QUÁ TRÌNH BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật việt nam (Trang 67 - 69)

1. SONY 823 2 KEWPIE

3.1. QUÁ TRÌNH BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG TẠI VIỆT NAM

Việt Nam là quốc gia đang từng bước phát triển kinh tế theo hướng thị trường và đang tiến dần vào nền kinh tế thế giới. Việc quan tâm đến bảo hộ NHNT cũng trở thành vấn đề quan trọng trong nhu cầu hoàn chỉnh khung pháp lý về SHTT phục vụ cho sự phát triển kinh tế đất nước. Bên cạnh đó, Việt Nam là thành viên của công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và đang thực hiện các quy định của hiệp định TRIPS nên có trách nhiệm thực hiện các cam kết bảo hộ NHNT theo quy định của hai điều ước quốc tế này.

Những quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp lần đầu tiên được đưa vào bộ luật Dân sự năm 1995 tại chương II phần thứ VI và được quy định chi tiết tại nghị định của chính phủ số 63/CP ngày 24/10/1996 về sở hữu công nghiệp. Theo nghị định này, một nhãn hiệu hàng hoá phải đáp ứng được các điều kiện mà trong đó có điều kiện sau:: "Không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác được coi là nổi tiếng (theo Điều 6bis Công ước Paris) hoặc với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được sử dụng và đã được thừa nhận một cách rộng rãi". Tuy cả trong bộ luật dân sự 1995 cũng như nghị định hướng dẫn chi tiết về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không có những quy định cụ thể, riêng biệt về NHNT nói chung và bảo hộ NHNT nói riêng nhưng có dành cho những nhãn hiệu loại này một sự bảo hộ bước đầu: không chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá có các dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác được coi là nổi tiếng. Trong thực tiễn, Cục SHTT Việt Nam (trước đây là Cục Sở hữu Công nghiệp) đã áp dụng điều

khoản trên để từ chối bảo hộ các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với NHNT (cả trong trường hợp những nhãn hiệu này chưa đăng kí bảo hộ tại Việt Nam). Việc bảo hộ NHNT không chỉ được thực hiện đối với các sản phẩm dịch vụ cùng loại hay tương tự mà còn có thể vượt sang các nhóm sản phẩm và dịch vụ khác nếu có nguy cơ gây nhầm lẫn. Năm 1992, Cục Sở hữu Công nghiệp đã bác bỏ đơn đăng kí nhãn hiệu hàng hoá "Mcdonald’s" cho một công ty Australia cho các sản phẩm đồ ăn nhanh, dịch vụ ăn uống và các nhóm sản phẩm khác. Bởi Cục Sở hữu Công nghiệp có đủ thông tin để khẳng định nhãn hiệu "Mcdonald’s" là NHNT trên thế giới về đồ ăn nhanh và dịch vụ ăn nhanh của công ty Mcdonald’s Corporation (Hoa Kỳ) mặc dù công ty này chưa từng đăng kí và sử dụng nhãn hiệu trên tại Việt Nam. Năm 1993, Cục Sở hữu công nghiệp đã xem xét và quyết định huỷ bỏ giấy chứng nhận đăng kí hàng hoá số 4854 cấp cho OPHLX GROUP (Australia) đối với nhãn hiệu "Pizza Hut" trên cơ sở đơn khiếu nại của công ty Pizza Hut International, LLC (Hoa Kỳ). Công ty này đã chứng minh được nhãn hiệu của mình là nổi tiếng mặc dù chưa đăng kí bảo hộ cũng như chưa từng được sử dụng tại Việt Nam. Năm 1995, Cục sở hữu Công nghiệp đã xem xét và quyết định huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhân đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 3046 cấp cho công ty liên doanh Phú Thọ Enterprise (Thành phố Hồ Chí Minh) đối với nhãn hiệu SHANGRI-LA cho dịch vụ khách sạn và nhà hàng trên cơ sở đơn khiếu nại của công ty Shangri-la International Hotel Management Ltd và các công ty khác cùng tập đoàn. Nhãn hiệu trên là NHNT của tập đoàn SHANGRI-LA được sử dụng rộng rãi cho chuỗi khách sạn có uy tín ở các nước Châu Á- Thái Bình Dương. Năm 1998, Cục Sở hữu Công nghiệp từ chối đơn đăng kí nhãn hiệu "MILIKET" của công ty thực phẩm quận 5. Cơ sở này đã làm đơn khiếu nại cho rằng mì và vở học sinh là hai loại sản phẩm khác nhau nên không động chạm quyền lợi nhưng Cục vẫn giữ nguyên quyết định từ chối vì khẳng định rằng MILIKET là nhãn hiệu khá có uy tín và có độ

dụng cho vở học sinh thì vẫn có khả năng gây nhầm lẫn là vở đó cũng do chủ nhãn hiệu mì MILIKET sản xuất.

Sự ra đời của bộ luật chuyên ngành SHTT năm 2005 đánh dấu bước tiến vô cùng quan trọng của Việt Nam trong vấn đề bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ NHNT nói riêng. Khắc phục những thiếu sót về NHNT trong các văn bản pháp quy trước đây, Luật mới đưa ra một khái niệm NHNT chuẩn xác hơn cũng như các tiêu chí cụ thể để xác định NHNT… Nói cách khác, lần đầu tiên chế định về NHNT được ghi nhận chính thức và được quan tâm xứng đáng trong một văn bản luật. Ngoài ra, các nghị định hướng dẫn thi hành luật được ban hành như nghị định 103, nghị định 105 một lần nữa không thể không nhắc đến chế định này càng khẳng định vị trí và vai trò của NHNT không ngừng được chú trọng trong các văn bản pháp quy cũng như trong đời sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật việt nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)