Chƣơng 1 : LÝ LUẬN QUYỀN CON NGƢỜI VỀ MÔI TRƢỜNG
2.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam trong việc bảo đảm quyền
2.2.4. Pháp luật bảo đảm quyền con người về môi trường không khí
định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí; về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí; về phòng chống, khắc phục ô nhiễm môi trường không khí, cải thiện chất lượng môi trường không khí, xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.
Trong bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ không khí nói riêng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí vừa được xem là công cụ kỹ thuật vừa là công cụ pháp lý giúp Nhà nước quản lý có hiệu quả môi trường không khí. Chỉ trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể xác định được chính xác chất lượng không khí, đánh giá đúng thực trạng ô nhiễm và mức độ ô nhiễm so với giới hạn cho phép đã được xác định trong các tiêu chuẩn môi trường. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí cũng là căn cứ không thể thiếu để xác định hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân để từ đó các cơ quan nhà nước có thể áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp. Ngoài ra, nhờ có các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí mà các tổ chức, cá nhân biết được họ đang được sống trong không khí có chất lượng tốt hay xấu. Nói một cách khác, thông qua tiêu chuẩn môi trường không khí, các tổ chức, cá nhân có thể xác định được quyền cơ bản của họ trong lĩnh vực môi trường là quyền được sống trong môi trường trong lành được đảm bảo ở mức độ nào.
Hệ thống pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí; pháp luật về phòng chống, khắc phục ô nhiễm môi trường không khí, cải thiện chất lượng môi trường không khí sẽ nâng cao mức độ trong lành, an toàn của môi trường không khí mà con người đang sống và trao đổi, hô hấp hàng ngày. Hệ thống pháp luật này giúp đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành, quyền được bảo bảo một môi trường không khí sạch, cấu thành quyền được đảm bảo về sức khỏe.
Pháp luật xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí vừa là cách thức để Nhà nước thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với môi trường. Các quy định của pháp luật này cũng có các nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người dân trong kiểm soát ô nhiễm; khắc phục hậu quả, nâng cao chất lượng môi trường không khí, bảo vệ được quyền của người dân khi các vi phạm pháp luật không khí của cá nhân, tổ chức gây hậu quả đến cá nhân, tổ chức khác.
2.2.3.1. Pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn
Ngày 18 tháng 12 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bao gồm các tiêu chuẩn: TCVN 5937:2005 - Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh; TCVN 5938:2005 - Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh; TCVN 5939:2005 - Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; TCVN 5940:2005 - Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ, đây là các tiêu chuẩn môi trường bắt buộc áp dụng.
Tuy nhiên, theo quy định của Điều 69 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Điều 11 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 67/2009/NĐ-CP ngày 03/8/2009 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, các TCVN bắt buộc áp dụng được xem xét chuyển đổi thành QCVN.
hành chuyển đổi các tiêu chuẩn môi trường không khí trên thành các quy chuẩn kỹ thuật tại các Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009; Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn quốc gia về môi trường.
Hiện nay hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí của Việt Nam bao gồm hai loại tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chất lượng môi trường không khí xung quanh và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khí thải.
Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường không khí xung quanh là loại quy chuẩn được xây dựng nhằm đáp ứng các yêu cầu về quản lý chất lượng không khí. Tuy nhiên, trong điều kiện trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam còn hạn chế thì chưa thể loại trừ hoàn toàn các chất gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất. Vì vậy, các quy chuẩn chất lượng môi trường không khí hiện hành được xác lập trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về vệ sinh y học nhằm bảo đảm cho chất lượng không khí ở mức tương đối trong sạch, hạn chế đến mức tối đa có thể sự phát thải các khí nhà kính vào không khí. Mức độ đó được đánh giá bằng nồng độ chất độc hại chứa trong một đơn vị trọng lượng hay trong một đơn vị thể tích không khí. Đơn vị đo lường thông dụng là trọng lượng chất ô nhiễm chứa trong 1m3 không khí (mg/m3).
Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khí thải là loại tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được xây dựng để khống chế các chất thải khí trong đó có các khí nhà kính được đưa vào môi trường ở những mức độ nhất định, trong các lĩnh vực khác nhau. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khí thải hiện hành bao gồm:
- Quy chuẩn kỹ thuật khí thải đối với nguồn thải tĩnh (chủ yếu đối với khí thải công nghiệp từ ống khói các nhà máy). Ngoài việc quy định chung cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp, Việt Nam đã xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp trong một số ngành
sản xuất đặc thù như sản xuất xi măng, công nghiệp nhiệt điện, sản xuất phân bón, gồm các quy chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ; QCVN 21:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học; QCVN 22:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện; QCVN 23:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng.
- Tiêu chuẩn thải khí đối với nguồn thải động (khí thải từ các phương tiện giao thông). Hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí Việt Nam hiện hành có rất ít tiêu chuẩn quy định về lĩnh vực này như TCVN 6438:2005 - Phương tiện giao thông đường bộ - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải; Tiêu chuẩn TCVN 6776:2005 xăng không chì - yêu cầu kỹ thuật; TCVN 5689:2005 nhiên liệu Diesel và yêu cầu kỹ thuật. TCVN 6438:2005 - Phương tiện giao thông đường bộ - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải quy định giới hạn lớn nhất cho phép của các chất gây ô nhiễm môi trường (CO, HC, khói) trong khí thải của động cơ sử dụng nhiên liệu xăng hoặc diezen lắp trên phương tiện giao thông đường bộ để tham gia giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, lộ trình áp dụng tiểu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cũng được quy định và thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 249/2005/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2005 Quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Thông qua việc áp dụng tiêu chuẩn này, Nhà nước sẽ kiểm soát và giảm thiểu được lượng khí thải độc hại thải trong đó có nhiều khí nhà kính vào môi trường không khí xung quanh từ các phương tiện giao thông, thông qua đó ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm môi trường không khí.
Việc ban hành và bổ sung kịp thời một số tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường không khí nêu trên trong thời gian gần đây cho thấy, nhà nước ta đã thực sự coi tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường không khí là một công cụ hữu hiệu để quản lý thành phần môi trường này. Tuy nhiên, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường không khí hiện hành chưa quy định cụ thể về tổng lượng thải và thời điểm thải. Thực tế cho thấy, cùng một lĩnh vực hoạt động nhưng các cơ sở sản xuất lớn thường thải vào môi trường không khí thải lớn hơn các cơ sở sản xuất nhỏ. Điều đó có nghĩa, các cơ sở sản xuất có tổng lượng khí thải không giống nhau. Vì thế, việc xử lý các khí thải đó cũng đòi hỏi các quy trình xử lý khác nhau. Nếu trong tiêu chuẩn, quy chuẩn thải khí không quy định tổng lượng thải mà áp dụng đồng đều nồng độ tối đa cho phép các chất độc hại như hiện nay là rất bất hợp lý. Tình trạng đó sẽ gây ra sự bất bình đẳng giữa các cơ sở lớn và các cơ sở nhỏ, đồng thời cũng có thể dẫn đến tình trạng xử lý khí thải mang tính chất đối phó, giả tạo. Bên cạnh đó, việc không quy định cụ thể thời điểm xả khí thải có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường không khí do nguồn tiếp nhận khí thải bị quá tải.
2.2.3.2. Pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
Pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động xả khí thải của các tổ chức, cá nhân vào môi trường xung quanh trong các hoạt động của họ. Nói cách khác, đây là những quy phạm pháp luật kiểm soát ô nhiễm không khí, trong đó có kiểm soát phát thải các khí nhà kính vào môi trường không khí ngay từ nguồn phát sinh ra khí thải. Bao gồm kiểm soát nguồn phát thải tĩnh và kiểm soát nguồn phát thải động.
Trong hai loại nguồn thải gây ô nhiễm không khí, nguồn thải tĩnh được xem là loại nguồn thải chủ yếu. Chính vì vậy, Luật Bảo vệ môi trường 2005 chủ yếu tập trung vào điều chỉnh hành vi của các tổ chức, cá nhân có phát
sinh ra khí thải trong đó có các khí nhà kính từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Nội dung này được quy định chủ yếu tại Chương V Luật Bảo vệ môi trường 2005. Kế thừa Luật Bảo vệ môi trường 2005, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 ghi nhận nội dung quyền này tại Chương VII.
Thứ hai là nguồn thải động. Các hoạt động giao thông vận tải hiện nay đang là nguồn thải động gây ô nhiễm chủ yếu và đang tăng dần cùng với quá trình giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội. Các phương tiện giao thông vận tải hiện nay hoạt động sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch, trong quá trình hoạt động thải ra các khí nhà kính. Các quy định pháp luật hiện hành của nước ta về vấn đề này không nhiều và chủ yếu điều chỉnh hành vi của các tổ chức, cá nhân khi tiến hành hoạt động giao thông vận tải nhằm giảm thiểu tiếng ồn, bụi, chì và các chất độc hại khác vào không khí xung quanh. Có thể kể đến một số quy định sau: Khoản 1 Điều 41; Khoản 2, Khoản 3 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; Điều 74, Điều 102, Điều 103 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; TCVN 6438:2001-Phương tiện giao thông đường bộ- Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải.
2.2.3.3. Pháp luật về phòng chống, khắc phục ô nhiễm môi trường không khí, cải thiện chất lượng không khí
Đây là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật quy định về bảo vệ và phát triển rừng (Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành); pháp luật về cơ chế phát triển sạch và chống suy giảm tầng ôzôn; pháp luật về sử dụng năng lượng hiệu quả, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010; Luật Điện lực 2004 sửa đổi năm 2012; Luật Dầu khí 1993 sửa đổi năm 2008; Luật Khoáng sản 2010; Luật Năng lượng nguyên tử 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành…); pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí (Luật xử lý vi
phạm hành chính 2012; Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường).