Giai đoạn trước khi có Luật Năng lượng nguyên tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử ở việt nam hiện nay (Trang 61 - 64)

2.2. Thực trạng pháp luật về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực

2.2.1. Giai đoạn trước khi có Luật Năng lượng nguyên tử

Từ cuối tháng 6 năm 1996 cho đến tháng 6 năm 2008 là giai đoạn kể từ khi có Pháp lệnh An tồn và Kiểm sốt bức xạ ra đời cho tới trước khi Luật Năng lượng nguyên tử được ban hành, hệ thống pháp luật chủ yếu tập trung quy định cho vấn đề đảm bảo an tồn bức xạ, chưa có những quy định cụ thể về hoạt động phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử. Trong lĩnh vực này mới ban hành được 19 văn bản quy phạm pháp luật và 17 tiêu chuẩn an toàn bức xạ, trong đó, văn bản quan trọng nhất điều chỉnh lĩnh vực này là Pháp lệnh An tồn và Kiểm sốt bức xạ. Bên cạnh đó cịn có một số quy định của pháp luật chuyên ngành khác có nội dung điều chỉnh liên quan đến an toàn bức xạ.

Hệ thống pháp luật trong giai đoạn này bước đầu xây dựng cơ chế quản lý trong đảm bảo an tồn bức xạ, trong đó nêu rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý trong việc đảm bảo an toàn bức xạ cũng như trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ.

Cách thức quản lý chủ yếu là quy định mang tính mệnh lệnh, yêu cầu tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải phục tùng, thực hiện quy định đó và cơ quan quản lý nhà nước về an tồn bức xạ thơng qua hoạt động cấp giấy phép và thanh kiểm tra các tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ để giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ nhằm ngăn ngừa và hạn chế tối đa tác động nguy hại của bức xạ đối với con người và môi trường. Theo tinh thần của Pháp lệnh An tồn và Kiểm sốt bức xạ và

các văn bản hướng dẫn thi hành để đảm bảo an toàn bức xạ là phải đảm bảo an toàn một cách liên tục trong cả vòng đời của nguồn bức xạ nghĩa là từ lúc phát sinh cho tới khi được thanh lý theo quy định của pháp luật về an toàn bức xạ. Việc đảm bảo an tồn bức xạ khơng cho phép bỏ qua bất kỳ một hoạt động tiến hành công việc bức xạ và người quản lý cơ sở bức xạ phải chịu trách nhiệm cao nhất trong việc đảm bảo an toàn bức xạ cho cơ sở, nhân viên của mình, dân cư và mơi trường xung quanh cơ sở bức xạ.

Nhận xét chung

Sau hơn 10 năm thực hiện Pháp lệnh An tồn và Kiểm sốt bức xạ và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy các văn bản này đã đạt được những kết quả tốt trong hoạt động quản lý đảm bảo an toàn bức xạ, cụ thể là nhiều nguồn phóng xạ được nhập về và sử dụng một thời gian dài trước khi Pháp lệnh được ban hành đã không được quản lý một cách chặt chẽ nhưng từ khi có Pháp lệnh thì từng bước cơ quan quản lý nhà nước đã được thống kê và yêu cầu tổ chức cá nhân quản lý, sử dụng chúng phải làm thủ tục khai báo, xin cấp phép để quản lý chúng một cách an toàn và có hiệu quả. Thơng qua cơng tác cấp phép và thanh tra nhiều cơ sở đã nhận thức được tầm quan trọng của cơng tác đảm bảo an tồn bức xạ và tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ ngày một tốt hơn. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về an tồn và kiểm sốt bức xạ được hình thành và phát triển từ Trung ương đến địa phương gồm 63 tỉnh thành phố. Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình triển khai thực hiện Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng cho thấy hệ thống văn bản này cũng cịn nhiều thiếu sót, bất cập cần phải nghiên cứu, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn quản lý.

Qua thực tiễn nghiên cứu hệ thống pháp luật về an tồn và kiểm sốt bức xạ trong giai đoạn này học viên cho rằng hệ thống văn bản pháp luật nêu trên còn những hạn chế sau đây:

- Hệ thống còn thiếu quy định điều chỉnh về vấn đề đảm bảo an toàn bức xạ đối với cơ sở hạt nhân vì thực tế Việt Nam có lị phản ứng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt nhưng sau hơn 20 năm hoạt động và sau hơn 10 năm thực hiện Pháp lệnh An toàn và Kiểm sốt bức xạ chúng ta khơng có một văn bản pháp luật và cũng như tiêu chuẩn điều chỉnh về nội dung này.

- Hệ thống văn bản ban hành còn chậm, thiếu đồng bộ, tản mạn không

đáp ứng được yêu cầu thực tiễn làm giảm hiệu quả quản lý.

- Hệ thống văn bản pháp luật về an tồn và kiểm sốt bức xạ quy định

có một số nội dung khơng sát với thực tiễn và yêu cầu quản lý gây khó khăn người triển khai thực hiện như là việc khơng phân cấp các loại hình hoạt động để có cách thức quản lý phù hợp.

- Chưa có quy định, hướng dẫn việc đảm bảo an tồn đối với việc khai

thác, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu chuyển nhượng và việc quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, cũng như việc thanh lý các nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ; vấn đề quy hoạch kho lưu giữ chất thải phóng xạ; quy định đối với kiểm sốt chiếu xạ nghề nghiệp, chiếu xạ y tế và chiếu xạ đối với dân chúng.

- Chưa phân cấp rõ phạm vi ảnh hưởng của sự cố bức xạ để có biện pháp ứng phó phù hợp, chưa có cơ chế phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc ứng phó sự cố bức xạ. Mặc dù trong Pháp lệnh có một Chương quy định về nội dung giải quyết ứng phó sự cố nhưng trong thực tế giải quyết một số sự cố bức xạ ở Cơng ty xi măng Hồ Bình và ở Vũng Tàu đã gặp nhiều lúng túng trong điều hành giải quyết sự cố do văn bản quy định không rõ cơ chế phối hợp.

- Khơng có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong việc kiểm soát vận

chuyển và xuất, nhập khẩu nguồn phóng xạ nên việc quản lý nhập khẩu, vận chuyển nguồn phóng xạ khơng được quản lý chặt chẽ do việc thẩm định và

cấp giấy phép thực hiện trước khi công việc này được tiến hành nên chủ yếu cơ quan quản lý an toàn bức xạ thẩm định trên hồ sơ cơ sở cung cấp khi xin giấy phép nhưng trong thực tế khi tiến hành công việc này cơ sở có thực hiện đúng các quy định của pháp luật và quy định của giấy phép khơng thì lại khơng được giám sát chặt chẽ. Trong khi đó hoạt động vận chuyển nguồn phóng xạ cũng là một hoạt động chứa đựng đầy rủi ro.

Với những khoảng trống pháp lý, trước đòi hỏi của thực tiễn quản lý, cũng như đáp ứng được các yêu cầu của quốc tế đối với vấn đề khá nhạy cảm này trong quá trình hội nhập, nhất là khi Việt Nam có chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân đặt ra cho Việt Nam phải khẩn trương xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý trong lĩnh vực này, Với lý do đó, Việt Nam đã xây dựng và ban hành Luật Năng lượng nguyên tử nhằm thay thế Pháp lệnh An tồn và Kiểm sốt bức xạ. Luật Năng lượng nguyên tử đã được Quốc hội khố 12 thơng qua ngày 03/6/2008 và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2009.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử ở việt nam hiện nay (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)