Chƣơng 1 : LÝ LUẬN QUYỀN CON NGƢỜI VỀ MÔI TRƢỜNG
2.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam trong việc bảo đảm quyền
2.2.3. Pháp luật bảo đảm quyền con người về môi trường đất
Pháp luật về đất đai đang dần ghi nhận và đảm bảo quyền con người về môi trường đất. Trước đây, hệ thống pháp luật đất đai năm 2003 chỉ tập trung vào việc quản lý, quy hoạch, sử dụng và xử lý vi phạm hành chính về đất đai dưới góc độ pháp lý mà chưa coi trọng việc bảo vệ môi trường đất. Việc đánh giá tiềm năng đất đai chỉ được đề cập tại Điểm a Khoản 1 Điều 23 Luật Đất đai 2003 lại nhằm mục đích cho công tác quy hoạch sử dụng đất. Nhìn chung, hoạt động bảo vệ môi trường đất vào thời điểm này lại được thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Tuy nhiên, khi xem xét hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường đối với đất đai thì việc quy định còn khá sơ sài và lỏng lẻo. Có thể điểm thấy một số quy định nhỏ lẻ về lập báo cáo đánh giá môi trường trong đó có đánh giá môi trường đất (chủ yếu trong công tác quy hoạch đất đai) và quản lý chất thải nguy hại khi chôn lấp.
Luật Đất đai 2013 được ban hành với những quy định tiến bộ, ghi nhận rõ ràng sự quan tâm của Nhà nước trong quản lý nguồn tài nguyên đất đai, coi trọng hơn việc bảo đảm phát triển bền vững môi trường đất. Trong
hoạt động điều tra, đánh giá đất đai đã quy định việc điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra, đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất; xây dung và duy trì hệ thống quan trắc giám sát tài nguyên đất. Luật Bảo vệ môi trường 2014 tiếp tục nâng cao việc bảo vệ môi trường đất khi có những quy định riêng về bảo vệ môi trường đất, coi môi trường đất là một trong ba yếu tố cần được bảo vệ của môi trường sống bên cạnh môi trường nước và không khí. Mục 3 Chương VI Luật Bảo vệ môi trường 2014 có quy định chung về bảo vệ môi trường đất (Điều 59), thực hiện quản lý chất lượng môi trường đất thông qua điều tra, đánh giá, phân loại, quản lý và công khai thông tin về đất đai đối với tổ chức, cá nhân có liên quan (Điều 60) và kiểm soát ô nhiễm môi trường đất (Điều 61).
Đổi mới trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam đã thúc đẩy những chuyển dịch to lớn đối với nguồn lực quan trọng này. Các nhà nghiên cứu đều nhất trí rằng, tự do hóa việc sử dụng đất nông nghiệp và hình thành một thị trường đất đai đã đặt nền tảng để đất đai dần trở thành nguồn lực quan trọng đối với phát triển kinh tế, ổn định xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành đã tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất, số lượng giao dịch chính thức đã tăng lên rõ rệt, đặc biệt tại những địa phương có nền kinh tế phát triển, có giá đất cao. Mặt khác, việc cải cách thủ tục hành chính có tiến bộ cũng là một nguyên nhân làm tăng lên các giao dịch chính thức.
Nhiều địa phương đã tổ chức cho hộ gia đình, cá nhân thực hiện “dồn điền, đổi thửa” đất nông nghiệp giữa các hộ nông dân thông qua việc thực hiện quyền “chuyển đổi quyền sử dụng đất”, làm giảm số thửa đất trên mỗi hộ xuống đáng kể, mở rộng quy mô canh tác, tăng năng suất, tiết kiệm lao động và đầu tư.
giao dịch mở rộng đã đáp ứng được nhu cầu của đại đa số người dân khi có nhu cầu về đất nông nghiệp, đất ở và đất sản xuất kinh doanh.
Quyền cho thuê và cho thuê lại đất đã có tác động tích cực trong việc đầu tư trên đất, tạo điều kiện cho nhà đầu tư yên tâm đầu tư kết cấu hạ tầng và người sản xuất chủ động trong sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các khu sản xuất tập trung có cùng chế độ sử dụng đất khác.
Các hoạt động thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã hòa nhập với thị trường tài chính, góp phần thúc đẩy đầu tư, phát triển kinh tế đất nước.
Các giao dịch về quyền sử dụng đất gắn với cơ sở sản xuất, dịch vụ phi nông nghiệp ít bị ảnh hưởng bởi khó khăn về kinh tế toàn cầu hiện nay như khách sạn, nhà hàng, siêu thị, trung tâm thương mại vẫn tiếp tục phát triển, đặc biệt là giao dịch nhà đất có văn phòng cho thuê tại các đô thị lớn hoặc các khu vực có hoạt động kinh tế, đầu tư phát triển có tình trạng cung thấp hơn cầu, dẫn tới giá thuê cao, có lợi cho nhà đầu tư văn phòng cho thuê nhưng ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư do chi phí tăng.
