Từ phân tích về thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hiện hành nhằm giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại trong bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu có thể nhận thấy thực trạng bộc lộ rõ quá nhiều vƣớng mắc và bất cập cần đƣợc giải quyết. Thực trạng đó xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:
Một là, nhãn hiệu đƣợc bảo hộ trên phạm vi lãnh thổ trong khi đó chƣa có quy định pháp luật rõ ràng về phạm vi bảo hộ của tên thƣơng mại.
Mặc dù phạm vi bảo hộ của tên thƣơng mại có thể đƣợc hiểu một cách gián tiếp theo định nghĩa về tên thƣơng mại cũng nhƣ điều kiện bảo hộ tên thƣơng mại (Điều 4, Điều 76 Luật SHTT) rằng tên thƣơng mại đƣợc bảo hộ trong phạm vi khu vực kinh doanh tức là “khu vực địa lý nơi chủ thể kinh
doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.” [20]. Tuy nhiên, cách
hiểu này chƣa chính thống và cũng chƣa đƣợc thống nhất khi áp dụng luật trong vấn đề xác lập quyền đối với nhãn hiệu. Hơn nữa, khu vực địa lý ở đây đƣợc xác định nhƣ thế nào lại là một vấn đề gây tranh cãi, liệu khu vực địa lý này nên đƣợc hiểu là phạm vi quốc gia, tỉnh/ thành phố hay trên phạm vi hẹp hơn là quận/huyện/thị xã, điều này vẫn chƣa đề đƣợc hƣớng dẫn một cách cụ thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau.
Hai là, quy định về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu rất rõ ràng tuy nhiên điều kiện bảo hộ đối với tên thƣơng mại lại chƣa thực sự cụ thể.
Mặc dù có đề cập đến căn cứ xác lập quyền đối với tên thƣơng mại là
định về Điều kiện bảo hộ tên thƣơng mại dẫn đến có thể có nhiều cách hiểu khác nhau (đã được sử dụng tại Việt Nam có phải là một trong những điều kiện để được bảo hộ). Rất nhiều ngƣời thống nhất với quan điểm chƣa sử dụng tại Việt Nam thì không thể đƣợc bảo hộ. Nhƣng liệu chƣa từng sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam nhƣng danh tiếng của tên thƣơng mại thì phần lớn ngƣời tiêu dùng Việt Nam đều đã biết, chỉ với danh tiếng đó, tên thƣơng mại có đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ nhƣ một tên thƣơng mại tại Việt Nam không. Khó có thể trả lời đƣợc câu hỏi này bởi nếu không bảo hộ thì sẽ rất nhiều ngƣời sẵn sàng lợi dụng danh tiếng đó để trục lợi và ngƣời tiêu dùng sẽ là ngƣời gánh chịu hậu quả đầu tiên. Tuy nhiên, nếu chấp nhận bảo hộ thì dựa vào căn cứ pháp lý nào. Điều này dẫn đến áp dụng quy định pháp luật không thống nhất gây khó khăn trong quá trình xác định liệu có hay không có xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại khi xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.
Ba là, không có cơ sở dữ liệu đầy đủ về tên thƣơng mại đang đƣợc bảo hộ cho mục đích tra cứu trƣớc khi xác lập quyền cho nhãn hiệu để đảm bảo tính hiệu quả của quy định pháp luật về giải quyết xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại trong giai đoạn này.
Quy định pháp luật nhằm ngăn ngừa xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại ngay từ giai đoạn xác lập quyền cho nhãn hiệu đã có, tuy nhiên trên thực tế gần nhƣ các quy định này không đƣợc áp dụng một cách triệt để trên thực tế. Bởi, trong quá trình th ẩm định đơn đăng ký nhãn hiê ̣u , viê ̣c tra cƣ́u xem liê ̣u nhãn hiê ̣u xin đăng ký có trùng hoă ̣c tƣơng tƣ̣ với tên thƣơng ma ̣i của chủ thể khác th ực sự rất khó khăn. Trƣớc khi Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2010/ND-CP về đăng ký tên doanh nghiê ̣p, Viê ̣t Nam không có hê ̣ thống cơ sở dƣ̃ liê ̣u thông tin về doanh nghiê ̣p chung thống nhất trên toàn quốc mà Sở kế hoa ̣ch và đầu tƣ tỉnh /thành phố là nơi lƣu trữ thông
nghiệp mà còn bao gồm rất nhiều các đối tƣợng khác chỉ cần là tên gọi của chủ thể kinh doanh đƣợc xác lập quyền thông qua sử dụng hợp pháp mà không cần đăng ký. Việc kiểm soát các tên thƣơng mại đƣợc bảo hộ là không thể thực hiện do vậy, nhiều trƣờ ng hợp , thẩm định viên không thể tra cƣ́u đƣợc tên thƣơng ma ̣i đƣ ợc bảo hộ, vì vậy, khả năng bỏ sót khi thẩm định đơn nhãn hiệu là khó tránh khỏi.
Bốn là, không có quy định bắt buộc tra cứu nhãn hiệu đã đƣợc bảo hộ khi tiến hành đăng ký tên doanh nghiệp:
Nhƣ đã đề cập ở trên, mặc dù pháp luật có quy định cấm doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, tuy nhiên, việc tiến hành tra cứu cơ sở dữ liệu các nhãn hiệu đang đƣợc bảo hộ lại không đƣợc quy định là điều kiện bắt buộc khi tiến hành đăng ký tên doanh nghiệp. Điều này dẫn đến thực tiễn, gần nhƣ không có doanh nghiệp nào tiến hành việc tra cứu này trƣớc khi thành lập công ty, chỉ đến khi đã vận hành doanh nghiệp, sử dụng tên doanh nghiệp trên thực tiễn trong một khoảng thời gian ổn định, lâu dài, có đƣợc những bạn hàng, khách hàng nhất định, lúc đó khi chủ sở hữu nhãn hiệu phát hiện ra việc sử dụng bất hợp pháp tên thƣơng mại đó và yêu cầu xử lý thì mọi việc dƣờng nhƣ đã quá muộn, doanh nghiệp lúc này sẽ không chỉ thiệt hại về vật chất và còn tổn thất về uy tín khi buộc phải sửa đổi tên doanh nghiệp và bắt đầu gây dựng lại danh tiếng cho tên mới này. Nhƣ vậy, mặc dù pháp luật doanh nghiệp đã có cơ chế giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại nhƣng lại không có cơ chế để ngăn ngừa xung đột đó trên thực tiễn. Nhìn nhận Việt Nam là một đất nƣớc đang phát triển, quá trình hội nhập đang trên đà đẩy mạnh theo hƣớng sâu và rộng, tuy nhiên nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam thì lại vô cùng non trẻ, đặc biệt trong vấn đề sở hữu trí tuệ. Nhiều bài học lớn đã có, chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột”, nhãn hiệu “Trung Nguyên” cho sản phẩm cà phê, nhãn hiệu
“vinataba” cho sản phẩm thuốc lá đã bị ăn cắp ở nƣớc ngoài, bài học kinh nghiệm cũng đã đƣợc đúc rút. Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Theo thống kê của Cục SHTT, lƣợng đơn đăng ký nhãn hiệu trong nƣớc tăng đột biến trong những năm gần đây. Nếu nhƣ vào thế kỷ 19 và những năm đầu của thế kỷ 20, chủ yếu các đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục SHTT Việt Nam là của các chủ đơn nƣớc ngoài, thì những năm gần đây, tỷ lệ đơn đăng ký nhãn hiệu của các chủ đơn Việt Nam chiếm đến 70% tổng lƣợng đơn đăng ký tại Cục SHTT. Vào năm 2012 nếu nhƣ có 6740 đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục SHTT là của chủ đơn nƣớc ngoài, thì có tới 22838 đơn đăng ký nhãn hiệu đƣợc nộp bởi chủ đơn Việt Nam. Tỷ lệ này thậm chí còn tăng trong năm 2013 (6528 đơn nƣớc ngoài và 24656 đơn Việt Nam) và tiếp tục tăng năm 2014 (6477 đơn nƣớc ngoài và 26587 đơn Việt Nam)[8, tr.84-85]. Dựa vào những con số này thì doanh nghiệp Việt Nam không hề coi nhẹ vai trò của bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu.
