1. SONY 823 2 KEWPIE
3.3. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG
Cách đây nhiều năm, Cục SHTT đã áp dụng các nguyên tắc bảo hộ NHNT để giải quyết thành công một số vụ việc điển hình: 1) Không cấp đăng ký nhãn hiệu cho một công ty của Australia nộp đơn đăng ký các nhãn hiệu "Mc Donald", "KFC", "PIZZA HUT" cho dịch vụ "cung cấp thức ăn nhanh" (nhóm 43). Lý do, trùng với các NHNT của Hoa Kỳ; 2) Không cấp đăng ký nhãn hiệu cho một công ty của Nhật Bản xin đăng ký nhãn hiệu "TOYOTA" cho sản phẩm máy công cụ (nhóm 7). Lý do, trùng với NHNT "TOYOTA" của Công ty TOYOTA (Nhật Bản) tuy không cho cùng sản phẩm; 3) Không cấp đăng ký nhãn hiệu cho một công ty của Inđônêxia xin đăng ký nhãn hiệu "VINATABA" cho sản phẩm "quần áo, giầy dép" (nhóm 25). Lý do, trùng với NHNT "VINATABA" của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, tuy không cho cùng sản phẩm.
Việc áp dụng quy định về bảo hộ NHNT đã tỏ ra rất hiệu quả trong việc bảo hộ nhãn hiệu được nhiều người ưa chuộng của Việt Nam và nước ngoài cũng như bảo hộ quyền lợi của người tiêu dùng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều khó khăn và sự không đồng nhất của việc bảo hộ NHNT trong phạm vi Việt Nam và trên thế giới. Đó là các thủ tục cụ thể công nhận NHNT, việc thống nhất các tiêu chí công nhận NHNT và việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Bảo hộ NHNT nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo hộ NHNT. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng
nổi tiếng cũng như bảo hộ hữu hiệu chúng, mặt khác tránh được sự vi phạm các nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác trong quá trình kinh doanh ở nội địa cũng như trên thị trường quốc tế.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong Nghị định 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 của chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp đã đưa ra quy định về "nhãn hiệu nổi tiếng". Cụ thể là tại điều 2 khoản 8 điểm b quy định như sau: "Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được sử dụng liên tục cho sản phẩm, dịch vụ uy tín khiến cho nhãn hiệu đó được biết đến một cách rộng rãi". Định nghĩa này đã bộc lộ một số bất cập trong cách hiểu cũng như trong quá trình áp dụng pháp luật và chỉ đến năm 2005 khi Luật SHTT ra đời mới có những tiêu chí cụ thể rõ ràng để xác định một nhãn hiệu là nổi tiếng. Theo như khái niệm trên, một NHNT phải đáp ứng được hai yếu tố là "được sử dụng liên tục" và "được biết đến một cách rộng rãi". Quy định như vậy là không rõ ràng. Thứ nhất, nếu "liên tục" dưới góc độ thời gian là liên tiếp, kế tiếp mà không có sự gián đoạn thì một nhãn hiệu phải được sử dụng trong khoảng thời gian là 10 năm, 20 năm hay lâu hơn mới đuợc coi là "liên tục"? Thứ hai, một nhãn hiệu như thế nào thì được coi là có "uy tín" để được biết đến "rộng rãi". Đối với sản phẩm hàng hóa, "uy tín" được tạo nên bởi những yếu tố nào và nếu "được biết đến rộng rãi" là nói tới số lượng người biết đến trong nước hay ngoài nước? Khắc phục những thiếu sót này, Luật SHTT 2005 đã đưa ra khái niệm mới về NHNT: "Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam", cùng với các tiêu chí cụ thể để xác định một nhãn hiệu là nổi tiếng được quy định tại Điều 75:
1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
3. Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số luợng hàng hóa đã được bán ra, dịch vụ đã được cung cấp;
4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
5. Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu; 6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Chế định "nhãn hiệu nổi tiếng" trong Luật SHTT của Việt Nam là việc thực thi Điều 6 bis Công ước Pari 1883 mà Việt Nam là thành viên. Nội dung điều 6 quy định: "Các nước thành viên có trách nhiệm từ chối hoặc hủy bỏ đăng ký, ngăn cấm việc sử dụng nhãn hiệu mà nhãn hiệu đó có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được cơ quan thẩm quyền của nước đăng ký hoặc sử dụng coi là nhãn hiệu nổi tiếng tại nước đó". Vì thế, nếu được đánh giá có NHHH nổi tiếng, doanh nghiệp có thể không cần đăng ký sẽ vẫn được bảo hộ. Để đánh giá sự nổi tiếng của nhãn hiệu, không nhất thiết phải đánh giá tất cả các tiêu chí trên mà tuỳ từng trường hợp cụ thể. Nếu là sản phẩm thông dụng, rẻ tiền thì sự nổi tiếng của nhãn hiệu có thể đòi hỏi số lượng sản phẩm phải nhiều, tuy nhiên, có sản phẩm được rất nhiều người biết đến nhưng người ta lại không có điều kiện để sử dụng, chẳng hạn như máy bay Boeing, sự nổi tiếng lại không cần đánh giá bằng tiêu chí số lượng. Tại nghị định 103 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT thì quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Thế nhưng, luật cũng như nghị định hướng dẫn thi hành lại chưa quy định cụ thể các bước để nhãn hiệu được công nhận là nổi tiếng, do vậy theo quy định trong Nghị định 06/CP tại Điều
trên cơ sở quyết định công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền" vẫn được áp dụng. Trong thực tế tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, số lượng NHNT được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận bằng "Quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng" là chưa nhiều. Tuy vậy, đây là bước nhảy rất ý nghĩa trong pháp luật nước ta về bảo hộ NHNT. Mặc dù trên đây chỉ là những tiêu chí mang tính định tính nhưng ít nhiều nó đã nói lên được những hành động mang tính tích cực trong việc bảo vệ NHNT tại Việt Nam. Lần đầu tiên, các tiêu chí để xác định một nhãn hiệu là nổi tiếng được quy định rõ ràng tại một điều luật cụ thể. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các chủ sở hữu nhãn hiệu lớn và cả cơ quan nhà nước trong việc áp dụng luật vào thực tế. Đặc biệt, khi chúng ta đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, khi thị trường trong nước đã hoà nhịp thành sân chơi chung cho toàn thế giới, khi đó, có rất nhiều các công ty lớn, các tập đoàn đa quốc gia đến tìm kiếm cơ hộ đầu tư tại Việt Nam. Và, một trong những điều họ quan tâm nhất, chính là, một hệ thống pháp luật rõ ràng và minh bạch, đảm bảo được những lợi ích chính đáng của mình.