Các quy định mở rộng phạm vi quyền đối với NHNT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật việt nam (Trang 41 - 42)

Điều 64 (Việc đăng ký nhãn hiệu bảo vệ) quy định có thể bảo hộ NHNT bằng các nhãn hiệu bảo vệ. Chủ sở hữu NHNT có thể đăng ký một nhãn hiệu bảo vệ trùng với nhãn hiệu đã đăng ký cho những hàng hóa có thể gây ra sự nhầm lẫn khi nhãn hiệu đã đăng ký của mình trở nên nổi tiếng đối với người tiêu dùng với danh nghĩa là chỉ dẫn về những hàng hóa cụ thể gắn với doanh nghiệp của mình và khi người khác sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký này cho hàng hóa khác với hàng hóa mà nhãn hiệu đăng ký có thể gây nhầm lẫn giữa những hàng hóa đó với hàng hóa liên quan đến doanh nghiệp của mình.

Như vậy, có thể hiểu nhãn hiệu bảo vệ là những nhãn hiệu của cùng một chủ thể với nhãn hiệu gốc, nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu gốc nhưng đăng ký cho các sản phẩm dịch vụ khác với nhãn hiệu gốc. Ví dụ: một hãng sản xuất ô tô đăng ký nhãn hiệu của họ cho sản phẩm xe ô tô và sau một thời gian nhãn hiệu của họ trở nên nổi tiếng. Để hạn chế các chủ thể khác đăng ký nhãn hiệu trùng như vậy cho các sản phẩm dịch vụ khác, chủ sở hữu NHNT sẽ đăng ký nhãn hiệu của mình cho các sản phẩm dịch vụ khác để bao vây nhãn hiệu gốc. Cũng theo Điều 64, nhãn hiệu bảo vệ có thể bị hủy bỏ nếu không được sử dụng hoặc không được sử dụng bởi chủ sở hữu.

Cách thức đăng ký nhãn hiệu bảo vệ:

1.Tồn tại một đăng ký cơ bản Đăng ký cơ bản:

Nhóm 28: Đồ dùng thể thao…

Hàng hóa

Nhóm 25: Quần áo thể thao Nhóm 32: Bia

2. Nhãn hiệu cơ bản đã đăng ký là nhãn hiệu rất nổi tiếng 3. Nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu trong đăng ký cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật việt nam (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)