Nhƣ vậy, nhận thức đã có, tuy nhiên thực tế vẫn chƣa đầy đủ, bởi cũng theo thống kê của Cục SHTT và Thanh tra Bộ KH&CN thì tình hình xử lý xâm phạm quyền SHCN cũng tăng đáng kể trong những năm gần đây. Năm 2012, có tới 1016 vụ xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu với tổng số tiền phạt là 3.416.884.000 VNĐ. Số lƣợng này còn gia tăng gấp đôi vào năm 2013 với 2147 vụ đã đƣợc xử lý và tổng số tiền phạt lên đến 18.422.475.000 VNĐ. Năm 2014, số vụ đƣợc xử lý có giảm chỉ còn 1082 vụ, tuy nhiên số tiền phạt vẫn là một con số đáng quan tâm – 15.233.701.000 VNĐ.[8, tr. 53-54]
Thực tế này cho thấy, việc nhanh chóng tiến hành bảo hộ quyền của mình khi sử dụng các đối tƣợng sở hữu công nghiệp, đặc biệt là nhãn hiệu trên thực tế là bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế của các thƣơng hiệu lớn
Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Tuy nhiên, việc kiểm tra khả năng các đối tƣợng đó có xâm phạm quyền của bên nào khác không trƣớc khi bắt đầu sử dụng các đối tƣợng này lại chƣa hề đƣợc lƣu tâm. Trong khi nhận thức của doanh nghiệp về vấn đề này còn quá thấp, luật pháp lại không có quy định bắt buộc, dẫn đến những vụ việc xử lý xâm phạm quyền là không thể tránh khỏi. Việc xử lý nhƣ vậy không những gây tốn kém về vật chất cho nhà nƣớc, cho các chủ thể mà còn gây ảnh hƣởng không nhỏ đến lợi ích của ngƣời tiêu dùng.
Năm là, thiếu quy định pháp luật về chế độ pháp lý đối với việc bảo hộ “nhãn hiệu đƣợc sử dụng và thừa nhận rộng rãi”
Luật SHTT 2009 cũng đã thiết lập những quy định riêng nhằm xác định quy chế bảo hộ cho “nhãn hiệu nổi tiếng” (Điều 75) một trong những loại nhãn hiệu đƣợc xác lập quyền SHCN thông qua thực tiễn sử dụng, tuy nhiên lại thiếu hoàn toàn hƣớng dẫn quy chế bảo hộ cho “nhãn hiệu được sử dụng
và thừa nhận rộng rãi”. Bởi quy chế bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng đã
đƣợc quy định, việc xác định các điều kiện bảo hộ loại nhãn hiệu này ít ra cũng đã có căn cứ pháp lý. Theo đó, để giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu nổi tiếng và tên thƣơng mại, cần xác định thời điểm nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn để đƣợc bảo hộ nhƣ một nhãn hiệu nổi tiếng dựa trên các tiêu chí đƣợc quy định tại Điều 75 Luật SHTT 2009, mặc dù trên thực tế việc áp dụng quy định này dƣờng nhƣ không đơn giản. Trong khi đó, đối với nhãn hiệu đƣợc sử dụng và thừa nhận rộng rãi, mặc dù đã có quy định về nhằm cản trở việc đăng ký các dấu hiệu tƣơng tự gây nhầm lẫn với loại nhãn hiệu này trong Luật SHTT (Điều 74.2.g), điều này đồng nghĩa với việc dù ít hay nhiều thì pháp luật cũng đã có dự định bảo hộ cho “nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận
rộng rãi”, tuy nhiên lại không có bất cứ quy định pháp luật nào đƣợc đặt ra
nhằm xác lập điều kiện bảo hộ đối với đối tƣợng này.
liệu pháp luật Việt Nam có bảo hộ loại nhãn hiệu này, nếu có bảo hộ thì cơ chế xác lập quyền nhƣ thế nào, điều kiện bảo hộ ra sao mà còn kéo theo việc xử lý các tình huống xung đột trên thực tế giữa loại nhãn hiệu này và tên thƣơng mại sẽ gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, trong trƣờng hợp “nhãn hiệu
được sử dụng và thừa nhận rộng rãi” nằm trong đối tƣợng nhãn hiệu đƣợc
bảo hộ, điều này có nghĩa là tên thƣơng mại nếu trùng hoặc tƣơng tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đƣợc sử dụng và thừa nhận rộng rãi sẽ không có khả năng phân biệt và không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ của tên thƣơng mại. Và nhƣ vậy, trong trƣờng hợp nhãn hiệu dù có nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sau thời điểm bắt đầu sử dụng của tên thƣơng mại cũng vẫn sẽ có quyền ƣu tiên trong xác lập quyền SHCN, mặt khác nếu nhƣ chủ sở hữu nhãn hiệu chƣa nộp đơn đăng ký nhãn hiệu vẫn có thể thực hiện quyền ngăn chặn việc sử dụng tên thƣơng mại trùng/tƣơng tự.
