Về việc tổ chức thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử ở việt nam hiện nay (Trang 75 - 80)

2.3. Thực tiễn quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực ứng dụng năng

2.3.3. Về việc tổ chức thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng

dụng năng lượng nguyên tử

Cục Năng lượng nguyên tử là cơ quan quản lý nhà nước, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển NLNT trên phạm vi cả nước và thực hiện các hoạt động sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý của Cục. Cục Năng lượng nguyên tử có một số chức năng, nhiệm vụ chính như sau (theo Quyết định số 3228/QĐ-BKH&CN ngày 22/10/2013 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cục NLNT):

- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, trình Bộ trưởng: Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm, cơ chế, chính sách, đề án, dự án đối với các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển NLNT; Các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển và dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT.

- Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức thẩm định, giám định, kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu các quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, cơng trình phục vụ phát triển tiềm lực năng lượng nguyên tử trong các ngành kinh tế - kỹ thuật theo phân công của Bộ trưởng Bộ KH&CN.

- Chủ trì thống kê, đánh giá và tổng hợp nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực NLNT; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực KH&CN, chuyên gia, quản lý nhà nước trong lĩnh vực NLNT; hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động về quản lý tri thức hạt nhân.

- Chủ trì tổ chức đánh giá, đề xuất kế hoạch, giải pháp và phối hợp tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia phục vụ phát triển điện hạt nhân.

- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ phát triển điện hạt nhân, phát triển ứng

dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các ngành kinh tế - kỹ thuật; Tổ chức tuyên truyền và phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi chức năng được giao.

- Chủ trì xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển NLNT; thống kê, đánh giá và dự báo phát triển ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các ngành kinh tế kỹ thuật.

- Tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong phát triển, ứng dụng NLNT; tham gia nghiên cứu, đề xuất việc ký kết, gia nhập, thực hiện các điều ước, thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực NLNT.

- Phối hợp tổ chức thực hiện cơng tác đảm bảo an tồn, an ninh, thanh sát hạt nhân, ứng phó sự cố hạt nhân.

- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, dịch vụ kỹ thuật, xúc tiến đầu tư, chuyển giao công nghệ, thông tin, tuyên truyền, đào tạo và bồi dưỡng nhân lực phục vụ phát triển, ứng dụng NLNT v.v.. [5].

Các Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực NLNT ở địa phương. Tại các sở thì tình trạng thiếu nhân lực rất rõ, hầu cán bộ phụ trách cơng tác quản lý an tồn bức xạ không được đào tạo về vật lý hạt nhân là chuyên môn về lĩnh vực mình quản lý. Kiến thức về an tồn bức xạ của cán bộ Sở chủ yếu thu nhận được từ các khoá tập huấn ngắn hạn do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức. Cán bộ quản lý trong lĩnh vực này ở Sở chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực khác của Sở, chính vì vậy mà số cán bộ này chưa tập trung làm tốt công việc được giao.

Ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ là một lĩnh vực địi hỏi nhân lực có trình độ cao, có khả năng làm chủ công nghệ mới hiện đại, phức tạp. Trong khi đó, chúng ta đang đứng trước nguy cơ cao về thiếu hụt lực lượng chuyên gia do số lượng lớn các cán bộ sẽ nghỉ hưu trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 (theo thống kê hiện trạng và rà soát, đánh giá nhu cầu nhân lực đến năm 2020 trong lĩnh vực NLNT).

Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực NLNT, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử” (Quyết định số 1558/QĐ-TTg ngày 18/8/2010) do Bộ GD&ĐT triển khai thực hiện. Trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT, Bộ KH&CN và Tập đoàn điện lực Việt Nam đã tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án. Tuy nhiên, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian qua mới chỉ tập trung phát triển nhân lực cho điện hạt nhân mà chưa có một kế hoạch quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ. Để xây dựng Kế hoạch quốc gia này, Bộ KH&CN cần sớm hoàn thành việc đánh giá hiện trạng, đề xuất nhu cầu, giải pháp, xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt [2, tr.5].

Việc thiếu nguồn nhân lực là một trong những ngun nhân chính dẫn tới hiệu quả cơng tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng NLNT chưa đạt được kết quả cao.

Thực trạng việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử

Các hoạt động ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ được triển khai thực hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau: y tế, nông nghiệp, công nghiệp, tài nguyên và môi trường, xây dựng, giao thông vận tải.. nên việc thực hiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động này chủ yếu thuộc về bộ chủ quản. Hiện nay, ứng dụng bức xạ trong y tế ở Việt Nam được coi là phát triển và có tiềm năng hơn cả. Vì vậy học viên đặt vấn đề nghiên cứu hệ thống quản lý nhà nước về ứng dụng bức xạ trong y tế làm ví dụ điển hình.

Các hoạt động ứng dụng bức xạ trong y tế vừa có thể là đối tượng quản lý của Bộ Y tế, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế, vừa là đối tượng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, cơ quan quản lý nhà nước về khoa

học và cơng nghệ nói chung, về NLNT nói riêng, đặc biệt là về an tồn bức xạ, quản lý nguồn phóng xạ. Ngồi ra, việc quản lý này có thể liên quan đến nhiều bộ, ngành khác như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, vv ... cũng như các vụ chức năng khác nhau trong Bộ Y tế, cụ thể là Cục Khoa học, Công nghệ và Đào tạo quản lý về khoa học và công nghệ, Vụ Điều trị quản lý về chuyên môn ứng dụng bức xạ trong chẩn đốn và điều trị bệnh, thậm chí việc quản lý xây dựng các cơng trình và trang thiết bị y tế lớn như PET, Cyclotron lại thuộc đối tượng quản lý của Vụ Trang thiết bị và Cơng trình Y tế; đồng vị phóng xạ muốn được sử dụng trong các cơ sở y tế phải được sự cấp phép của Cục Quản lý Dược của Bộ Y tế. Khi một thiết bị X-quang hoặc xạ trị được đặt ở một cơ sở y tế thuộc địa phương nào thì đương nhiên lại được đặt dưới sự quản lý về chuyên môn của Sở Y tế của địa phương đó, đồng thời lại chịu sự quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ về an tồn bức xạ. Mặt khác, trong q trình thực hiện các hoạt động quản lý này, các vụ chức năng của Bộ Y tế cũng như các Sở Khoa học và Cơng nghệ.

