Giải pháp liên quan đến hoàn thiện quy định pháp luật:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xung đột giữa nhãn hiệu và tên thương mại trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay 03 (Trang 115 - 123)

3.2. Giải pháp

3.2.1. Giải pháp liên quan đến hoàn thiện quy định pháp luật:

Mặc dù các quy định của pháp luật hiện hành đã phần nào giải quyết đƣợc mối quan hệ xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại trong bảo hộ quyền SHCN, tuy nhiên so với yêu cầu của thực tiễn bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu, hệ thống các quy định hiện hành của pháp luật nƣớc ta bộc lộ rõ nhiều thiếu sót và bất cập. Sớm nhận ra những bất cập này, cũng nhƣ để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và đảm bảo một hành lang pháp lý minh bạch giúp tạo điều kiện phát triển môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, Việt Nam đã và đang không ngừng cố gắng hoàn thiện hệ thống pháp luật và đạt đƣợc những kết quả hết sức quan trọng. Tuy nhiên,

những thiếu sót và bất cập vẫn còn tồn tại khá nhiều so với nhu cầu phát triển và hội nhập cần đƣợc khắc phục. Mục tiêu của việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về cơ chế giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là (i) bảo đảm tính thống nhất, tính đầy đủ, và cụ thể của pháp luật nhằm giải quyết triệt để và có hiệu quả mối quan hệ xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại; (ii) xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc về doanh nghiệp và sở hữu công nghiệp nhằm bảo đảm thực hiện các quy định pháp luật một cách toàn vẹn; (iii) trên cơ sở kế thừa, phát huy hơn nữa tác dụng tích cực của các quy định có liên quan trong luật doanh nghiệp cũng nhƣ pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành còn phù hợp, khắc phục những bất cập, bổ sung những quy định còn thiếu; (iv) tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới nhƣng vẫn bảo đảm; (v) tuân thủ các quy định của các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Trên có sở những định hƣớng trên, tác giả đƣa ra một số giải pháp cụ thể liên quan đến các quy định pháp luật hiện hành nhƣ sau:

Một là, cần có quy định pháp luật về phạm vi bảo hộ của tên thƣơng mại.

Việc thiếu sót quy định này trong hệ thống pháp luật về bảo hộ các đối tƣợng sở hữu công nghiệp đã gây những khó khăn không hề nhỏ trong việc áp dụng pháp luật nhằm giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại trong cả xác lập, khai thác và bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Chỉ khi có đủ căn cứ để xác định đƣợc phạm vi bảo hộ của tên thƣơng mại mới có thể xác định đƣợc mối quan hệ xung đột về quyền giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại có tồn tại hay không để có thể đƣa ra giải pháp phù hợp nhằm giải quyết mối quan hệ xung đột này mà không làm ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích chính đáng của chủ thể nắm giữ quyền SHCN đối với nhãn hiệu và tên

thƣơng mại đó. Hiện tại, theo quy định pháp luật của hầu hết các quốc gia, phạm vi bảo hộ các đối tƣợng sở hữu công nghiệp khác đang đƣợc xác định là phạm vi lãnh thổ quốc gia nơi mà các đối tƣợng này đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ và đƣợc xác lập quyền theo quy định của các quốc gia đó. Tuy nhiên, phạm vi bảo hộ của tên thƣơng mại lại đƣợc quy định rất khác nhau. Tại các nƣớc mà quyền đối với tên thƣơng mại đƣợc xác lập trên cơ sở đăng ký, tên thƣơng mại chỉ đƣợc bảo hộ trong phạm vi không gian nhất định nơi tên thƣơng mại đƣợc đăng ký. Trong khi đó, theo pháp luật tại phần lớn các nƣớc bảo hộ tên thƣơng mại trên cơ sở thực tế sử dụng tên thƣơng mại, thì tên thƣơng mại đƣợc bảo hộ trên toàn bộ lãnh thổ từng nƣớc đó, không phụ thuộc vào mức độ đƣợc biết đến của nó tại các vùng lãnh thổ khác nhau trong nƣớc. Nhƣ vậy, tùy thuộc vào pháp luật của các nƣớc, tên thƣơng mại có thể đƣợc bảo hộ trên toàn bộ lãnh thổ hoặc chỉ trong một phạm vi vùng nhất định của một quốc gia, nơi mà tên thƣơng mại đƣợc đăng ký và trở nên phổ biến đối với mọi ngƣời.

