Khái niệm xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xung đột giữa nhãn hiệu và tên thương mại trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay 03 (Trang 41)

1.2. Mối quan hệ xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại

1.2.1. Khái niệm xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại

“Xung đột” (Conflict) bắt nguồn từ chữ Latinh “Conflictus”, đƣợc hiểu là quan hệ không tƣơng thích giữa các yếu tố trong một hệ thống, dẫn đến sự vận hành trục trặc hoặc sự sụp đổ của hệ thống.

Theo nghiên cứu, cho đến nay, nội hàm khái niệm “xung đột” vẫn chƣa đƣợc khảo cứu sâu để làm rõ mà chủ yếu xung đột chỉ đƣợc đề cập đến dƣới hình thái “tình huống cụ thể” trong những nghiên cứu quan hệ quốc tế, trong xã hội học, chính trị học và văn hóa. Ví dụ nhƣ trong quan hệ quốc tế, ngƣời ta thƣờng sử dụng thuật ngữ “xung đột” để chỉ những “tranh chấp” (disputes) hoặc “đụng độ” (clashes) liên quan đến lợi ích quốc gia và chủ quyền không gian. Trong thƣơng mại, “xung đột” thƣờng dùng để chỉ sự tranh chấp về lợi ích kinh tế. Còn đối với quan hệ giữa các cộng đồng sắc tộc hay tôn giáo, “xung đột” đƣợc hiểu nhƣ sự phủ định lẫn nhau của các hệ giá trị. Trong xã hội học, tồn tại các vấn đề xung đột thế hệ, xung đột gia đình, xung đột giới... Trong luật học, thuật ngữ “xung đột pháp lý” dùng để chỉ tính mâu thuẫn, chồng chéo trong một hệ thống luật pháp; hoặc sự vênh lệch các chuẩn mực pháp lý giữa nƣớc này với nƣớc khác... Nhìn vào các “tình huống cụ thể” này,

có thể nhận thấy tính hình thức của xung đột, bởi dƣờng nhƣ xung đột chỉ là biểu hiện bề ngoài của quan hệ mà không phản ánh bản chất của sự việc.

Triết học Mác-Lênin coi mâu thuẫn là mối quan hệ giữa các yếu tố, khuynh hƣớng trái ngƣợc nhau trong một đối tƣợng hoặc giữa các đối tƣợng trong cùng một hệ thống. Đối chiếu quan niệm về “mâu thuẫn” của Triết học Mác-Lênin với thuật ngữ “xung đột” đã đƣợc đề cập ở trên. Chỉ khi mâu thuẫn phát triển đến một mức độ nhất định mới biểu hiện ra “bên ngoài” dƣới hình thái xung đột. Xét từ góc độ đó, xung đột là biểu hiện “bề ngoài”, là “hiện tƣợng” hay “tồn tại khác” của mâu thuẫn. Mâu thuẫn là bản chất; xung đột là hiện tƣợng. Trong khi đó, xét về bản chất, có thể nói, mọi mâu thuẫn đều bắt nguồn từ sự khác biệt và không dung hợp về quyền lợi giữa các chủ thể có mặt trong tƣơng tác.

Xem xét mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại dựa trên quan niệm về xung đột đề cập trên, có thể nhận thấy xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại thực chất chỉ là biểu hiện ra bên ngoài của mẫu thuẫn về quyền giữa các chủ thể nắm giữ hai đối tƣợng này. Nhìn nhận xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại trong góc hẹp nhƣ đề cập trên, có thể khẳng định khái niệm “xung đột” ở đây hoàn toàn khác với khái niệm “tranh chấp”. Theo đó, trong bối cảnh này, xung đột chính là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại. Tuy nhiên, không phải “xung đột” nào cũng dẫn đến “tranh chấp” và không phải “tranh chấp” nào cũng phát sinh từ “xung đột”. Từ đó có thể đƣa ra khái niệm về xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại nhƣ sau:

Xung đột giữa nhãn hiệu và tên thương mại là sự đối lập về quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu và chủ thể sử dụng tên thương mại, nảy sinh khi có một hay nhiều dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhau đồng thời

được đăng ký/sử dụng với hai tư cách khác nhau một là nhãn hiệu và hai là tên thương mại bởi các chủ thể khác nhau.