Ngƣợc lại, trong trƣờng hợp “nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận
rộng rãi” không đƣợc tự động bảo hộ nhƣ nhãn hiệu nổi tiếng mà bắt buộc
phải thông qua cơ chế xác lập quyền trên cơ sở đăng ký (phần lớn các ý kiến đồng ý với quan điểm này) thì việc sử dụng một tên thƣơng mại gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đƣợc sử dụng và thừa nhận rộng rãi không bị coi là hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu và quyền SHCN đối với tên thƣơng mại vẫn đƣợc thừa nhận. Thực tế, trƣờng hợp này dƣờng nhƣ chắc chắn sẽ gây ra phản ứng tiêu cực từ chủ sở hữu nhãn hiệu do tính thiếu thuyết phục trong áp dụng quy định pháp luật về giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại trên thực tế. Bởi không thiếu các trƣờng hợp doanh nghiệp lợi dụng uy tín của nhãn hiệu đã đƣợc sử dụng và thừa nhận rộng rãi để trục lợi. Với việc quy định thiếu rõ ràng, kết quả giải quyết sẽ không chỉ ảnh hƣởng đến lợi ích của doanh nghiệp, của ngƣời tiêu dùng mà còn ảnh hƣởng đến sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế.
Sáu là, chƣa có quy định pháp luật về điều kiện duy trì giá trị đối chứng của tên thƣơng mại đã chấm dứt sử dụng trong đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu.
Một nhãn hiệu sau khi chấm dứt hiệu lực trong vòng năm năm vẫn còn “giá trị đối chứng”, tức là vẫn còn đƣợc sử dụng làm căn cứ từ chối đối với nhãn hiệu nộp đơn đăng ký mới theo quy định tại Điều 74.2.h Luật SHTT, cụ thể là nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của ngƣời khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tƣơng tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chƣa quá năm năm, trừ trƣờng hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không đƣợc sử dụng trong năm năm liên tục. Trƣờng hợp này, nhãn hiệu đó đƣợc coi là vẫn còn “giá trị đối chứng” trong việc đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu mặc dù đã hết hạn hiệu lực. Trong khi đó, cùng là các dấu hiệu thuộc chỉ dẫn thƣơng mại nhƣng quy định về việc duy trì hiệu lực đối chứng sau khi đã chấm dứt sử dụng không đƣợc đƣợc áp dụng tƣơng ứng đối với tên thƣơng mại. Nhƣ đã đƣợc đề cập trong phần thực trạng, một trong những bất cập trong áp dụng quy định pháp luật nhằm xác định khả năng gây nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại đó chính là không tính đến thực tế ngƣời tiêu dùng có thể lầm tƣởng về nguồn gốc hàng hoá/dịch vụ. Và việc thiếu quy định về phạm vi ảnh hƣởng của tên thƣơng mại đã chấm dứt sử dụng trong việc xác định tính phân biệt của nhãn hiệu là một trong những nguyên nhân của bất cập này. Bởi trên thực tế, rõ ràng trƣờng hợp tên thƣơng mại chỉ vừa mới chấm dứt sử dụng thì khả năng ngƣời tiêu dùng lầm tƣởng về nguồn gốc giữa hàng hoá/dịch vụ mang nhãn hiệu và tên thƣơng mại này vẫn hoàn toàn có thể xảy ra.
Bảy là, chƣa có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong vấn đề thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu:
Mặc dù cả pháp luật doanh nghiệp và pháp luật sở hữu trí tuệ đều đã có những quy định pháp luật nhằm thực thi quyền sở hữu công nghiệp của nhãn hiệu trong trƣờng hợp có xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại, tuy nhiên trên thực tế hiệu quả của việc áp dụng những quy định pháp luật này không cao. Cụ thể là nhiều quyết định của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đã đƣợc ban hành nhƣng lại chƣa đƣợc thi hành triệt để trên thực tiễn. Đặc biệt trong trƣờng hợp tên doanh nghiệp đăng ký/sử dụng sau thời điểm nhãn hiệu đƣợc bảo hộ, sau khi có yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp sử dụng tên thƣơng mại xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu với biện pháp khắc phục hậu quả là buộc doanh nghiệp thay đổi tên tại sở