Chƣơng 1 : LÝ LUẬN QUYỀN CON NGƢỜI VỀ MÔI TRƢỜNG
2.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam trong việc bảo đảm quyền
2.2.7. Pháp luật bảo đảm quyền con người khi tiếp cận tư pháp về
cho việc tham gia của người dân. Các quy định của pháp luật về quyền con người đối với môi trường còn chưa thống nhất. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới việc người dân chưa hiểu hoặc khó có thể hiểu được nội dung quyền này là gì. Do đó người dân cũng không thể thực hiện được các quyền giám sát, theo dõi việc thực thi pháp luật về môi trường của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.
Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về việc tham gia của người dân vào các hoạt động bảo vệ môi trường còn một số bất cập liên quan đến cơ chế, thời gian thực hiện, và những nỗ lực cần thiết của cơ quan nhà nước. Thông thường thời gian giành cho việc lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân là quá ngắn, quy trình lấy ý kiến chưa hợp lý, thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa thu hút đươc đông đảo mọi người tham gia. Hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền vẫn thiếu minh bạch về trách nhiệm tiếp thu, giải trình và phản hồi các ý kiến đóng góp.
Cho tới nay, vấn đề tham gia của người dân vào các quá trình từ lập quy hoạch, thực hiện các dự án, luật pháp, chính sách… liên quan đến tài nguyên và môi trường vẫn chưa được đảm bảo toàn diện. Chưa hình thành được các quy định trong luật hoặc các văn bản hướng dẫn quy trình, cách thức, trình tự thủ tục, quyền, nghĩa vụ của cá nhân, công dân, tổ chức trong việc tham gia vào các chính sách môi trường của Việt Nam.
2.2.7. Pháp luật bảo đảm quyền con người khi tiếp cận tư pháp về môi trường môi trường
Tiếp cận tư pháp đổi với các vấn đề môi trường (Access to Justice in Environmental Matters) là một trong ba quyền thuộc nhóm quyền thủ tục (Procedural rights), được ghi nhận trong bản Dự thảo tuyên bố về quyền con
người và môi trường 1994. Quyền tiếp cận tư pháp đối với vấn đề môi trường, cụ thể là quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện khi quyền tiếp cận các nguồn lực tài nguyên bị hạn chế, quyền tiếp cận thông tin bị từ chối, quyền tham qua vào hoạt động bảo vệ môi trường bị vi phạm quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hai do ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Tiếp cận tư pháp là “quyền của mọi công dân có khả năng nhận được sự hỗ trợ của luật pháp và thể chế trong trường hợp quyền và lợi ích của họ bị từ chối hoặc bị xâm phạm một cách trái phép” [30, tr.107]. Trong bối cảnh phát triển hiện nay, nhiều mâu thuẫn và tranh chấp về môi trường đang diễn ra hết sức phức tạp thì việc bảo đảm quyền tiếp cận tư pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Quyền khiếu kiện đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường của cá nhân, tổ chức, cộng đồng, đã được pháp luật Việt Nam thừa nhận và thực thi thông qua luật hóa các quy định mang tính nguyên tắc về quyền đòi bồi thường thiệt hại; về trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại nói chung và thiệt hại môi trường nói riêng; xây dựng cơ chế thực thi trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Quy định chung về bồi thường thiệt hại được ghi trong Hiến pháp 2013 như sau: “Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật” [26, Điều 30, Khoản 2] và “Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại” [26, Điều 63, Khoản 3]. Nếu Luật Bảo vệ môi trường 1993, 2005, 2014 quy định về trách nhiệm của cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm môi trường, thì Bộ luật dân sự 2005 quy định về quyền của người bị xâm phạm dẫn đến thiệt hại, theo đó “chủ sở hữu, người chiếm hữu
hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành ví xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại” [23, Điều 260].
Cho đến trước năm 2005, các vụ việc tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại tài sản và sức khỏe cá nhân và tổ chức do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây ra chủ yếu được giải quyết dựa trên biện pháp thỏa thuận và hòa giải. Các phương án giải quyết loại vụ việc này thường là các bên tranh chấp thông qua tổ chức trung gian có trách nhiệm để thỏa thuận một mức bồi thường thiệt hại (không dựa trên kết quả giám định theo quy trình). Cao hơn nữa là bên bị hại nhận thêm được khoản tiền khắc phục sự cố, hỗ trợ cải tạo môi trường. Các phương thức giải quyết đó chưa dựa trên cơ sở khoa học, pháp lý vững chắc, chưa đáp ứng quy định, nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và nguyên tắc trách nhiệm tuyệt đối. Chính vì vậy chưa giải quyết một cách công bằng giữa quyền lợi và trách nhiệm của người dân, nhà nước và doanh nghiệp đối với môi trường.
Luật Bảo vệ môi trường 2005 và gần đây nhất là Luật Bảo vệ môi trường 2014 so với trước đây đã có bước tiến đáng kể trong quá trình cụ thể hóa nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới, cụ thể đã đề cập đến trách nhiệm và quyền được bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường một cách cụ thể và rõ ràng hơn: thiệt hại do ô nhiễm suy thoái môi trường, xác định thiệt hại do ô nhiễm suy thoái môi trường, giám định thiệt hại do suy giảm chức năng tính hữu ích của môi trường, giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường và bảo hiểm trách nhiệm đòi bồi thường thiệt hại về môi trường...