Cơ chế hỗ trợ thực hiện các giao dịch đất đai, bất động sản đã hoạt động ở một số địa phương như sàn giao dịch bất động sản, dịch vụ định giá đất, thẩm định giá đất.
Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2013, cả nước đã cấp được 36.000 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 20,12 triệu ha, đạt 83,2% diện tích cần cấp giấy chứng nhận của cả nước, tăng 2,0% so với năm 2012. Đến nay, cả nước có 11 tỉnh cơ bản hoàn thành cấp Giấy chứng nhận lần đầu cho các loại đất chính (đạt từ 85-100 % diện tích) gồm Bình Dương, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Đồng Nai, Quảng Trị, Hậu Giang,
Cần Thơ (tăng 3 tỉnh, thành phố so với năm 2012); ngoài ra còn có 10 tỉnh khác cơ bản hoàn thành ở hầu hết các loại đất chính gồm Lạng Sơn, Hải Dương, Hà Nam, Hưng Yên, Quảng Bình, Đà Nẵng, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu. Song cũng còn nhiều tỉnh, thành phố có kết quả cấp Giấy chứng nhận ở nhiều loại đất chính còn đạt thấp (dưới 70% diện tích cần cấp), đặc biệt là các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Gia Lai, Đăk Nông [6].
Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư và bước đầu phát huy nguồn lực của đất đai trong phát triển đất nước. “Tính đến 9/2012 tổng diện tích đất đã được Nhà nước giao, cho thuê và công nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng là 24.996 nghìn ha, chiếm 75,53% tổng diện tích tự nhiên cả nước” [2].
Những đổi mới về thể chế đất đai trong những năm qua đã mang lại những thành quả to lớn trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Chính sách giao ruộng đất ổn định, lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đã phát huy được tính năng động và đặc biệt là tạo ra cho người nông dân động lực trong sản xuất. Những điều này đã mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, với các quy định đất có giá cũng đã tạo điều kiện để đất đai trở thành nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế, ổn định xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hoạt động cấp giấy chứng nhận, giao đất cho thuê đất chính là nội dung của quyền con người được ghi nhận quyền đối với đất đai, thực hiện quyền được tiếp cận nguồn lực đất đai phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh phục vụ cuộc sống.
Ngày 29 tháng 11 năm 2013 Luật Đất đai đã được Quốc hội thông qua. Luật Đất đai 2013 cũng bổ sung những nội dung cơ bản trong việc điều tra, đánh giá về tài nguyên đất đai; quy định cụ thể, rõ ràng từ nguyên tắc đến nội
dung và mở rộng dân chủ, công khai trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy định về đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất trong vùng quy hoạch; quy định cụ thể và đầy đủ từ việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư đảm bảo công khai, minh bạch và quyền lợi của người có đất thu hồi nhằm khắc phục, loại bỏ những trường hợp thu hồi đất làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất đồng thời khắc phục một cách có hiệu quả những trường hợp thu hồi đất mà không đưa vào sử dụng, gây lãng phí, tạo nên các dư luận xấu trong xã hội; mở rộng thời hạn sử dụng đất nông nghiệp...
Các nội dung liên quan đến quyền con người về đất đai được quy định dàn trải và rải rác xuyên suốt trong hầu hết các quy định của Luật Đất đai 2013 (Ví dụ: quyền được ghi nhận quyền của người sử dụng đất tại Mục 2 Chương VII; các quyền chung của người sử dụng đất tại Chương XI; quyền được tiếp cận, sử dụng thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai tại Chương IX…). Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều người dân, việc vẫn giữ nội dung liên quan đến hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân (Điều 12 Luật Đất đai 2013) là hạn chế quyền của cá nhân trong việc tiếp cận nguồn lực đất đai phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Nhìn chung những hạn chế của hệ thống pháp luật đất đai 2003 đã phần nào được hoàn thiện bởi Luật Đất đai 2013. Đặc biệt các nội dung liên quan đến quyền của người sử dụng đất trong vấn đề tiếp cận đất đai đang ngày càng được Nhà nước quan tâm, nâng cao và bảo đảm thực hiện. Tuy nhiên đây là lĩnh vực khá nhạy cảm, do đó cần có thời gian để hệ thống luật đất đai 2013 đi vào thực tiễn điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và sửa đổi cho phù hợp với tình hình phát triển trong thời gian tới.