Chƣơng 1 : LÝ LUẬN QUYỀN CON NGƢỜI VỀ MÔI TRƢỜNG
2.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam trong việc bảo đảm quyền
2.2.1. Pháp luật bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường
trường an toàn, trong lành
Trước đây, quyền con người về môi trường chưa được ghi nhận trong Hiến pháp. Các bản Hiến pháp trước chỉ nói đến nghĩa vụ phải bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường (Điều 36 Hiến pháp 1980; Điều 29, Điều 112 Hiến pháp 1992). Hiến pháp 2013 thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước Việt Nam khi ghi nhận quyền về môi trường tại Điều 43 Chương II
Quyền con người, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường” [26]. Nội dung quyền này được hiểu là con người có quyền sống, quyền được sống, quyền có tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe môi trường. Sự ghi nhận của Hiến pháp 2013 là bước định hướng quan trọng để quyền con người về môi trường được cụ thể hơn trong các văn bản hướng dẫn thi hành, là điều kiện tiên quyết, cơ sở pháp lý vững chắc cho việc nâng cao và bảo đảm quyền con người về môi trường ở Việt Nam hiện nay.
Cụ thể hóa Hiến pháp 2013, Luật Bảo vệ môi trường 2014 cũng lần đầu tiên ghi nhận quyền con người về môi trường. Tuy không quy định một cách rõ ràng các nội dung quyền, điều kiện bảo đảm quyền con người về môi trường nhưng những nội dung của Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã thể hiện bước tiến trong quá trình xây dựng cơ sở pháp lý, ghi nhận và bảo đảm quyền con người. Cụ thể tại Khoản 2 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định:
“Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành” [27].
Các quy định về môi trường ở Việt Nam bắt đầu được quan tâm xây dựng từ đầu thập niên 1990. Qua gần 20 năm, đến nay hệ thống luật pháp liên quan đến tài nguyên và môi trường của Việt Nam đã khá đồ sộ bao gồm hệ thống: Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Khoáng sản, Luật tài nguyên nước, Luật Thủy sản, Luật Đa dạng sinh học... và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành.
Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường của các cơ quan chức năng còn thấp. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các
tiêu đề ra. Nguyên nhân chủ yếu của việc không đạt yêu cầu là hệ thống luật pháp và chính sách về bảo vệ môi trường còn nhiều kẽ hở, thiếu quy định thực thi; các chính sách còn có những chỗ mâu thuẫn và không quy định rõ chức năng, thẩm quyền của các cơ quan thực hiện dẫn đến việc chậm trễ trong việc triển khai các chính sách, cũng như chậm đưa ra các quyết định hành chính; hiệu lực của hệ thống các văn bản này đối với việc bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên, môi trường còn yếu; yếu tố con người trong quản lý và giám sát chưa đáp ứng yêu cầu cụ thể.
Hệ thống luật pháp và chính sách về bảo vệ môi trường, nhất là môi trường công nghiệp chưa đầy đủ, đồng bộ. Ví dụ trong Luật hình sự có quy định về tội phạm môi trường, nhưng không định nghĩa rõ thế nào bị coi là tội phạm môi trường; và trong Luật bảo vệ môi trường các quy định tội danh liên quan đến tài nguyên, môi trường còn sơ sài; không làm rõ và có sự phân biệt các tính chất, mức độ của các hành vi vi phạm môi trường.
Luật Bảo vệ môi trường 2015 sẽ có hiệu lực vào ngày 01/1/2015, tuy nhiên thời điểm này hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật vẫn chưa được ban hành mới. Sự chậm trễ này sẽ tạo ra “lỗ hổng” và “vênh” của hệ thống pháp luật khi thực hiện quản lý tài nguyên môi trường.
