Nhằm đấu tranh hiệu quả hơn đối với nạn sản xuất hàng giả, Cộng hoà Pháp đã đưa ra một số chủ trương như sau:
Tăng cường hợp tác giữa Nhà nước với khu vực tư nhân (các doanh nghiệp). Pháp đã thành lập Uỷ ban quốc gia về chống hàng giả (CNAC). Cơ quan này đựơc thành lập vào năm 1995, đây là một cơ quan không chính thức, là nơi trao đổi hợp tác giữa Nhà nước và Tư nhân. Viện SHTT Pháp đảm nhận chức năng thư ký và nhiệm vụ chủ yếu của CNAC là phối hợp hành động của các tác nhân tham gia đấu tranh phòng chống hàng giả cho Ủy ban này;
Xác định việc chống hàng giả là một ưu tiên của Chính phủ: vào tháng 5/2003 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp thông qua kế hoạch hành động quốc gia chống hàng giả do CNAC đề xuất trên cơ sở ý kiến đóng góp của các thành viên. Tiếp theo ý kiến đóng góp của các thành viên vào tháng 6 năm 2004, Bộ trưởng Bộ kinh tế, tài chính đã đưa ra 11 biện pháp nhằm bổ sung và tăng cường kế hoạch hàng động nêu trên. Ý tưởng chung của 11 biện pháp này là tăng cường sự phối hợp hành động giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là Hải quan và các thương vụ Pháp ở nước ngoài [23].
Về phương pháp cụ thể đấu tranh chống hàng giả quan điểm của Chính phủ Pháp là phải can thiệp về cả cung lẫn cầu. Cung chủ yếu là sản xuất hàng giả ở nước ngoài; cầu là việc mua, tiêu thụ hàng hoá giả mạo của người tiêu dùng đang cư trú tại Pháp cũng như khi họ đi ra nước ngoài.
Đối với nguồn cung cấp hàng giả, Pháp đã áp dụng những biện pháp sau: Tăng nặng chế tài để tăng cường tính răn đe. Hai đạo luật của Pháp được ban hành đã tăng cường chế tài và tính răn đe đối với hàng giả, bao gồm: Thứ nhất là Luật Perben ban hành tháng 3 năm 2004 trong đó quy định hạ thấp ngưỡng áp dụng hình phạt và xác định việc làm hàng giả có tổ chức là
một tình tiết tăng nặng trách nhiệm. Các chế tài đưa ra gồm phạt tù đến 5 năm và phạt tiền đến 500.000 EUR [23]. Thứ hai là đạo luật ngày 01/08/2006, quy định chặt chẽ đối với việc sao chép để sử dụng vào mục đích cá nhân. Đây là vấn đề quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh có sự phát triển mạnh mẽ của internet. Việc ngăn chặn ngay từ đầu hoặc làm giảm các nguy cơ, thu hẹp quyền của người sử dụng không vì mục đích thương mại cũng là một cách hiệu quả để hạn chế cơ hội xâm phạm quyền, từ đó hạn chế việc phải thực thi quyền đối với các đối tượng của quyền SHTT.
Tăng cường hợp tác và hiệu quả hoạt động của các cơ quan liên quan như Hải quan, Cảnh sát, quân cảnh. Tại Pháp một chỉ thị của Bộ trưởng Bộ tư pháp đã được gửi tới toàn bộ các viện Công tố của Pháp, yêu cầu chú trọng vào các tội phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả. Pháp cũng thành lập một Uỷ ban liên ngành tổ chức họp thường xuyên với sự tham gia của Hải quan, cảnh sát, quân cảnh, Tổng cục cạnh tranh, tiêu dùng và chống gian lận thương mại, các cơ quan tư pháp và cơ quan chống rửa tiền (TRACFIN). Đối với Hải quan, đã đặt ra các mục tiêu hàng năm về số lượng và giá trị hàng hoá bị thu giữ. Phối hợp hoạt động trấn áp, đồng thời phối hợp thực hiện các hoạt động tuyên truyền [23].
Hoàn thiện thủ tục xử lý tư pháp đối với hàng giả xử lý tư pháp đối với hàng giả. Luật chuyển hoá Chỉ thị tháng 04/2004 của Liên minh Châu Âu sẽ cho phép hoàn thiện cơ chế bồi thường thiệt hại đồng thời nâng cao hơn nữa vai trò của các lực lượng quản lý Pháp cũng dự kiến thành lập một trung tâm tài phán chuyên biệt bên cạnh Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng Paris, chuyên giải quyết các vụ án về hàng giả, (ở Pháp có 7 Toà án mà ở đó những Toà này thành lập bộ phận chuyên xử lý các vụ việc về xâm phạm quyền SHTT) [23]. Bên cạnh đó Pháp cũng đang nghiên cứu các phương tiện kỹ thuật để đơn giản hoá việc chứng minh hàng giả, xây dựng ngân hàng dữ liệu, nghiên cứu các công cụ kỹ thuật phát hiện hảng giả…
Tăng cường hợp tác quốc tế: Trong hợp tác song phương, Pháp đã thành lập các uỷ ban song phương chống hàng giả với một số quốc gia khác ở Châu Âu như, Italia, Nga, Marốc; thiết lập hệ thống chuyên gia tại các Đại sứ quán của Pháp ở nước ngoài; quy định về việc đưa điều khoản „„chống hàng giả‟‟ vào các thoả thuận hợp tác giữa Viện SHTT Pháp với các cơ quan nước ngoài về SHTT. Ở phạm vi Châu Âu, nhiều hoạt động hợp tác đã được phối hợp thực hiện giữa Pháp và các quốc gia khác tổ chức các hội thảo về hàng giả. Trong hợp tác đa phương, Pháp đã tham gia vào uỷ ban Ad hoc do nhóm G8 thành lập để tăng cường hợp tác về đấu tranh chống hàng giả. Pháp đã thảo luận với Mỹ và Nhật Bản về công ước không phổ biến hàng vi phạm quyền SHTT, đưa ra đề xuất thành lập các nhóm chống hàng giả [23].
Đối với cầu về hàng giả, những biện pháp cụ thể của Pháp nhằm chống lại các đối tượng này bao gồm:
Xây dựng cơ chế để xử lý chế tài đối với người tiêu thụ hàng giả, như có thể tịch thu, tiêu hủy hàng giả và phạt tiền. Để có thể xử lý chế tài đối với người tiêu dùng thì phải tăng cường thông tin cho họ thông qua chiến dịch tuyên truyền quốc gia, các hoạt động triển lãm, phát hành xuất bản phẩm, tổ chức hội nghị bàn tròn với sự tham gia của đại diện người tiêu dùng. Thành lập đường dây nóng trên phạm vi toàn quốc, thành lập các trang thông tin riêng trên mạng internet [23]. Nói cách khác, thì việc quan trọng đó là phải nâng cao dân trí, nâng cao sự hiểu biết của người dân đối với Luật pháp, để từ đó họ tự ý thức và tuân thủ pháp luật một cách tự nguyện.