Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử ở việt nam hiện nay (Trang 89 - 94)

Năng lượng nguyên tử trở thành một lĩnh vực có đóng góp ngày càng hiệu quả cho phát triển kinh tế xã hội, do đó Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và chỉ đạo sát sao nhằm phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước một cách bền vững và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử ở Việt Nam là xu thế và nhu cầu tất yếu đã được Đảng và Nhà nước cụ thể hoá bằng đường lối và chính sách nhất quán phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hồ bình, nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển, nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của quốc gia, góp phần tích cực vào việc gìn giữ, bảo vệ mơi trường và phát triển bền vững. Vấn đề phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử đặt ra nhu cầu hoàn thiện và tăng cường năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng NLNT. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử, học viên xin đề xuất một số giải pháp cơ bản để tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, cụ thể như sau:

3.1.1. Hoàn thiện hệ thống văn ản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử

Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ và thống nhất để làm cơng cụ quản lý có hiệu quả trong việc thực hiện quản lý nhà nước. Để hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này cần phải:

- Sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008

Luật Năng lượng nguyên tử có hiệu lực từ ngày 01/1/2009 đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động trong lĩnh vực NLNT và bảo đảm an toàn, an ninh trong các hoạt động đó. Luật Năng lượng nguyên tử ra đời đã có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy phát triển ứng dụng NLNT vì mục đích hịa bình ở Việt Nam và bảo đảm an toàn, an ninh. Chương II của Luật dành riêng cho việc quy định về các biện pháp đẩy mạnh, phát triển, ứng dụng NLNT. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động phát triển ứng dụng NLNT trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội cho thấy sự cần thiết phải cụ thể hóa trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ KH&CN, các Bộ, ngành liên quan đối với lĩnh vực ứng dụng NLNT (ngoài các hoạt động bảo đảm an tồn, an ninh đã được cụ thể hóa cơ bản tại các văn bản dưới Luật). Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 cần được sửa đổi, bổ sung cần quy định bổ sung các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong suốt các giai đoạn của nhà máy điện hạt nhân; khái niệm về ứng dụng năng lượng nguyên tử và các quy định về phát triển, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ phục vụ phát triển kinh tế xã hội, quy định vai trò, trách nhiệm cụ thể cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng NLNT trong Luật. Đây là vấn đề lớn có tính chất liên ngành, cần sớm triển khai thực hiện sau khi tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Luật Năng lượng nguyên tử 2008 để khắc phục những bất cập về yêu cầu quản lý trong thực tiễn, phù hợp với luật pháp quốc gia và thơng lệ quốc tế, bảo đảm tính thống nhất của Luật NLNT với Hiến pháp, các đạo luật có liên quan, với các điều ước quốc tế đang có hiệu lực mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia [13, tr.7-8].

- Đẩy nhanh việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 sửa đổi và các quy chuẩn kỹ thuật cần phải ban hành để có hệ thống văn bản đồng bộ trong quá trình triển khai thực hiện Luật.

- Xây dựng quy hoạch hệ thống văn bản cũng như hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nhằm thực hiện có hiệu quả việc quản lý trong lĩnh vực ứng dụng NLNT. Căn cứ vào quy hoạch này cơ quan quản lý có kế hoạch sắp xếp thời gian cũng như nhân lực thực hiện xây dựng văn bản để có chất lượng đồng thời có kế hoạch ưu tiên xây dựng văn bản theo thứ tự sao cho phù hợp với thực tiễn quản lý tránh chồng chéo hoặc bỏ sót nội dung quản lý tạo cơ sở pháp lý đáp ứng nhu cầu quản lý hiện tại cũng như trong tương lai và ngày một chuẩn hoá theo chuẩn mực quốc tế nhưng phù hợp tình hình phát triển của Việt Nam.

- Nghiên cứu, đề nghị sửa đổi bổ sung những quy định không phù với thực tiễn quản lý gây khó khăn cho cơ quan quản lý cũng như đối tượng áp dụng để có điều chỉnh phù hợp mang lại hiệu quả, hiệu lực trong quản lý, cụ thể là sự cần thiết phải ban hành văn bản về phát triển ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và chế tài phù hợp để có

quy định pháp lý đầy đủ và thúc đẩy ứng dụng NLNT phục vụ phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế [13, tr.7-8].

3.1.2. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử năng lượng nguyên tử

- Có cơ cấu tổ chức phù hợp đáp ứng nguyên tắc hoạt động quản lý ứng dụng NLNT phải bảo đảm khách quan, khoa học. Cần thiết phải xây dựng một cơ quan quản lý về an toàn bức xạ, hạt nhân độc lập với cơ quan nghiên cứu triển khai, cơ quan phát triển, ứng dụng NLNT để đảm bảo tính khách quan trong cơng tác quản lý an toàn. Đồng thời phải xây dựng tổ chức quản lý phát triển, ứng dụng NLNT ở địa phương.

-Tăng cường đội ngũ nhân lực cho cơ quan quản lý nghiên cứu, phát triển ứng dụng NLNT đặc biệt là nhân lực có chất lượng. Để thực hiện tốt những nhiệm vụ theo chức năng, cơ quan quản lý cần phải có đủ nguồn nhân lực đáp ứng cả về số lượng lẫn chất lượng và đây được coi là một điều kiện

tiên quyết để có thể đảm bảo các cơng việc có yếu tố chuyên môn rất đặc thù trong lĩnh vực này. Việc tuyển chọn, thu hút và đào tạo đội ngũ nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển ứng dụng NLNT nói chung hiện nay là rất cấp bách vì hiện tại đội ngũ này rất mỏng và chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trước mắt. Do vậy, ngay từ bây giờ phải có kế hoạch và hành động cụ thể để đáp ứng được nhu cầu nhân lực về số lượng, trình độ, chuyên ngành và chun gia có trình độ cao cho chương trình phát triển NLNT nói chung và cho công tác quản lý nhà nước về ứng dụng NLNT nói riêng theo quan điểm phát triển nguồn nhân lực phải đi trước một bước đặc biệt là đội ngũ nhân lực cán bộ làm công tác quản lý; cán bộ làm cơng tác hoạch định chính sách và pháp luật.

Để thu hút đội ngũ nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực này ngoài việc phải xây dựng cơ chế tài chính, các chế độ chính sách đãi ngộ xứng đáng thu hút nhân lực có trình độ, có chun mơn, nghiệp vụ phục vụ ngành cịn phải xây kế hoạch đào tạo ngắn hạn, dài hạn trong nước cũng như ở nước ngồi cho cán bộ đang cơng tác trong các cơ quan quản lý nhà nước về nghiên cứu, phát triển ứng dụng NLNT nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, cán bộ làm cơng tác hoạch định chính sách. Bên cạnh đó phải xây dựng và hoàn thiện chương trình, giáo trình giảng dạy, đào tạo các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử theo hướng tiên tiến, hiện đại gắn lý thuyết với thực nghiệm, gắn nhà trường với nghiên cứu, ứng dụng và hồn thiện cơ chế chính sách đãi ngộ đối với người theo học ngành NLNT và chế độ trao học bổng đào tạo ở nước ngoài cho sinh viên theo học chuyên ngành vật lý hạt nhân đạt kết quả học tập giỏi trong năm đầu tiên ở bậc đại học.

- Tăng cường năng lực kỹ thuật cho cơ quan quản lý nhà nước

toàn hạt nhân với đầy đủ trang thiết bị hiện đại. Việc tăng cường trang thiết bị máy móc kỹ thuật cho các cơ quan quản lý từ trung ương tới địa phương phục vụ cho công tác quản lý là rất quan trọng nhằm thực hiện tốt công tác thẩm định, cơng tác thanh tra cũng như ứng phó sự cố trong tình huống khẩn cấp. Bởi năng lượng nguyên tử là một chuyên ngành địi hỏi tính chun nghiệp cao và cũng rất đặc thù việc đảm bảo an tồn bức xạ khơng thể thực hiện được nếu khơng có thiết bị chun dụng, vì con người khơng thể nhận biết được bức xạ cũng ảnh hưởng của bức xạ đối với con người và môi trường. Do vậy, để thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực này ngồi cơng cụ quản lý bằng pháp luật thì trang thiết bị kỹ thuật chuyên ngành là một công cụ hỗ trợ quản lý không thể thiếu để thực hiện quản lý an toàn trong các hoạt động ứng dụng năng lượng nguyên tử. Cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này khơng thể thực hiện tốt cơng việc của mình nếu chỉ có con người mà khơng có trang thiết bị phù hợp. Điều này cho thấy việc tăng cường năng lực kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý là một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo các hoạt động quản lý của Nhà nước và cần phải ngày một chuẩn hoá theo chuẩn mực quốc tế.

3.1.3. Đẩy mạnh các hoạt động khác của cơ quan quản lý trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử vực ứng dụng năng lượng nguyên tử

Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch tham gia các điều ước quốc tế trong lĩnh vực NLNT tạo sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế với việc phát triển chương trình điện hạt nhân của Việt Nam.

Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực. Đặc biệt với các quốc gia có nền cơng nghiệp hạt nhân phát triển để tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước trong việc đào tạo, chuyển giao công nghệ về ứng dụng năng lượng bức xạ. Thông qua hoạt động này chúng ta có cơ hội để chia sẻ, học tập kinh nghiệm từ quốc tế trong

việc ứng dụng năng lượng bức xạ và phát triển điện hạt nhân nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân lực của ngành NLNT nói chung và nhân lực trong ứng dụng NLNT nói riêng.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về NLNT để mọi đối tượng có nhận thức đúng đắn và nghiêm chỉnh thức hiện các quy định của pháp luật nhằm bảo đảm an toàn bức xa, an toàn hạt nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử ở việt nam hiện nay (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)