Thực trạng công tác thực thi quyền SHTT đối với KDCN ở Việt Nam những năm qua:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới (Trang 77 - 78)

những năm qua:

3.2.1 Thực trạng công tác thực thi quyền SHTT đối với KDCN ở Việt Nam những năm qua: những năm qua:

Ở Việt nam những năm qua, bên cạnh việc xâm phạm quyền đối với các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ như xâm phạm đối với Bản quyền tác giả, Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Nhãn hiệu… thì những hành vi xâm phạm quyền đối với KDCN cũng diễn ra hết sức „„sôi động‟‟, việc xâm phạm quyền đối với KDCN không chỉ của các chủ sở hữu là tổ chức cá nhân trong nước mà cả đối với KDCN của cả các tổ chức và cá nhân nước ngoài. Hoạt động xâm phạm quyền gắn liền với việc tạo ra lợi ích kinh tế một cách bất chính, bằng việc sử dụng tài sản của người khác, để tạo ra lợi ích cho mình, với việc làm đó thì lợi ích được tạo ra nhanh nhất và cũng ít tốn kém chi phí nhất. Với tâm lý và quan điểm như vậy, những năm qua các hành vi xâm phạm quyền đối với KDCN vẫn còn ở mức cao, mặc dù có dấu hiệu thay đổi, tuy nhiên hoạt động xâm phạm vẫn diễn ra phức tạp trên địa bàn cả nước.

Việc xâm phạm các KDCN diễn ra một cách rộng khắp, từ việc đánh cắp một cách trực tiếp đến việc đánh cắp một cách gián tiếp các tài sản trí tuệ của người khác, việc xâm phạm cũng được trải rộng trên phạm vi toàn lãnh lỗ, cũng như các nguồn xâm phạm từ nước ngoài chảy vào Việt Nam.

Thực tế hoạt động thực thi quyền SHTT của các cơ quan thực thi tại Việt Nam trong một số năm trở lại đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)