Từ nhận định trên, có thể nhận thấy xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại đó lại bắt nguồn từ chính những khía cạnh tƣơng đồng và khác biệt giữa hai đối tƣợng. Theo đó, nghiên cứu nội dung mối quan hệ xung đột chính là nghiên cứu biểu hiện ra bên ngoài của mâu thuẫn giữa hai đối tƣợng và để tìm hiểu về nguyên nhân và hậu quả của xung đột thì cần xác định nguồn gốc của mâu thuẫn cũng nhƣ những vấn đề mà chủ thể nắm giữ hai đối tƣợng này gặp phải khi mâu thuẫn không đƣợc giải quyết.

1.2.2. Nội dung xung đột giữa nhãn hiệu và tên thương mại

Sự biểu hiện của mâu thuẫn giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại dƣới hình thái xung đột là khá đa dạng, bởi nó đƣợc thể hiện xuyên suốt quá trình bảo hộ hai đối tƣợng này từ giai đoạn xác lập quyền SHCN đến giai đoạn khai thác và bảo vệ quyền SHCN đối với cả hai đối tƣợng. Tuy nhiên trong khuôn khổ của Luận văn, tác giả chỉ xin đề cập đến những biểu hiện mâu thuẫn giữa hai đối tƣợng này nhìn từ phƣơng diện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.

1.2.2.1. Xung đột giữa nhãn hiệu và tên thương mại trong xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu

a. Xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu thông qua đăng ký mới

Nhƣ đã đề cập trong phần phân tích về điều kiện bảo hộ của nhãn hiệu, để quyền SHCN có thể đƣợc xác lập đối với nhãn hiệu dù thông qua cơ chế đăng ký hay sử dụng thì dấu hiệu xem xét cũng phải đáp ứng các điều kiện bảo hộ trong đó có một điều kiện quyết định, đó chính là dấu hiệu đó phải đạt đƣợc khả năng phân biệt so với các đối tƣợng khác của quyền SHTT đã đƣợc bảo hộ trƣớc, trong đó có tên thƣơng mại. Trong khi đó, khả năng phân biệt lại đƣợc xác định thông qua thƣớc đo về mức độ gây nhầm lẫn cho ngƣời tiêu

dùng về nguồn gốc hàng hoá/dịch vụ.

Nhƣ vậy, trong bối cảnh này, mâu thuẫn giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại chỉ bộc lộ thành xung đột khi thực tế (i) có tồn tại một tên thƣơng mại của chủ thể khác trùng hoặc tƣơng tự với nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn cho ngƣời tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá/dịch vụ mang tên thƣơng mại và hàng hoá dịch vụ xin xác lập quyền cho nhãn hiệu, tức là cũng đƣợc bảo hộ cho cùng hàng hoá/dịch vụ hoặc hàng hoá dịch vụ tƣơng tự (ii) quyền đối với tên thƣơng mại đã đƣợc xác lập trƣớc khi chủ sở hữu nhãn hiệu nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu. Khi đó, quyền SHCN của chủ sở hữu nhãn hiệu tất yếu có sự xung đột với quyền của chủ thể kinh doanh sử dụng tên thƣơng mại đã đƣợc bảo hộ, bởi tại thời điểm đó để bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng, cân bằng lợi ích của các bên liên quan cũng nhƣ lợi ích của toàn xã hội, cơ quan có thẩm quyền chỉ có thể xem xét bảo hộ cho một đối tƣợng mà thôi hoặc là nhãn hiệu hoặc là tên thƣơng mại. Vậy, quyền của chủ thể nào sẽ đƣợc bảo vệ trong trƣờng hợp nhƣ vậy, đó chính là vấn đề cần xác định của cơ chế giải quyết xung đột giữa hai đối tƣợng này. Theo quy định của hầu hết các quốc gia, cần xác định thời điểm xác lập quyền của hai đối tƣợng này mới có thể xác định đƣợc quyền ƣu tiên thuộc về bên nào.

b. Xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu thông qua chuyển giao quyền sở hữu.

Nhãn hiệu là một loại tài sản, do vậy việc chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu từ chủ thể này sang chủ thể khác đƣợc thực hiện nhƣ bất kỳ loại tài sản nào khác đó chính là thông qua hợp đồng. Vấn đề này sẽ không nảy sinh bất kỳ vấn đề gì nếu nhƣ sau khi chuyển nhƣợng, không còn tồn tại mối liên hệ nào nữa giữa chủ sở hữu nhãn hiệu và chính nhãn hiệu đƣợc chuyển giao đó. Tuy nhiên, có một trƣờng hợp đặt ra khi nhãn hiệu đƣợc chuyển giao lại trùng hoặc tƣơng tự gây nhầm lẫn với tên thƣơng mại của bên giao. Ví dụ nhƣ Công