Trƣớc thời điểm có hiệu lực của Nghị định số 43/2010/ND-CP về đăng ký tên doanh nghiệp , Việt Nam không có cơ sở dữ liệu quốc gia chung về đăng ký tên doanh nghiệp, do đó tồn tại không ít các doanh nghiệp có tên trùng/tƣơng tự đƣợc đăng ký và hoạt động ở các địa bàn tỉnh/thành phố khác nhau. Mặc dù Nghị định 43/2010/NĐ-CP cũng đã khuyến nghị các doanh nghiệp trùng tên đàm phán để thay đổi tên doanh nghiệp, và kể từ ngày 1/1/2011, không đƣợc đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc, tuy nhiên chắc chắn các trƣờng hợp trùng/tƣơng tự tên này vẫn chƣa thể chấm dứt. Thực tế này có thể dẫn đến nhiều ngƣời vẫn cho rằng tên thƣơng mại ở Việt Nam chỉ đƣợc bảo hộ trong phạm vi tỉnh thành phố nơi tên thƣơng mại đó đƣợc đăng ký. Tuy nhiên, hiện tại dẫn chiếu theo quy định về việc buộc yêu cầu sửa đổi tên

doanh nghiệp trùng/tƣơng tự trên phạm vi toàn quốc, phần lớn các nhà nghiên cứu và áp dụng pháp luật cho rằng tên thƣơng mại đƣợc bảo hộ trên phạm vi toàn quốc. Luồng ý kiến thứ ba cho rằng, căn cứ vào định nghĩa tên thƣơng mại và điều kiện bảo hộ của nó thì tên thƣơng mại chỉ nên đƣợc bảo hộ trong phạm vi khu vực kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh thực tế mà tên thƣơng mại đó đƣợc sử dụng. Ủng hộ quan điểm này, tác giả cho rằng do tên thƣơng mại khá đa dạng, thực tế sử dụng tên thƣơng mại cũng vô cùng phức tạp, hơn nữa căn cứ xác lập quyền đối với tên thƣơng mại là thực tế sử dụng tên thƣơng mại đó, do vậy, chỉ nên hạn chế phạm vi bảo hộ của nó giới hạn trong khu vực kinh doanh nơi chủ thể nắm giữ tên thƣơng mại đó có bạn hàng, khách hàng hoặc danh tiếng.

Hai là, cần cụ thể hoá quy định pháp luật về khu vực kinh doanh nhằm xác định rõ ràng điều kiện cũng nhƣ phạm vi bảo hộ tên thƣơng mại. Để bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu có hiệu quả ngay từ giai đoạn xác lập quyền, việc xác định phạm vi bảo hộ tên thƣơng mại là vô cùng quan trọng. Trong khi đó phạm vi bảo hộ tên thƣơng mại lại đƣợc xác định thông qua khu vực kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh. Với những quy định pháp luật hiện tại khu vực kinh doanh có thể coi là một trong những căn cứ để xác định phạm vi bảo hộ tên thƣơng mại cùng với lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên quy định pháp luật về vấn đề này lại quá ít ỏi với một định nghĩa dƣới dạng chú thích thêm nằm trong phần khái niệm tên thƣơng mại. Đặc biệt vấn đề khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có danh tiếng đƣợc xác định nhƣ thế nào lại không hề có hƣớng dẫn cụ thể. Thực tế này dẫn đến việc khi xác định khu vực kinh doanh của chủ thể sử dụng tên thƣơng mại, gần nhƣ định nghĩa này bị bỏ qua và thực tiễn áp dụng xác định chỉ cần có hoạt động thƣơng mại tại Việt Nam, cho dù trong bất cứ khu vực nào, tên thƣơng mại mặc nhiên đƣợc bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Trong trƣờng hợp này, theo ý kiến

của tác giả, khu vực kinh doanh nên đƣợc quy định thành một điều khoản riêng, đồng thời quy định các căn cứ để xác định khu vực kinh doanh, ví dụ bạn hàng đƣợc xác định thông qua các hợp đồng hợp tác kinh doanh, khách hàng đƣợc xác định thông qua các hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ còn danh tiếng đƣợc xác định thông qua mức độ nhận biết của ngƣời tiêu dùng, phạm vi quảng cáo, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ giải thƣởng, thành tích mà doanh nghiệp đạt đƣợc v..v.

