Hoạt động thực thi quyền của lực lƣợng Hải quan;

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới (Trang 81 - 82)

Luật SHTT đã quy định những căn cứ cụ thể về quyền và trách nhiệm của cơ quan Hải quan trong việc áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu liên quan đến SHTT, các quy tắc và điều kiện tạm dừng làm thủ tục Hải quan để thực thi bảo vệ quyền SHTT là những cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo cho cơ quan Hải quan trong việc thực thi bảo vệ quyền SHTT. Đến nay, lực lượng làm đầu mối, tham mưu công tác bảo vệ quyền SHTT đã được xây dựng từ cơ quan Tổng cục Hải quan tới các Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Lực lượng Hải quan Việt Nam đã kiểm soát phát hiện và xử lý thành công một số vụ vi phạm quyền SHTT tại cửa khẩu biên giới với giá trị lớn, tổng số tiền xử phạt ở mức tỷ đồng, hàng hoá vi phạm đã bị xử lý tiêu huỷ theo đúng quy định. Theo số liệu thống kê của hải quan, năm 2008 Tổng cục Hải quan đã tiếp nhận và xử lý 26 đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát có liên quan đến SHTT [14], nhưng lại chủ yếu liên quan đến Nhãn hiệu, các Nhãn hiệu như NOKIA, CHANEL, NIKE, SEIKO, HP, EPSON, SMIRNOFF, GUCCI, CASIO, ENSURE, ORAL-B, NEW ERACAP, GILETTE, PORCTER& GAMBLE … [14]. Như vậy, chúng ta thấy được

một thực trạng phổ biến hiện nay đó là mặc dù các hành vi xâm phạm đối với KDCN cũng diễn ra thường xuyên, tuy nhiên việc sử dụng biện pháp Hải quan để ngăn chặn ngay tại cửa khẩu dường như vẫn chưa được sử dụng rộng rãi, do vậy chưa phát huy được hiệu quả của biện pháp thực thi này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)