1. SONY 823 2 KEWPIE
3.6. THỜI HẠN BẢO HỘ
Pháp luật đã dành cho NHNT một ưu đãi đặc biệt: quyền sở hữu công nghiệp đối với NHNT được bảo hộ vô thời hạn tính từ ngày nhãn hiệu được công nhận là nổi tiếng ghi trong quyết định công nhận NHNT. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá được quy định như sau:
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá phát sinh trên cơ sở Văn bằng bảo hộ do Cục SHTT cấp được Nhà nước bảo hộ kể từ ngày cấp Văn bằng bảo hộ đến hết ngày kết thúc thời hạn hiệu lực hoặc đến ngày chấm dứt hiệu lực của Văn bằng bảo hộ. Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
hàng hoá có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần 10 năm;
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá phát sinh trên cơ sở đăng ký quốc tế được Nhà nước bảo hộ từ ngày đăng ký quốc tế được công bố trên Công báo nhãn hiệu hàng hoá quốc tế của Tổ chức SHTT thế giới đến hết thời hạn hiệu lực đăng ký quốc tế theo Thoả ước Madrid.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với NHNT được bảo hộ vô thời hạn tính từ ngày nhãn hiệu được công nhận là nổi tiếng ghi trong Quyết định công nhận NHNT.
Tuy vậy, ta cũng không loại trừ trường hợp một NHNT không được bảo hộ nữa. Đó là khi nhãn hiệu không còn nổi tiếng nữa, hay nói cách khác là khi các tiêu chí làm nhãn hiệu đó trở thành nổi tiếng không còn trên thực tế hoặc nhãn hiệu đã trở thành tên gọi chung của một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định (trường hợp này còn gọi là sự lu mờ nhãn hiệu).
Lịch sử đã từng có những trường hợp như vậy mà điển hình là trường hợp của viên thuốc ASPIRIN. Ban đầu, ASPIRIN là nhãn hiệu 1 loại thuốc của Bayer nhưng giờ đây ASPIRIN đã trở thành tên gọi chung của loại thuốc kháng sinh và do đó, không được bảo hộ nữa: Năm 1899, Bayer chính thức tung ra thị trường một loại acetylsalicylic acid dưới tên A-S-Pirin: "A" cho acetyl, "S" cho salicylic, "Spir" cho cây Spirea (một loại cây giống như cây liễu và cũng cho salicin), tiếp vĩ ngữ "in" chỉ dược phẩm. Hãng cũng tung ra loại Bayer Women's Aspirin Plus Calcium, vừa để tăng cường xương cốt vừa bảo vệ trái tim của phái nữ. Bayer được tưởng thưởng nhờ khám phá này và độc quyền sản xuất Aspirin trong 17 năm kế tiếp. Trước thế chiến thứ nhất, chính phủ Anh sợ nước Ðức sẽ ngưng cung cấp Aspirin cho các quốc gia khác, đã đặt một phần thưởng rất lớn cho ai có thể làm ra thuốc này. Hóa học gia George Nicholas đã bào chế chất Aspirin và lãnh giải thưởng. Ông bị hư
Ðức, Anh quốc chiếm hữu biệt danh Aspirin, Bayer mất quyền sở hữu về tên cũng như độc quyền sản xuất dược phẩm này. Các viện bào chế khác trên thế giới tự do sản xuất Aspirin. Aspirin không được viết chữ hoa như trước nữa. Mặc dù ngày nay, Aspirin không còn là sản phẩm độc quyền của Bayer nữa nhưng những thành công của viên thuốc lịch sử này có phần đóng góp rất lớn của Bayer. Có thể coi Bayer là cha đẻ của Aspirin.