Việc không đồng bộ, mâu thuẫn giữa các chính sách ban hành và văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện; không quy định rõ chức năng, thẩm quyền của các cơ quan thực thi dẫn đến việc chậm trễ trong việc triển khai, cũng như chậm đưa ra các quyết định xử lý hành chính. Những khó khăn trong việc thu gom rác thải tại nông thôn như địa điểm chôn lấp, công nghệ xử lý cho đến việc nhân lực thực hiện và nguồn tài chính có một phần nguyên nhân do việc ban hành và hướng dẫn thực hiện chính sách không tính đến đặc thù của vùng nông thôn.
dựng hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải chủ yếu hướng dẫn quy hoạch quản lý chất thải rắn nguy hại, quản lý chất thải rắn liên vùng, liên đô thị. Trong khi khu vực nông thôn chủ yếu là quản lý chất thải rắn theo xã, thị trấn, thậm chí theo cụm dân cư thôn xóm, gia đình. Do thiếu cơ chế hoạt động nên việc bố trí kinh phí phục vụ công tác khá hạn chế, chủ yếu do ngân sách các xã, huyện và người dân đóng góp.
Các quy định của pháp luật quản lý ô nhiễm làng nghề cũng đang là vấn để khó khi đặt ra yêu cầu giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề, đảm bảo quyền cộng đồng dân cư trong làng nghề được sống trong môi trường trong lành và quyền có việc làm đảm bảo sinh kế người dân. Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường làng nghề đã bước đầu quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ môi trường làng nghề. Tuy nhiên văn bản này chưa quy định cụ thể về việc các làng nghề phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, chưa có quy định về biện pháp giảm thiểu phát sinh khí thải, chất thải theo các đặc thù riêng của mỗi loại hình sản xuất làng nghề.
Các quy định của hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực môi trường vẫn còn chưa giải quyết được hết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Ví dụ, hiện nay chủ thể có các hành vi vi phạm và làm ô nhiễm môi trường có chủ thể là pháp nhân. Chủ thể này thường vi phạm với quy mô lớn, phạm vi rộng với mức độ nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, tuy nhiên trong Bộ Luật hình sự lại chưa ghi nhận truy cứu trách nhiệm hình sự đối với chủ thể này.
Mặc dù trong Luật bảo vệ môi trường đã có quy định về bồi thường thiệt hại, nhưng không có cơ chế giám sát. Hơn nữa cách tính tác động ngoại ứng tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe con người chưa được quy định đã gây khó khăn cho việc giải quyết các khiếu kiện đòi bồi thường thiệt hại môi trường, dẫn đến kéo dài vụ việc, tình trạng ô nhiễm không được khắc
Các quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường - một trong những biện pháp quan trọng mà các quốc gia sử dụng để bảo vệ môi trường vẫn còn một số bất cập. Đánh giá tác động môi trường là cách thức để dự báo được các tác động đến môi trường khi thực hiện các dự án đầu tư, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp phù hợp để xử lý hoặc ngăn chặn những tác động tiêu cực khi triển khai dự án. Do đó đánh giá tác động môi trường là một trong những công cụ hữu hiệu để thực hiện nguyên tắc phòng ngừa; đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa các lợi ích kinh tế - xã hội với các lợi ích về môi trường. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy pháp luật về đánh giá tác động môi trường vẫn còn chưa hoàn thiện. Một số vấn đề nổi lên đó là: trong các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường chưa quy định trách nhiệm pháp lý đối với các chủ đầu tư hay tổ chức tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường khi có hành vi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường không đúng với những tác động tiêu cực lên môi trường nơi dự án thực hiện. Nhiều chủ dự án chỉ coi đây là một thủ tục trong quá trình chuẩn bị hoặc thực hiện dự án. Vì vậy, khi được yêu cầu lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì chỉ làm lấy lệ, cho đủ thủ tục để được thông qua chứ không quan tâm đến những tác động và nguy cơ môi trường thực sự. Một trong những minh chứng cho hiện tượng này là việc cấp phép ồ ạt cho các dự án xây dựng sân golf trong thời gian qua.
Các chế tài và cơ chế xử lý vi phạm đối với các vi phạm trong hoạt động đánh giá tác động môi trường chưa đủ mạnh nên chưa đủ sức răn đe buộc các chủ đầu tư tự giác lập và thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Quá trình đánh giá tác động môi trường liên quan trực tiếp tới hệ thống tiêu chuẩn môi trường, nhưng hiện nay hệ thống các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam được áp dụng trên thực tế
chưa thực sự hợp lý, có những lĩnh vực quy định chồng chéo, trùng lặp, trong khi có nhiều lĩnh vực cần phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường nhưng lại không được quy định như hoạt động lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường…