Trình tự, thủ tục hưởng trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật từ thực tiễn tại thành phố hà nội (Trang 38 - 44)

2.1. Thực trạng pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

2.1.2. Trình tự, thủ tục hưởng trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

Để được hưởng trợ giúp xã hội, pháp luật Việt Nam hay pháp luật các quốc gia khác đều quy định các điều kiện, thủ tục để được hưởng như về hồ sơ, trình tự xin hưởng trợ giúp.

Đối với đối tượng được trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng:

Ngoài các điều kiện xác định đối tượng, để được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng, người khuyết tật phải tuân thủ những thủ tục nhất định. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội của người khuyết tật phải đầy đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 28/2012/NĐ-CP gồm:

a) Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

b) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật; c) Bản sao Sổ hộ khẩu;

d) Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;

đ) Bản sao Quyết định của cơ sở chăm sóc người khuyết tật về việc chuyển người khuyết tật về gia đình đối với trường hợp đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội;

bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con đang nuôi dưới 36 tháng tuổi đối với trường hợp đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi [13, Điều 20].

So với quy định trước đây tại Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT – BLĐTBXH - BTC thì thành phần hồ sơ xin hưởng trợ cấp thường xuyên gồm đơn đề nghị hưởng trợ cấp của bản thân đối tượng; sơ yếu lí lịch của người khuyết tật, biên bản họp hoặc văn bản xác nhận của cơ quan y tế về mức độ khuyết tật; quyết định của cơ quan bảo trợ xã hội trong trường hợp chuyển đối tượng về cộng đồng thì hiện nay tại Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngoài các giấy tờ trên thì bản thân người khuyết tật hoặc gia đình của họ cần chuẩn bị thêm bản sao Sổ hộ khẩu gia đình, bản sao chứng minh nhân dân và giấy khai sinh của người khuyết tật. Đối với người khuyết tật đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi phải có thêm giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở y tế, giấy khai sinh của con dưới 36 tháng tuổi.

Sau khi chuẩn bị xong đầy đủ giấy tờ trên, đối tượng xin hưởng trợ giúp xã hội gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội) tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ đối tượng và niêm yết công khai kết luận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 07 ngày;

Khi hết thời gian niêm yết công khai, nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội bổ sung biên bản họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội vào hồ sơ của đối tượng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quyết định hoặc có thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã về lý do không được trợ cấp xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc;

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét và ký Quyết định trợ giúp xã hội thường xuyên ở cộng đồng cho người khuyết tật..

Như vậy, người khuyết tật được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên còn phải đảm bảo quy trình, thủ tục xét duyệt hết sức phức tạp, chặt chẽ, không phải cứ thuộc đối tượng khuyết tật nặng, đặc biệt nặng là được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên mà họ còn phải trải qua giai đoạn hoàn thiện hồ sơ, thẩm tra, xác minh của chính quyền. Những thủ tục này một mặt đảm bảo được tính thực tiễn khi xem xét trên cơ sở hoàn cảnh thực tế của đối tượng trong môi trường cộng đồng nhưng lại hạn chế bởi sự phức tạp cũng như sự lạm dụng của chủ thể thực hiện.

Đối với đối tượng được hưởng trợ giúp xã hội đột xuất

Trình tự, thủ tục trợ giúp xã hội đột xuất được quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP. Theo đó:

a) Trưởng thôn, bản, phun, sóc, ấp, cụm, khóm, tổ dân phố (sau đây gọi chung là Trưởng thôn) lập danh sách hộ gia đình và số người trong hộ gia đình thiếu đói cần hỗ trợ theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;

b) Trưởng thôn chủ trì họp với đại diện của các tổ chức có liên quan trong thôn để bình xét hộ gia đình, số người trong hộ gia đình thiếu đói gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

Trưởng thôn, Hội đồng xét duyệt thống nhất danh sách hộ gia đình và số người thiếu đói, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định;

d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

đ) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ;

e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính;

g) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp thiếu nguồn lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính;

h) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

i) Khi nhận được hỗ trợ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện ngay việc trợ giúp cho đối tượng bảo đảm đúng quy định;

k) Kết thúc mỗi đợt hỗ trợ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả hỗ trợ.

