1.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung của quản lý nhà nƣớc trong
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng
nguyên tử
Ở Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Chiến lược ứng dụng năng lượng ngun tử vì mục đích hồ bình đến năm 2020 (Quyết định số 01/2006/QĐ- TTg ngày 3/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ) với quan điểm phát triển ứng dụng NLNT trên cả hai lĩnh vực ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ và phát triển điện hạt nhân. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người và môi trường và trên cơ sở đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ tri thức, công nghệ và đầu tư; Xác định ứng dụng NLNT, đặc biệt là phát triển ĐHN là lĩnh vực công nghệ cao, liên ngành, dài hạn, cần đầu tư lớn và có tác động sâu rộng đến phát triển kinh tế - xã hội, KH&CN và công nghiệp của đất nước nên địi hỏi phải có ý chí, quyết tâm cao của lãnh đạo các cấp, các ngành từ
trung ương đến địa phương, sự chỉ đạo tập trung, đầu tư của Nhà nước và huy động được sức mạnh của tồn xã hội.
Hiện nay, chính sách của Nhà nước ta trong lĩnh vực ứng dụng NLNT là đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đầu tư vào hoạt động trong lĩnh vực ứng dụng NLNT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung đầu tư phát triển điện hạt nhân, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ phát triển ĐHN. Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và đào tạo nhân lực để bảo đảm an toàn, an ninh cho các hoạt động trong lĩnh vực ứng dụng NLNT. Ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, phát triển văn hoá, giáo dục, phúc lợi xã hội ở khu vực có nhà máy điện hạt nhân. Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển ĐHN [19, tr.11-12].
Pháp luật không chỉ là công cụ quản lý mà còn là cầu nối giữa Nhà nước, với tư cách là chủ thể quản lý với các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ứng dụng NLNT. Mọi chủ trương, chính sách về phát triển, ứng dụng NLNT đều được thể hiện dưới dạng các văn bản quy phạm pháp luật để đi vào thực tiễn. Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản pháp quy và các chính sách, chế độ trong lĩnh vực ứng dụng NLNT là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quản lý nhà nước trong lĩnh vực này từ Trung ương đến địa phương. Luật Năng lượng nguyên tử và các văn bản hướng dẫn là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc đổi mới toàn diện tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động trong lĩnh vực ứng dụng NLNT nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế xã hội.
1.2.3.1. Tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử
lượng ngun tử vì mục đích hịa bình đến năm 2020, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thực hiện vai trò quản lý nhà nước về ứng dụng NLNT và an toàn bức xạ, hạt nhân và triển khai các hoạt động cụ thể như sau:
- Xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ứng dụng NLNT và bảo đảm an toàn, an ninh.
- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành các quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các lĩnh vực nơng nghiệp, y tế, công nghiệp và các ngành kinh tế kỹ thuật; khí tượng, thủy văn, địa chất, khống sản và bảo vệ mơi trường.
- Tổ chức hội nghị tập huấn triển khai các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Năng lượng nguyên tử và các văn bản dưới luật; tổ chức đánh giá, tổng kết kết quả 10 năm thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch, quy hoạch thực hiện Chiến lược ứng dụng năng lượng ngun tử vì mục đích hịa bình và đưa ra những định hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới để hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật trong lĩnh vực ứng dụng NLNT đạt được mục tiêu đã đặt ra của Chiến lược, phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
1.2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử
Công tác tổ chức bộ máy bao gồm: quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng NLNT; xây dựng cơ chế phối giữa các cơ quan và bộ phận trong quản lý; công tác cán bộ, công chức quản lý các hoạt động trong lĩnh vực ứng dụng NLNT. Bộ máy quản lý được thành lập từ trung ương đến địa phương để thực thi quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng NLNT ở phạm vi cả nước. Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan giúp Thủ tướng Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực NLNT
nói chung. Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì các sở khoa học và cơng nghệ là cơ quan giúp Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng NLNT ở địa phương. Bộ, các cơ quan ngang Bộ thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng NLNT trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, theo phân cơng của Chính phủ. Để quản lý nhà nước trong lĩnh vực này có hiệu quả địi hỏi giữa các cơ quan và bộ phận cấu thành bộ máy quản lý phải có sự phân cơng, phân cấp trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất của hoạt động quản lý đồng thời phát huy trách nhiệm, tính chủ động và sáng tạo của cấp dưới.
Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý hoạt động trong lĩnh vực ứng dụng NLNT là những người đang công tác, làm việc trong cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này và bằng những hoạt động của mình họ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nơi phục vụ. Tiêu chuẩn, chế độ tuyển dụng, quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức được pháp luật quy định cụ thể đối với từng vị trí cơng tác của cán bộ, công chức quản lý.
1.2.3.3. Tổ chức, quản lý các hoạt động trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử
Tổ chức, quản lý các hoạt động trong lĩnh vực ứng dụng NLNT là việc hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án ứng dụng NLNT; tổ chức triển khai hoạt động ứng dụng NLNT trong các ngành kinh tế - kỹ thuật; thông tin, tuyên truyền các hoạt động ứng dụng NLNT vì mục đích hịa bình phục vụ phát triển kinh tế-xã hội; tổ chức điều hành mạng lưới quan trắc phóng xạ mơi trường quốc gia và hệ thống phịng chuẩn quốc gia trong lĩnh vực đo lường bức xạ và hạt nhân; quy định và hướng dẫn việc khai báo, cấp giấy phép về an toàn bức xạ và an toàn hạt nhân. Tiến hành thanh tra và xử lý vi phạm đối với các hoạt động ứng dụng NLNT và bảo đảm an toàn bức xạ và an toàn hạt nhân; quản lý nhiên liệu, vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn
và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT; quản lý xuất nhập khẩu công nghệ, thiết bị, nhiên liệu, vật liệu hạt nhân và nguồn phóng xạ phục vụ cho các hoạt động triển khai ứng dụng NLNT trong phạm vi cả nước; quản lý chất thải phóng xạ, kiểm sốt và xử lý sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân.
1.2.3.4. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng NLNT, việc thanh tra, kiểm tra để đảm bảo rằng các cơ quan, các đối tượng quản lý thực hiện đúng những quy định đề ra bởi chủ thể quản lý là một công việc thường xuyên của các cơ quan quản lý. Việc phát hiện ra những sai phạm kịp thời sẽ giúp cơ quan quản lý nhanh chóng điều chỉnh các quyết định, ngăn chặn những thiệt hại có thể xảy ra đồng thời góp phần tuyên truyền, giáo dục, cảnh báo những trường hợp sai phạm tương tự có thể xảy ra trong hệ thống quản lý. Về mặt nào đó thanh tra, kiểm tra là một cơ chế phản hồi ngược trong hệ thống quản lý.
1.2.3.5. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử
Hợp tác quốc tế là đòi hỏi tất yếu của quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng NLNT, đặc biệt trong bối cảnh chuẩn bị cho việc triển khai chương trình phát triển ĐHN. Các nước đang phát triển cần có sự quản lý các mối quan hệ này phục vụ cho mục tiêu chiến lược và chính sách phát triển của Nhà nước. Nhiệm vụ của công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ứng dụng NLNT trước hết là phải làm cho cộng đồng quốc tế tin tưởng vào chính sách nhất quán của Chính phủ Việt Nam về ứng dụng và phát triển NLNT vì mục đích hồ bình để tạo điều kiện cho việc chuyển giao tri thức, công nghệ và đầu tư vào Việt Nam. Tranh thủ các cơ hội tiếp cận những thành tựu khoa học và công nghệ hạt nhân tiên tiến trên thế giới. Tổ chức thực hiện đầy đủ các Công ước và Điều ước quốc tế đã ký kết, tích cực nghiên cứu tham gia các
Cơng ước và Điều ước quốc tế khác có liên quan đến NLNT. Hợp tác chặt chẽ và toàn diện với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Đẩy mạnh các hợp tác đa phương và song phương với các nước và các tổ chức quốc tế, tạo môi trường thuận lợi nhất để khai thác tối đa kinh nghiệm và sự trợ giúp của các nước tiên tiến [22, tr.22, 25].