Nhóm giải pháp từ phía cộng đồng xã hội, các tổ chức trợ giúp thực thi quyền SHTT.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới (Trang 120 - 125)

e) Đối với Cơ quan Toà Án:

3.3.2.3 Nhóm giải pháp từ phía cộng đồng xã hội, các tổ chức trợ giúp thực thi quyền SHTT.

thực thi quyền SHTT.

Trong tất cả các lĩnh vực, để có thể thực hiện có hiệu quả thì yếu tố con người luôn luôn đóng vai trò cốt yếu. Để việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ từ phía cộng đồng có hiệu quả, cần phải xây dựng một cộng đồng có “văn hoá sở hữu trí tuệ”. Xây dựng một cộng đồng “văn hoá sở hữu trí tuệ” là xây dựng một ý thức hệ về quyền sở hữu trí tuệ, là tạo ra cách sống và quan điểm đúng và đủ về quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi toàn xã hội.

Nhìn chung, nhận thức của cả xã hội Việt nam về vấn đề sở hữu trí tuệ vẫn ở mức độ thấp một phần do sở hữu trí tuệ là một vấn đề mới và khá phức tạp. Do vậy, để xây dựng được một cộng đồng như vậy, cần khẩn trương thực hiện những biện pháp sau:

Thứ nhất: Đào tạo về sở hữu trí tuệ ở mọi cấp trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam;

Theo kinh nghiệm, giáo dục về sở hữu trí tuệ được đưa vào từ mẫu giáo đến đại học, giáo trình, tài liệu giảng dạy sẽ được thiết kế phù hợp với nhận thức của từng bậc học, hoặc chuyên môn của người học. Bộ Giáo dục và đào tạo cần phải thành lập một Ban xây dựng chương trình về nội dung sở hữu trí tuệ ở giảng đường, biên soạn tài liệu giảng dạy và giáo trình. Có như vậy, chúng ta mới đào tạo được một thế hệ trẻ nhận thức rõ ràng về quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ hai: Tăng cường vai trò của các tổ chức dịch vụ Đại diện SHTT và các tổ chức Giám định giám định SHTT:

Từ thực tiễn hoạt động bảo vệ và thực thi quyền SHTT cho thấy, đây là hai tổ chức trung gian tham gia rất tích cực và hỗ trợ hiệu quả cho Chủ thể quyền và các cơ quan thực thi, trong việc đảm bảo tính hiệu quả, tính hợp pháp, kịp thời và tránh lãng phí thời gian cũng như tiền bạc của Chủ thể yêu

cầu thực thi quyền. Không thể phủ nhận vai trò của các tổ chức này đối với quá trình thực thi quyền, bởi vậy cần thiết phải có những hoạt động tích cực trong việc khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức này phát huy vai trò, góp phần hỗ trợ và định hướng cho quá trình thực thi của Chủ thể quyền.

Những sự hỗ trợ đối với các tổ chức này như là cần phải tạo một khung pháp lý phù hợp, rộng mở để các tổ chức này hoạt động hiệu quả hơn, cần có kế hoạch đào tạo nguồn cán bộ để bổ sung lực lượng cho các tổ chức này, tổ chức các khoá tập huấn, huấn luyện về SHTT, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tổ chức thường xuyên các kỳ sát hạch, tổ chức thi cấp chứng chỉ đại diện SHTT và cấp thẻ Giám định viên. Những hoạt động này sẽ góp phần tạo một đội ngũ những cá nhân, tổ chức tham gia vào việc hỗ trợ và thực thi quyền SHTT.

Thứ ba: Tuyên truyền về sở hữu trí tuệ tới đông đảo dân cư;

Cần tận dụng tối đa các phương tiện thông tin đại chúng trong việc phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ tới người dân. Hiện nay, vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã được nói đến nhiều trên báo giấy, báo điện tử, các phương tiện truyền hình, truyền thanh. Tuy nhiên, các chương trình này mới tập trung chủ yếu vào nhãn hiệu hàng hoá- nhóm đối tượng tài sản trí tuệ bị xâm phạm nhiều nhất. Vì vậy, một bộ phận lớn dân cư chỉ biết đến sở hữu trí tuệ ở góc độ hàng giả, hàng nhái Nhãn hiệu hay còn gọi là „„Thương hiệu‟‟. Do đó, những nội dung về sở hữu trí tuệ trên các phương tiện thông tin đại chúng nên đa dạng hoá về đối tượng cũng như về hình thức thể hiện. Chúng ta cần tiếp tục sử dụng lợi thế của các gameshow, tận dụng các chương trình phổ biến kiến thức, giải đáp pháp luật, thậm chí là các biểu ngữ trên đường phố.