ty Kinh Đô lại chuyển nhƣợng nhãn hiệu Kinh Đô cho chủ thể khác. Trƣờng hợp này sẽ dẫn đến thực tế là sẽ có hai chủ thể khác nhau cùng sở hữu một dấu hiệu nhận biết nhƣng lại với hai tƣ cách khác nhau, một là tên thƣơng mại và hai là nhãn hiệu. Quay lại phân tích ở mục (a) đề cập trên, rõ ràng khả năng gây nhầm lẫn cho ngƣời tiêu dùng về nguồn gốc sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu và tên thƣơng mại đó là hoàn toàn có thể xảy ra. Và trong bối cảnh này, mâu thuẫn giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại lại biểu hiện lên thành xung đột.

Mặc dù ở giai đoạn xác lập quyền này, xung đột giữa hai chủ thể quyền đối với nhãn hiệu và đối với tên thƣơng mại có thể chƣa xảy ra trên thực tiễn, tức chƣa có tranh chấp trên thực tế. Tuy nhiên biểu hiện của xung đột giữa tên thƣơng mại và nhãn hiệu đã rõ ràng, mặc dù quy định pháp luật SHTT trong giải đoạn này đƣợc đặt ra nhằm ngăn ngừa xung đột quyền giữa hai đối tƣợng nhƣng thực chất là đã bƣớc đầu giải quyết mối quan hệ xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại.

1.2.2.2. Xung đột giữa nhãn hiệu và tên thương mại trong khai thác và bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu:

Sau khi đã xác lập quyền đối với nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu có toàn quyền trong việc khai thác quyền của mình đối với nhãn hiệu bao gồm việc sử dụng nhãn hiệu, chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu và ngăn cấm ngƣời khác sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tƣơng tự gây nhầm lẫn. Khi thực hiện các quyền này, xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại càng đƣợc bộc lộ rõ bởi gần nhƣ tất cả những xung đột trong giai đoạn này đều biểu hiện thành tranh chấp giữa chủ sở hữu nhãn hiệu và chủ thể sử dụng tên thƣơng mại.

Hầu hết pháp luật các quốc gia trên thế giới đều quy định bất kỳ hành vi sử dụng tên thƣơng mại nào trùng hoặc tƣơng tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đƣợc bảo hộ của chủ thể khác đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Đây là một trong những quy định pháp

luật nhằm bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong mối quan hệ xung đột với tên thƣơng mại. Bởi trên thực tế, có rất nhiều trƣờng hợp tƣơng tự nhƣ vậy xảy ra, tức là có sự tồn tại của nhãn hiệu và tên thƣơng mại trùng hoặc tƣơng tự gây nhầm lẫn thuộc về hai chủ thể khác nhau. Và sự đồng tồn tại này trong cùng một khu vực sẽ tất yếu dẫn đến sự nhầm lẫn cho ngƣời tiêu dùng về nguồn gốc sản phẩm/dịch vụ của hai chủ thể kinh doanh này. Đặc biệt sự nhầm lẫn này ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ thể nắm giữ nhãn hiệu và cả chủ thể sử dụng tên thƣơng mại. Do vậy, nhu cầu bảo vệ quyền lợi của các chủ thể này hiện hữu là hoàn toàn chính đáng kéo theo xung đột trong trƣờng hợp này là không thể tránh khỏi. Pháp luật buộc phải dự liệu trƣớc những tình huống này để có cơ chế giải quyết xung đột bởi những hậu quả mà xung đột quyền giữa hai đối tƣợng này là không hề nhỏ, cụ thể sẽ đƣợc phân tích trong phần sau của luận văn.

Ngoài những xung đột mang tính trực diện nhƣ đề cập trên, đƣợc biểu hiện lên thành tranh chấp giữa chính chủ sở hữu nhãn hiệu và chủ thể sử dụng tên thƣơng mại, mâu thuẫn giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại còn biểu hiện thành xung đột ngay cả trong trƣờng hợp chủ sở hữu nhãn hiệu không trực tiếp sử dụng nhãn hiệu mà chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu cho chủ thể khác. Nhƣ đã phân tích ở trên, phạm vi bảo hộ nhãn hiệu và tên thƣơng mại là khác nhau cả về không gian và thời gian, đặc biệt về mặt không gian, nhãn hiệu đƣợc bảo hộ trên phạm vi toàn lãnh thổ nơi nhãn hiệu đƣợc đăng ký trong khi đó tên thƣơng mại chỉ bảo hộ trong phạm vi khu vực kinh doanh. Trong trƣờng hợp chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu trong phạm vi không gian tách biệt hoàn toàn với phạm vi khu vực kinh doanh của chủ thể sử dụng tên thƣơng mại (việc giới hạn phạm vi chuyển giao quyền sử dụng hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của chủ sở hữu nhãn hiệu), vấn đề xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại không đƣợc đặt ra. Tuy

nhiên, trên thực tế, nếu hai phạm vi này có sự chồng lấn lên nhau, tức chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ hoặc trên phạm vi không gian thuộc khu vực kinh doanh của tên thƣơng mại, một lần nữa vấn đề xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại lại nảy sinh. Rõ ràng trong trƣờng hợp này khi thực hiện quyền sử dụng của mình, bên đƣợc chuyển giao quyền sử dụng có sự xung đột về quyền và lợi ích với chủ thể sử dụng tên thƣơng mại gây nhầm lẫn. Pháp luật của hầu hết các nƣớc đều quy định bên nhận chuyển giao trong trƣờng hợp này hoàn toàn có quyền chống lại việc sử dụng tên thƣơng mại gây nhầm lẫn đó trừ trƣờng hợp chủ sở hữu nhãn hiệu giới hạn quyền này của bên nhận chuyển giao trong Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng.

Khai thác và bảo vệ quyền SHCN là hai khía cạnh luôn gắn liền với nhau của vấn đề bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu bởi để bảo đảm hiệu quả của khai thác, không thể không thực hiện quyền bảo vệ. Trong trƣờng hợp có xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại trong khai thác quyền SHCN đối với nhãn hiệu và xung đột này phát triển thành tranh chấp, đồng nghĩa với việc chủ sở hữu nhãn hiệu buộc phải thực hiện quyền bảo vệ của mình đối với nhãn hiệu và xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại trong khai thác sẽ biến thành xung đột giữa hai đối tƣợng này trong bảo vệ quyền SHCN và xung đột chỉ có thể đƣợc giải quyết trong giai đoạn bảo vệ quyền SHCN này. Do vậy, cơ chế giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại trong khai thác và bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu thực chất là chỉ là một cơ chế.

Từ những phân tích trên, có thể kết luận có ba điều kiện để xảy ra xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại, đó chính là: (i) các dấu hiệu xem xét trùng hoặc tƣơng tự tới mức gây nhầm lẫn; (ii) các dấu hiệu này đƣợc xem xét bảo hộ đồng thời dƣới hình thức tên thƣơng mại và nhãn hiệu; (iii) các dấu

hiệu này đƣợc xem xét bảo hộ cho các chủ thể quyền khác nhau.

1.2.3. Nguyên nhân xung đột giữa nhãn hiệu và tên thương mại

Nguyên nhân trực tiếp để xảy ra xung đột rất đa dạng, nhƣng nhƣ đã đề cập ở trên xung đột cũng chỉ là biểu hiện bên ngoài của mẫu thuẫn không thể giải quyết mà khởi thủy chính là từ sự khác biệt. Khi các đối tƣợng cùng thực hiện một chức năng và cần tiếp cận đến cùng một mục tiêu đó chính là chỉ dẫn thƣơng mại cho ngƣời tiêu dùng, sự khác biệt về lợi ích và mục tiêu đã góp phần làm nảy sinh các xung đột. Khi một bên cản trở việc thực hiện mục đích của bên kia, tình trạng xung đột xuất hiện.

Đặt nhãn hiệu và tên thƣơng mại trong mối quan hệ xung đột theo cách hiểu trên thì nguyên nhân xung đột giữa hai đối tƣợng này chính là nguồn gốc của sự mâu thuẫn về quyền lợi giữa chủ thể nắm giữ tên thƣơng mại và chủ sở hữu nhãn hiệu. Trong khi đó, mâu thuẫn chính là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Sự thống nhất xét trong mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại chính là sự tƣơng đồng giữa hai đối tƣợng này và sự đấu tranh đặt trong bối cảnh này chính là sự khác biệt trong cơ chế bảo hộ hai đối tƣợng này.

(i) Sự tương đồng giữa nhãn hiệu và tên thương mại

Nhãn hiệu và tên thƣơng mại đều đối tƣợng của quyền SHCN, do vậy luôn có sự tƣơng đồng nhất định giữa hai đối tƣợng này trong hình thức thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xung đột giữa nhãn hiệu và tên thương mại trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay 03 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)