Đối với đối tượng được hưởng hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng (hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng).

Để được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng, đối tượng cũng phải đảm bảo quy trình lập hồ sơ, xét duyệt hồ sơ theo quy định chung. Nội dung và yêu cầu đối với hồ sơ của từng nhóm đối tượng khác nhau được quy định cụ thể tại các khoản 2, 3, 4 Điều 20 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng bao gồm: Tờ khai thông tin hộ gia đình theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật; Bản sao Sổ hộ khẩu; Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trường hợp người khuyết tật chưa được hưởng trợ cấp xã hội hoặc bản sao Quyết định hưởng trợ cấp xã hội của người khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội. (Khoản 2 Điều 20 Nghị định 28/2012/NĐ-CP).

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng bao gồm: Đơn của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) về đủ điều kiện nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định tại Điều 19 Nghị định này; Tờ khai thông tin người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bản sao Sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc; Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;Bản sao Sổ hộ khẩu của hộ gia đình người khuyết tật, nếu có; Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật; Bản sao Quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng của người khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội. (Khoản 3 Điều 20 Nghị định 28/2012/NĐ-CP).

Hồ sơ hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người khuyết tật đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi theo quy định như sau:

Trường hợp người khuyết tật chưa được hưởng trợ cấp xã hội, hồ sơ theo quy định về hồ sơ đối với đối tượng đề nghị hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

sơ bao gồm: Bản sao Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con dưới 36 tháng tuổi.

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ các đối tượng cũng nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã, trình tự, thủ tục xem xét, thẩm tra, thẩm định hồ sơ luật quy định cũng tương tự như trình tự, thủ tục xét đơn đề nghị hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

Qua những quy định về thủ tục xin hưởng trợ giúp xã hội cho người khuyết tật cho chúng ta thấy thủ tục hưởng chế độ trợ giúp xã hội cho người khuyết tật còn quá chặt chẽ. Chính sự chặt chẽ này làm cho quy định của pháp luật về trợ giúp xã hội phần nào mất đi tính nhân đạp của nó.

Đối với đối tượng được hưởng chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.

Để đảm bảo cho đối tượng khuyết tật được sống hòa nhập với cộng đồng, pháp luật cũng có quy định khi đối tượng khuyết tật đặc biệt nặng không có nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống trong môi trường cộng đồng mới được xem xét để được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ nuôi dưỡng. Về mặt thủ tục, đối tượng này phải đảm bảo về hồ sơ tiếp nhận và quy trình xét duyệt.

Hồ sơ tiếp nhận người khuyết tật đặc biệt nặng vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội gồm: Đơn đề nghị của người khuyết tật hoặc gia đình, người thân, người giám hộ người khuyết tật; Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Sơ yếu lý lịch của người khuyết tật có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật; Bản sao Sổ hộ khẩu; Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân; Biên bản của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội; Quyết định tiếp nhận của thủ trưởng cơ quan quản lý; Các văn bản, giấy tờ có liên quan khác, nếu có (khoản 1 Điều 23 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP).

Sau khi hoàn thiện hồ sơ, hồ sơ phải được gửi đến Ủy ban hành dân cấp xã, trong thời hạn quy định, hội đồng xét duyệt cấp xã tổ chức họp, xét duyệt đối tượng và thông báo kết quả công khai, nếu không có thắc mắc khiếu nại sẽ hoàn thiện hồ sơ gửi lên phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét giải quyết, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện là người có thẩm quyền ra quyết định đối với việc tiếp nhận đối tượng và nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ. Khi được tiếp nhận đối tượng và nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ đối tượng theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật từ thực tiễn tại thành phố hà nội (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)