Chính vì vậy, việc quản lý các hoạt động ứng dụng bức xạ trong các bộ, ngành có tính chất đan xen, phối hợp: vừa được quản lý trực tiếp bởi Bộ Khoa học và Cơng nghệ và chính Bộ chủ quản (thơng qua các đơn vị quản lý: các Cục, Vụ chức năng và các Sở liên quan tại các địa phương); vừa được phối hợp quản lý thông qua các Bộ, ngành và địa phương liên quan.

Trên thực tế, trước đây các hoạt động ứng dụng bức xạ trong các bộ, ngành được chính các bộ, ngành đảm nhiệm. Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý của mình qua việc quản lý an tồn bức xạ, quản lý nguồn phóng xạ qua Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, cơ quan trong thời gian dài là duy nhất trong lĩnh vực NLNT ở Việt Nam. Vai trị quản lý an tồn bức xạ, thực hiện các hoạt động thanh kiểm tra, cấp phép cho các cơ sở bức xạ, quản lý nguồn phóng xạ thực sự chỉ được tiến hành bài bản sau khi Cục An toàn bức xạ và hạt nhân ra đời. Vai trò thúc đẩy phát triển ứng dụng bức xạ trước đây do

Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam thực hiện, tuy nhiên mới ở mức độ thông qua các dự án hợp tác kỹ thuật của IAEA, chủ yếu là qua việc cung cấp một số trang thiết bị, trao đổi thông tin, đào tạo cán bộ, chưa thực sự có tác dụng thúc đẩy phát triển ở tầm dài hạn hoặc ở mức độ ngành, chưa có vai trị điều phối, khuyến khích, tạo được cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển.

Ở các địa phương, tùy theo sự phát triển ứng dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ và kỹ thuật hạt nhân ở từng địa phương mà có bộ máy quản lý nhà nước tương ứng. Trong hầu hết các Sở Khoa học và Cơng nghệ đều có các phịng, bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách quản lý về an tồn bức xạ, chưa có bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách quản lý về phát triển, ứng dụng NLNT.

Trên thực tế, hệ thống quản lý nhà nước về phát triển, ứng dụng NLNT ở Việt Nam có thể được mơ tả bằng sơ đồ sau đây:

Hình 2.2. Hệ thống quản lý nhà nước về phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử ở Việt Nam

(Nguồn: Nguyễn Thị Yên Ninh (2011), Nghiên cứu thực tiễn trong nước và quốc tế; đề xuất giải pháp kiện toàn và tăng cường quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử, Báo cáo tổng kết đề án nghiên cứu cấp bộ, Cục Năng lượng nguyên tử, Bộ Khoa học và Cơng nghệ, tr.45)

CHÍNH PHỦ BỘ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Các sở liên quan: - Sở Y tế - Sở Công nghiệp - Sở Nông nghiệp CÁC BỘ, NGÀNH (Y tế, Công thương, Nông nghiệp, Xây dựng, Tài nguyên & Môi trường, Giao thông

vận tải, vv…) Các Vụ liên quan: -Vụ KH, CN & MT - Vụ KH&CN - Cục ĐT& KHCN Cục NLNT Các Sở KH&CN Viện NLNTVN Các cơ sở ứng dụng bức xạ & đồng vị phóng xạ Cục ATBX&HN

Ở các địa phương có mức độ phát triển, ứng dụng NLNT mạnh, có các cơ sở hạt nhân, cơ sở bức xạ lớn như thành phố Hà Nội, trong Sở KH&CN có phịng An tồn bức xạ và hạt nhân (Hà Nội), Phịng quản lý cơng nghệ và Sở hữu trí tuệ (Lâm Đồng), Phịng Quản lý Cơng nghệ (TP. Hồ Chí Minh) thực hiện chức năng quản lý về cơng nghệ, an tồn bức xạ, cụ thể là: Tổ chức thẩm định an toàn bức xạ và cấp giấy phép sử dụng thiết bị phát tia X dùng trong y tế; Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức khai báo, thống kê; báo cáo định kỳ các nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, chất thải phóng xạ và các hoạt động bức xạ; Xây dựng kế hoạch phòng, chống, khắc phục sự cố bức xạ và hạt nhân ở địa phương; Hướng dẫn các cơ sở bức xạ và hạt nhân xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố bức xạ và hạt nhân.

Ở các địa phương khác, chức năng quản lý về an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc về các phòng Quản lý Khoa học cơ sở (Đồng Nai), Phòng Quản lý Sở hữu Trí tuệ - An toàn bức xạ (Bạc Liêu, Hậu Giang, Ninh Bình, Tuyên quang); Phịng Quản lý Cơng nghệ (TP. Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Quảng Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hịa), Phịng Quản lý Cơng nghệ và An toàn bức xạ (Hà Nam, Bà Rịa-Vũng Tàu); Phòng Quản lý chuyên ngành (Thái Bình, Lào Cai, Nam Định, Kiên Giang), Phịng Quản lý cơng nghệ và An tồn bức xạ (Sơn La), Phịng Quản lý Khoa học và Cơng nghệ (Lai Châu) [17, tr.44-47].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử ở việt nam hiện nay (Trang 75 - 80)