Chƣơng 1 : LÝ LUẬN QUYỀN CON NGƢỜI VỀ MÔI TRƢỜNG
1.5. Cơ chế bảo đảm thực thi quyền con ngƣời về môi trƣờng
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trước hết là trách nhiệm và nghĩa vụ của các nhà nước, song cũng là quyền và trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân. Điều này đã được nêu trong Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về trách nhiệm bảo vệ quyền con người của mọi cá nhân, tổ chức. Ngoài ra các văn kiện pháp lý quốc tế khác cũng đều ghi nhận nội dung này. Hiện nay, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người đã được ghi nhận trong Hiến pháp và được nội luật hóa trong các văn bản pháp luật chuyên ngành của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Việc xác định các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan là rất quan trọng để bảo đảm hiện thực hóa các quyền con người trên thực tế. Tuy nhiên, ngay cả khi xác định được các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ thể thì việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người vẫn có thể chưa hiệu quả nếu không thiết lập được các cơ chế cho việc thực thi các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ đó.
Cơ chế, theo cuốn Đại từ điển Tiếng Việt, là: cách thức sắp xếp tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện. Trên lĩnh vực quyền con người, cụm từ cơ chế của Liên Hợp Quốc về quyền con người (the United Nations Human Rights Mechanism)
hay được sử dụng trong các tài liệu chuyên môn để chỉ bộ máy các cơ quan chuyên trách và hệ thống các quy tắc, thủ tục có liên quan do Liên Hợp Quốc thiết lập để thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người [13, tr.328].
Từ cách hiểu chung về khái niệm cơ chế và cơ chế của Liên Hợp Quốc về quyền con người, có thể hiểu cơ chế bảo đảm thực thi quyền con người ở Việt Nam là một biểu hiện của cơ chế quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Theo đó, cơ chế bảo đảm thực thi quyền con người về môi trường ở quốc gia là bộ máy các cơ quan chuyên trách và hệ thống các quy tắc, thủ tục có liên quan do Nhà nước thiết lập ra để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người về môi trường.
Cấu thành của cơ chế này bao gồm: hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền con người về môi trường, có thể kể đến: Hiến pháp, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai, Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ rừng, Luật Tiếp cận thông tin… và hệ thống bộ máy cơ quan chuyên trách từ cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp kết hợp với nhau tạo nên một cơ chế vững chắc, thực hiện những nghĩa vụ của nhà nước nhằm bảo đảm, thúc đẩy quyền con người về môi trường.
Tóm lại, quyền con người về môi trường là vấn đề có tính lịch sử và đang dần được phát triển lên cả về nhận thức, nội dung quyền. Dựa trên các cơ sở pháp lý quốc tế và thực tiễn xây dựng cơ chế bảo đảm ở các quốc gia khác, tuân theo bốn nguyên tắc và các nhóm nội dung quyền đã được phân tích (bao gồm nhóm quyền về nội dung và nhóm quyền về thủ tục) đặt ra yêu cầu cần phải xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực thi quyền con người về môi trường ở Việt Nam. Và để đánh giá được mức độ thực thi của cơ chế bảo đảm quyền con người về môi trường tiến tới hoàn hiện thì cần phải có những phân tích đánh giá sâu hơn thực trạng việc bảo đảm thực hiện quyền
Chương 2
THỰC TRẠNG VIỆC BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƢỜI VỀ MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM