Giai đoạn từ khi có Luật Năng lượng nguyên tử cho đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử ở việt nam hiện nay (Trang 64 - 67)

2.2. Thực trạng pháp luật về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực

2.2.2. Giai đoạn từ khi có Luật Năng lượng nguyên tử cho đến nay

Luật Năng lượng nguyên tử gồm XI chương, 93 điều. Chương I. Những quy định chung (gồm 12 điều, từ Điều 1 đến Điều 12); Chương II. Các biện pháp đẩy mạnh phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (gồm 6 điều, từ Điều 13 đến Điều 18); Chương III. An toàn bức xạ, an toàn hạt nhân và an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân (gồm 3 điều từ Điều 34 đến Điều 36); Chương V. Cơ sở hạt nhân (gồm 21 điều, từ Điều 37 đến Điều 57); Chương VI. Thăm dị, khai thác, chế biến quặng phóng xạ (gồm 2 điều, từ Điều 58 đến Điều 59); Chương VII. Vận chuyển và nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ, thiết bị hạt nhân (gồm 8 điều, từ Điều 60 đến Điều 67); Chương VIII. Dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử (gồm 4 điều, từ Điều 68 đến Điều 71); Chương IX. Khai báo và cấp giấy phép (gồm

10 điều, từ Điều 72 đến Điều 81); Chương X. Ứng phó sự cố, bồi thường thiệt hại bức xạ, hạt nhân (gồm 10 điều, từ Điều 82 đến Điều 91); Chương XI. Điều khoản thi hành (gồm 02 điều, từ Điều 92 đến Điều 93).

Sau khi triển khai thực hiện Luật Năng lượng nguyên tử, về cơ bản đã khắc phục được những hạn chế và bất cập trong quá trình triển khai thực hiện Pháp lệnh An tồn và Kiểm sốt bức xạ và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh. Một điểm mới đáng kể trong Luật Năng lượng nguyên tử là đã quy định 01 chương về các biện pháp đẩy mạnh phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử; các hoạt động dịch vụ ứng dụng NLNT; phân loại các hoạt động có liên quan đến bức xạ, loại hình hoạt động nào chỉ phải xin giấy phép tiến hành công việc bức xạ và loại hình hoạt động nào phải xin giấy phép hoạt động của cơ sở bức xạ. Đồng thời cũng quy định hồ sơ xin cấp phép và trách nhiệm đảm bảo an tồn cho mỗi loại hình cơng việc bức xạ là khác nhau đối với từng công việc bức xạ cụ thể. Nội dung này đã được nhiều tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đón nhận một cách tích cực. Tại Điều 18 Luật Năng lượng nguyên tử đã quy định cụ thể các công việc bức xạ cần phải xin phải xin cấp giấy phép hoạt động cơ sở bức xạ. Quy định trên khác với quy định trước đây ở chỗ khi tổ chức, cá nhân thường xuyên tiến hành công việc bức xạ có gắn với nguồn bức xạ thì đều phải xin giấy phép hoạt động cơ sở bức xạ. Đối với cơ sở bức xạ khi xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động của cơ sở đều phải xin cấp phép. Quy định này đã loại trừ một số loại hình cơng việc khơng phải xin cấp giấy phép hoạt động cơ sở bức xạ; tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tổ chức, cá nhân tiến hành các công việc bức xạ không phải là cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân vì đã giúp các đối tượng này tiết kiệm thời gian, công sức cũng như tiền bạc. Đồng thời, Luật Năng lượng nguyên tử đảm bảo được tính chặt chẽ trong quản lý an tồn đối với các loại hình cơng việc không phải xin cấp phép hoạt động cơ sở bức

xạ, cơ sở hạt nhân. Vì tất cả các cơng việc bức xạ khi tiến hành đều phải xin giấy phép tiến hành công việc bức xạ, do tính chất đặc thù của từng cơng việc bức xạ mà việc đảm bảo an tồn bức xạ có những quy định riêng căn cứ vào mức độ nguy hiểm, cũng như những rủi ro có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, Luật Năng lượng nguyên tử có những quy định mới so với Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành trước đây đó là quy định về cơ sở hạt nhân và bảo đảm an toàn hạt nhân; vấn đề bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, đồng thời quy định về mức bồi thường thiệt hại bức xạ, hạt nhân và trách nhiệm bồi thường thiệt hại bức xạ, thiệt hại hạt nhân; phân mức xác định sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân để có phương án, kế hoạch ứng phó phù hợp.

Luật Năng lượng nguyên tử và các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành đã tạo được khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh so với các yêu cầu của IAEA và đã khắc phục được hạn chế của hệ thống pháp luật trước đây điều chỉnh lĩnh vực này và đang từng bước đi vào cuộc sống một cách có hiệu quả thể hiện là các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động trong lĩnh vực NLNT ngày càng nhận thức đầy đủ và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này.

Trên cơ sở Luật Năng lượng nguyên tử ra đời, Chính phủ đã ban hành 04 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 32 quyết định; ban hành 42 thông tư để hướng dẫn thi hành các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; ban hành 63 tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam về an toàn bức xạ và an toàn hạt nhân (trong đó có 44 tiêu chuẩn về an toàn bức xạ, 19 tiêu chuẩn về an toàn hạt nhân).

Nhìn chung, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực NLNT đã được hình thành và áp dụng bước đầu có hiệu quả. Tuy nhiên, cịn một số quy định trong

Luật Năng lượng nguyên tử chưa phù hợp với các khuyến cáo của IAEA và thông lệ quốc tế. Trong quá trình thực hiện Luật Năng lượng nguyên tử, đã bộc lộ một số bất cập như chưa có nhiều quy định trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử về ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các ngành kinh tế xã hội (chương II) so với quy định về cơ sở hạt nhân, an tồn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ (về nhà máy điện hạt nhân- chương 3, 4, 7, 10).

Đối với các quy định về điện hạt nhân, do chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoàn toàn mới ở Việt Nam, chưa hiểu hết đặc thù về bảo đảm an toàn, an ninh đối với nhà máy ĐHN và còn phụ thuộc vào pháp luật của các lĩnh vực có liên quan (Đầu tư, Xây dựng, Bảo vệ mơi trường…).

Với những bất cập nêu trên cần thiết phải bổ sung, sửa đổi nội dung về ứng dụng NLNT trong dự án Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi trong đó nhấn mạnh vai trị và các cơ chế chính sách thúc đẩy ứng dụng NLNT phục vụ phát triển kinh tế xã hội cũng như các quy định làm rõ vai trò thống nhất quản lý của nhà nước đối với các giai đoạn của nhà máy điện hạt nhân nhằm đảm bảo yêu cầu công khai minh bạch trong quản lý nhà nước, bảo đảm tính phù hợp, thống nhất của Luật Năng lượng nguyên tử với Hiến pháp, các đạo luật có liên quan, với các điều ước quốc tế đang có hiệu lực mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử ở việt nam hiện nay (Trang 64 - 67)