Thường xuyên đưa các bản tin về tình hình vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên mọi phương tiện, đặc biệt là bản tin truyền hình, truyền thanh. Các

bản tin không chỉ đưa ra tình hình vi phạm quyền sở hữu trí tuệ mà còn làm rõ những tác động tiêu cực tới nền thương mại nói riêng và hình ảnh quốc gia nói chung. Các bản tin cần nhấn mạnh tới các biện pháp xử lý vi phạm hành chính, hình sự và dân sự đã thực hiện đối với các hành vi xâm phạm nhằm phát huy tác động răn đe và ngăn ngừa hành vi xâm phạm trong tương lai.

Ngôn ngữ sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng nhất thiết phải trong sáng, dễ hiểu. Bản thân sở hữu trí tuệ là một vấn đề phức tạp với những thuật ngữ khó hiểu, vì vậy cần thiết phải chuyển tải các vấn đề về sở hữu trí tuệ và bảo hộ sở hữu trí tuệ bằng ngôn ngữ đơn giản nhất, dung dị và dễ hiểu với đại bộ phận dân cư.

Phát huy vai trò của cán bộ địa phương trong công tác tuyên truyền, đặc biệt là ở những địa phương ở vùng xa, vùng sát biên giới, thậm chí việc sử dụng yếu tố văn hoá, tập tục bản địa để làm công cụ truyền đạt về SHTT cũng sẽ được tính đến và áp dụng. Đây là những người gần với dân nhất và hiểu rõ nhất phương thức truyền đạt nào là phù hợp nhất với địa phương mình.

KẾT LUẬN

Luận văn được kết cấu gồm 3 chương chính đã phần nào thể hiện được những nét cơ bản về vấn đề Thực thi quyền SHTT đối với KDCN ở Việt Nam ở thời điểm hiện nay. Từ khi gia nhập sân chơi chung WTO, những yêu cầu về đảm bảo thực thi quyền SHTT trở thành yếu tố bắt buộc đối với Việt Nam, đây một mặt vừa là cơ hội để Việt Nam xây dựng, củng cố hệ thống Pháp luật về SHTT, nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHTT, nhưng mặt khác đó cũng chính là một thách thức đối với Việt Nam về thực thi quyền ở thời điểm hiện tại.

Việc đảm bảo thực thi quyền SHTT đối với KDCN ở Việt Nam hiện nay, được thực hiện dựa trên những căn cứ Pháp lý là hệ thống pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tính đến thời điểm này, những căn cứ Pháp lý về thực thi quyền SHTT ở Việt Nam đã tương đối đầy đủ về mặt số lượng và cũng đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu của quốc tế về chất lượng. Tuy nhiên, để việc thực thi quyền SHTT được thực hiện một cách hiệu quả và kịp thời, chúng ta phải tập trung vào cơ chế thực thi quyền, các cách thức, biện pháp, các công cụ hỗ trợ để đảm bảo thực thi quyền hiệu quả, hợp lý, đúng Pháp luật và thuận lợi cho người thực hiện. Trong đó, vấn đề cơ chế thực thi quyền có thể được xem là vấn đề mấu chốt hiện nay, bởi sau khi đã xây dựng được một hệ thống Pháp luật khá đầy đủ, thì công việc còn lại là vận dụng những quy định đó để giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn đời sống. Việc thực thi quyền SHTT đối với KDCN ở Việt Nam hiện nay được thực hiện thông qua hoạt động tự bảo vệ của các chủ thể quyền, hoạt động thực thi của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, hoạt động hỗ trợ của các cơ quan đơn vị sự nghiệp và sự tôn trọng tuân thủ pháp luật về SHTT nói chung của toàn xã hội. Hoạt động thực thi có

thực hiện được hay không, thực hiện có hiệu quả hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào những đối tượng này, cũng như sự phối hợp liên đới giữa các đối tượng trong quá trình thực thi. Vai trò và trách nhiệm của mỗi đối tượng đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp lý, việc quan trọng là phải vận dụng sáng tạo và linh hoạt nó để tạo ra hiệu quả, năng suất thực thi quyền.

Để giúp hoạt động thực thi quyền SHTT đối với KDCN ở Việt Nam trong thời gian tới được hiệu quả hơn, một mặt Luận văn đã nghiên cứu các quy định của Pháp luật trong Nước về SHTT, mặt khác cũng tham khảo một số kinh nghiệm từ các quốc gia khác trên thế giới, và Pháp luật quốc tế, để qua đó có được cái nhìn tổng hợp, đánh giá đúng đắn về những điểm mạnh, điểm hạn chế của Việt Nam về thực thi quyền SHTT, qua đó nêu lên những giải pháp cụ thể nhằm khác phục những hạn chế, yếu kém, phát huy những điểm mạnh, nhằm tạo được hiệu quả thực thi quyền SHTT cao nhất trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới (Trang 120 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)