Ba là, cần có quy định về việc bắt buộc tra cứu cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp trong xác lập quyền đối với nhãn hiệu. Để giảm thiểu tình trạng xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại, cơ chế ngăn ngừa xung đột này trong giai đoạn xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu cần phát huy triệt để vai trò của mình. Điều này chỉ có thể thực hiện đƣợc nếu trong quá trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu, Cục SHTT có quy định bắt buộc đánh giá khả năng gây nhầm lẫn giữa nhãn hiệu xin đăng ký với các tên thƣơng mại đang đƣợc bảo hộ. Do phần lớn các tên thƣơng mại đƣợc bảo hộ hiện nay là tên doanh nghiệp, việc tiến hành tra cứu cơ sở dữ liệu quốc gia tên doanh nghiệp trong xác lập quyền đối với nhãn hiệu sẽ góp phần to lớn vào hoàn thiện cơ chế giải quyết xung đột giữa hai đối tƣợng này.

Bốn là, cần có quy định về việc bắt buộc tra cứu cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu trong đăng ký doanh nghiệp. Do tên thƣơng mại phần lớn là tên doanh nghiệp, việc ngăn ngừa xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại ngay từ giai đoạn trƣớc khi xác lập quyền đối với tên thƣơng mại là tên doanh nghiệp (giai đoạn đăng ký doanh nghiệp) là giải pháp khá hiệu quả. Tuy nhiên, việc “khuyến nghị” doanh nghiệp dƣờng nhƣ không đủ để ngăn ngừa tình trạng xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại bởi rõ ràng rằng, hầu nhƣ không có doanh nghiệp nào tiến hành bƣớc này trƣớc khi đăng ký doanh nghiệp với sở kế hoạch đầu tƣ. Đặc biệt là, có rất nhiều doanh nghiệp

lợi dụng kẽ hở này của Luật doanh nghiệp để cố tình tiến hành đăng ký tên doanh nghiệp trùng/tƣơng tự với nhãn hiệu sử dụng rộng rãi của chủ thể khác để trục lợi từ uy tín của nhãn hiệu đó. Điển hình là vụ nhãn hiệu “VTV” đã đề cập ở phần thực trạng. Hơn nữa, thực tế là việc tham khảo cở sở dữ liệu công khai về nhãn hiệu của Cục SHTT trên website noip.gov.vn khá khó khăn bởi đƣờng truyền không ổn định, dữ liệu không đƣợc cập nhật và các tính năng tra cứu không thân thiện với ngƣời dùng nên rất khó sử dụng. Thực tế này gây cản trở rất nhiều đến ý thức tự nguyện của chủ thể tên thƣơng mại trong việc tra cứu thông tin nhãn hiệu. Tác giả đề xuất rằng nên có quy định bắt buộc về việc tra cứu nhãn hiệu trong thủ tục đăng ký tên doanh nghiệp. Việc tra cứu này có thể đƣợc thực hiện bởi cơ quan đăng ký doanh nghiệp, cũng có thể đƣợc thực hiện bởi chính chủ thể đăng ký tên doanh nghiệp tại Cục SHTT và nộp kết quả tra cứu cho Cơ quan đăng ký doanh nghiệp. Quy định này đã đƣợc áp dụng khá phổ biến, đặc biệt là trong các thủ tục đăng ký lƣu hành dƣợc phẩm hay thuốc bảo vệ thực vật. Với những giải pháp đã nêu ra, tác giả cho rằng việc quy định yêu cầu doanh nghiệp cung cấp kết quả tra cứu nhãn hiệu trong hồ sơ xin đăng ký tên doanh nghiệp là giải pháp thuận tiện nhất, không những ngăn ngừa có hiệu quả xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại xảy ra khi đƣa tên doanh nghiệp vào sử dụng nhƣ tên thƣơng mại, mà còn góp phần giảm tải cho các cơ quan nhà nƣớc trong việc quản lý tên doanh nghiệp cũng nhƣ nhãn hiệu.

Năm là, cần có quy định pháp luật về chế độ pháp lý đối với việc bảo hộ nhãn hiệu đƣợc sử dụng và thừa nhận rộng rãi.

