
8. Cục Sở hữu trí tuệ, 2014, Báo cáo thường niên hoạt động sở hữu trí tuệ
2014, NXB khoa học kỹ thuật, tr. 52-53, 84-85.
9. Giáo trình Luật SHTT Việt Nam, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, 2011,
10. Lê Thị Nam Giang, 2013, Xung đột quyền trong bảo hộ nhãn hiệu và
tên thương mại, Tạp chí Khoa học Pháp lý. HCM: Đại học Luật TP. Hồ
Chí Minh.
11. Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ.
12. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền sở
hữu trí tuệ (TRIPs).
13. Trần Hải Linh, 2010, Mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại,
Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ Nghệ An
14. Nguyễn Văn Luật, 2005, Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trƣờng Đại
học Luật Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Quế Anh, 2000, Bảo hộ tên thương mại ở Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hộ tên thương mại. Tạp chí Khoa học.
16. Nguyễn Thị Quế Anh, 2002, Một số vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp đối với tên thương mại trên thế giới, Tạp chí Khoa học. Hà
Nội: Đại học Quốc Gia Hà Nội.
17. Quốc hội, 2004, Luật Cạnh tranh 2004. 18. Quốc hội, 2005, Bộ luật dân sự 2005.
19. Quốc hội, 2009, Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009. 20. Quốc hội, 2009, Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung năm
2009.
21. Quốc hội, 2011, Bộ luật tố tụng dân sự 2004, được sửa đổi bổ sung
năm 2011.
22. Quốc hội, 2014, Luật doanh nghiệp 2014.
23. Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, 2005, Sở hữu trí tuệ, một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế.
24. Phạm Văn Toàn, 2012, Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và quyền chống cạnh tranh không
lành mạnh ở Việt Nam. Hà Nội: Trang tin điện tử của Bộ Khoa học
Công nghệ.
II. Tài liệu Tiếng Anh
25. Business Names Registration Act 2011 of Canada, www.wipo.int
26. Trademark Law of the People’s Republic of China 1982, last amended
in 2013, 2013, www.wipo.int
27. Trade-marks Act of Canada - Last amended on January 1, 2015,
Published by the Minister of Justice at the following
address:http://laws-lois.justice.gc.ca, www.wipo.int
28. U.S. Trademark Law – Rules of Practice & Federal Statutes – U.S.
Patent & Trademark Office - July 11, 2015, www.wipo.int