Mặc dù đã có những cơ chế giải quyết xung đột trong quá trình xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu, tuy nhiên không thể tránh khỏi trƣờng hợp những xung đột này chỉ phát hiện ra hoặc chỉ nảy sinh trong quá trình khai thác quyền, do vậy pháp luật cũng đã dự liệu trƣớc đƣợc những tình huống nảy sinh do xung đột quyền SHCN giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại trong khai thác và bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu và đƣa ra cơ chế giải quyết mối quan hệ đó một cách khá cụ thể. Mặc dù khai thác và bảo vệ là hai giai đoạn khác nhau của bảo hộ quyền SHCN, tuy nhiên xung đột nảy sinh trong bảo vệ quyền tất yếu đã tồn tại trong khai thác quyền, do vậy, nhƣ đã đề cập trong phần nội dung của mối quan hệ xung đột này, cơ chế giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại trong hai giai đoạn này thực chất
chỉ là một và pháp luật Việt Nam cũng chỉ xây dựng các quy phạm nhằm điều chỉnh mối quan hệ này trong bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu, cụ thể nhƣ sau:
Luật sở hữu trí tuệ đã xác định rõ, mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thƣơng mại trùng hoặc tƣơng tự với tên thƣơng mại của ngƣời khác đã đƣợc sử dụng trƣớc cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tƣơng tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dƣới tên thƣơng mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thƣơng mại (Điều 129 Luật SHTT 2009).
Theo quy định của Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 đƣợc sửa đổi bổ sung theo Nghị định 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nƣớc về sở hữu trí tuệ: “yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn
với nhãn hiệu được bảo hộ”. Đồng thời Nghị định này cũng quy định căn cứ
để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ đƣợc xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Đăng bạ đăng ký quốc tế nhãn hiệu đƣợc bảo hộ tại Việt Nam.
Tại Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/08/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý tên thƣơng mại, kiểu dáng công nghiệp trong đó có quy định biện pháp khắc phục hậu quả là: “Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu
tố vi phạm trong tên doanh nghiệp”. Tuy nhiên cơ chế phối hợp giữa các cơ
quan quản lý tên doanh nghiệp với các cơ quan thực thi quyền SHCN nhƣ thế nào lại chƣa có hƣớng dẫn.
Để thực hiện cơ chế bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu một cách hiệu quả, pháp luật doanh nghiệp cũng đã dự liệu trƣớc những tình huống xung đột có thể phát sinh giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại và đƣa ra những quy định pháp luật nhằm ngăn ngừa mối quan hệ xung đột này ngay từ trƣớc khi xác lập quyền đối với tên thƣơng mại, cụ thể nhƣ sau:
Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh cũng đã có những quy định cụ thể về xử lý đối trƣờng hợp tên doanh nghiệp vi phạm quy định về sở hữu công nghiệp, Điều 17 của Nghị định xác định rõ:
1. Không đƣợc sử dụng tên thƣơng mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã đƣợc bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trƣờng hợp đƣợc sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thƣơng mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó. Trƣớc khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và đƣợc lƣu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Căn cứ để xác định tên doanh nghiệp vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đƣợc thực hiện theo các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật nếu đặt tên doanh nghiệp vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ. Trƣờng hợp tên của doanh nghiệp vi phạm các quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký đổi tên.[4]
Có thể nhận thấy, ngay cả trong Luật doanh nghiệp cũng đã có những chế tài xử lý doanh nghiệp trong trƣờng hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm cả vấn đề xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã đƣợc bảo hộ trƣớc.
Nhƣ vây, pháp luật Việt Nam thực tế đã có sự kế thừa kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới, với ƣu điểm là thừa nhận sự tồn tại của mối quan hệ xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại, cũng nhƣ đã có cơ chế để ngăn ngừa đồng thời giải quyết mối quan hệ xung đột này. Tƣơng tự nhƣ Mỹ và Canada, pháp luật Việt Nam nhìn nhận xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại trong giai đoạn bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu để giải quyết nó dƣới cơ chế xâm phạm quyền chứ không phải cạnh tranh không lành mạnh nhƣ Trung Quốc. Mặc dù quy định pháp luật đã có và khá tƣơng thích với thực tiễn của thế giới, tuy nhiên những quy định này thực tế lại bộc lộ khá nhiều bất cập, cụ thể sẽ đƣợc phân tích trong phần tiếp theo của chƣơng 2.