Một nhãn hiệu khi đã đƣợc sử dụng và thừa nhận rộng rãi bởi công chúng, bản thân nó đã chứng minh đƣợc khả năng phân biệt thông qua thực tế sử dụng của mình so với các đối tƣợng thuộc quyền SHCN khác. Với việc đƣợc thừa nhận bởi chính công chúng, thiết nghĩ pháp luật cũng nên có quy

định cụ thể để xác lập cho nó một địa vị pháp lý nhất định. Mặc dù quy định pháp luật hiện tại đã phần nào dành cho loại nhãn hiệu này một sự ƣu tiên nào đó trong chính phạm vi các dấu hiệu đƣợc đăng ký bảo hộ nhƣ một nhãn hiệu. Cụ thể, Điều 74.2.g Luật SHTT năm 2009 đã có quy định dấu hiệu trùng hoặc tƣơng tự với nhãn hiệu của ngƣời khác đã đƣợc sử dụng và thừa nhận rộng rãi sẽ không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ do không có tính phân biệt. Tuy nhiên, dƣờng nhƣ mức độ bảo hộ nhƣ quy định hiện tại là chƣa đủ. Đặc biệt khi xem xét loại nhãn hiệu này trong mối quan hệ với tên thƣơng mại, xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại càng đƣợc biểu hiện rõ hơn và không thể giải quyết triệt để.

Theo tác giả, khi xây dựng luật SHTT, các nhà làm luật chắc chắn đã dự liệu đƣợc sự tồn tại và những xung đột có thể nảy sinh xung quanh loại nhãn hiệu này. Tuy nhiên, sỡ dĩ, chế độ pháp lý về việc bảo hộ loại nhãn hiệu này chƣa đƣợc xây dựng bởi vào thời điểm xây dựng luật, hiểu biết về SHTT của Việt Nam còn non yếu hơn nữa, cơ chế để thực thi các quy định pháp luật cũng chƣa thể hoàn thiện, trong khi đó cơ sở của việc bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam vẫn là cơ chế đăng ký, việc thiết lập thêm cơ chế bảo hộ cho nhãn hiệu trên cơ sở sử dụng là không khả thi. Chính vì vậy, vấn đề bảo hộ những đối tƣợng này đƣợc điều chỉnh bởi quy định pháp luật về cạnh tranh. Tuy nhiên, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế, đặc biệt là giao thƣơng quốc tế, có rất nhiều nhãn hiệu đã đƣợc sử dụng và thừa nhận rộng rãi ở Việt Nam nhƣng chƣa đăng ký bảo hộ, đây chính là mầm mống của rất nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh là tiền đề của xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại trong thực tiễn. Cụ thể là, nhiều doanh nghiệp lợi dụng uy tín của những nhãn hiệu này, cố tình sử dụng nhãn hiệu chƣa đƣợc bảo hộ này làm tên thƣơng mại nhằm trục lợi. Trong khi đó, cơ chế xử lý

hành vi cạnh tranh không lành mạnh lại không hiệu quả và không mang tính răn đe cao. Thực tiễn này đòi hỏi cần có quy định pháp luật cụ thể về bảo hộ nhãn hiệu đƣợc sử dụng và thừa nhận rộng rãi làm căn cứ để giải quyết xung đột giữa đối tƣợng này và tên thƣơng mại trên thực tế.

Sáu là, cần có quy định pháp luật về điều kiện duy trì “giá trị đối chứng” của tên thƣơng mại đã chấm dứt sử dụng trong đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu trong xác lập quyền đối với nhãn hiệu. Nhƣ đã đƣợc đề cập trong phần nguyên nhân của thực trạng, một trong những nguyên nhân của thực trạng giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại chƣa hiệu quả là sự thiếu vắng quy định pháp luật về điều kiện duy trì giá trị đối chứng của tên thƣơng mại đã chấm dứt sử dụng trong đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Do vậy, nên có quy định tên thƣơng mại mặc dù đã chấm dứt hiệu lực, tức không còn đƣợc sử dụng vẫn có khả năng đƣợc sử dụng để làm căn cứ từ chối nhãn hiệu trong một thời hạn nhất định có thể là ba hoặc năm năm. Quy định này nhằm mục đích chính là bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng bởi việc ấn định một khoảng thời gian để dấu ấn về tên thƣơng mại phai mờ trong nhận thức của ngƣời tiêu dùng sẽ tránh đƣợc sự nhầm lẫn cho ngƣời tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá/dịch vụ mang nhãn hiệu mới và tên thƣơng mại cũ.

Trên đây là sáu ý kiến đóng góp đối với việc hoàn thiện các quy đinh pháp luật nhằm giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại trong bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Tuy nhiên, bên cạnh những giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xung đột giữa nhãn hiệu và tên thương mại trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay 03 (Trang 115 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)