Các quy định điều chỉnh vấn đề bảo hộ NHNT và nhãn hiệu rất nổi tiếng đã tồn tại trong Luật nhãn hiệu Nhật Bản cách đây một thời gian khá dài. Theo đó, luật nhãn hiệu Nhật Bản đề cập đến vấn đề NHNT thông qua các quy định chính sau:
Thứ nhất: Các quy định cấm đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với NHNT (Điều 4-1-10, Điều 4-1-15, Điều 4-1-19).
Thứ hai: Các quy định mở rộng phạm vi quyền đối với NHNT (Điều 64)
Thứ ba: Quyền sử dụng nhãn hiệu thông qua việc sử dụng trước
a. Các quy định ngăn cấm việc đăng ký nhãn hiệu (Điều 4-1-10, Điều 4-1-15, Điều 4-1-19) Điều 4-1-15, Điều 4-1-19)
một cách rộng rãi với danh nghĩa là chỉ dẫn về hàng hóa.v..v.. có mối liên hệ đến doanh nghiệp của người đó, để sử dụng cho những hàng hóa đó".
Như vậy, điều 4-1-10 quy định sẽ từ chối việc nộp đơn của một bên hoặc tuyên bố việc đăng ký những nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với NHNT cho những sản phẩm dịch vụ trùng hoặc tương tự là vô giá trị. Như vậy, có thể thấy phạm vi bảo hộ của Điều 4-1-10 tương tự so với các quy định của Điều 6Bis Công ước Paris.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tiêu chuẩn công nhận NHNT như thế nào? Cần phải nổi tiếng đối với người sử dụng cuối cùng hay chỉ nổi tiếng với những người có giao dịch. Cần phải nổi tiếng trên cả nước hay chỉ nổi tiếng ở khu vực địa phương? Thực tế cho thấy, một nhãn hiệu được xem là nổi tiếng thì không cần thiết phải nổi tiếng đối với người sử dụng cuối cùng mà chỉ cần các chuyên gia trong lĩnh vực đó biết đến là đủ. Và nhãn hiệu đó cũng không cần thiết phải được biết đến trên phạm vi cả nước mà chỉ cần được biết đến trên một địa phương nhất định. Như vậy, tiêu chuẩn công nhận NHNT tùy thuộc vào quy mô kinh doanh và giá trị kinh tế của sản phẩm. Ví dụ, đối với những hàng hóa liên quan đến nhu cầu ăn, mặc, nhãn hiệu đó phải được người tiêu dùng cuối cùng biết đến thì mới được công nhận là NHNT. Hay những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm khóa, không cần thiết nhãn hiệu đó phải được biết đến trên phạm vi cả nước mà có thể chỉ được biết đến trên một địa phương nhất định vẫn được công nhận là NHNT. Tuy nhiên, đối với sản phẩm rượu, nếu chỉ nổi tiếng trên một phạm vi như một tỉnh mà không được tỉnh khác biết đến thì không được công nhận là NHNT.
Nổi tiếng
Ông A
Đã bắt đầu sử dụng NH
+ Điều 4-1-15 quy định "Những nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn về hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp của một người khác (không được phép đăng ký)". Quy định này đã mở rộng phạm vi bảo hộ của NHNT và nhãn hiệu rất nổi tiếng bằng cách quy định trường hợp một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với NHNT, nhãn hiệu rất nổi tiếng và sản phẩm dịch vụ không tương tự. Theo đó, ngăn cấm việc đăng ký những nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn về hàng hóa. Điều này cũng đã được quy định trong Điều 16(3) Hiệp định Trips, Điều 4(5) chỉ thị của Liên minh Châu Âu EU và Điều 8(5) Quy chế nhãn hiệu cộng đồng. Vấn đề đặt ra là thế nào là "có khả năng gây nhầm lẫn"?
Ví dụ:
Nhãn hiệu nổi tiếng: Walkman của SONY
Nếu một người khác có nhãn hiệu "TALKMAN"?
====> gây nhầm lẫn ???
Án lệ của Tòa cấp cao Tokyo, phán quyết ngày 21/12/1999: