Chƣơng 1 : LÝ LUẬN QUYỀN CON NGƢỜI VỀ MÔI TRƢỜNG
2.1. Thực trạng môi trƣờng Việt Nam
2.1.2. Môi trường đất
Chất thải sinh hoạt của các khu dân cư, chất thải y tế, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp và đặc biệt các chất thải độc hại không qua xử lý, không chôn lấp đúng quy trình, ngấm vào đất đang dần làm thay đổi hàm lượng các chất hóa học, hữu cơ có trong đất.
Lượng chất thải rắn ở các đô thị, nông thôn trong các hoạt động sản xuất công nghiệp ngày càng tăng, đặc biệt chất thải rắn từ các khu công nghiệp ở các vùng kinh tế trọng điểm cũng dần tăng lên.
Theo thống kê, lượng chất thải rắn của các khu công nghiệp phía Nam chiếm tỉ trọng lớn nhất, nhiều gấp 3 lần lượng chất thải rắn độc hại ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và gấp 20 lần lượng chất thải rắn độc hại ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Lượng rác thải đô thị tăng trung bình 20% mỗi năm. Lượng chất thải rắn phát sinh trung bình tăng hàng năm (2003-2008) từ 150-200%, chất thải rắn sinh hoạt đô thị tăng trên 200%, chất thải rắn công nghiệp tăng 181% và dự tính còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Theo dự báo của Bộ xây dựng, Bộ tài nguyên và môi trường, đến năm 2015 khối lượng chất thải rắn phát sinh ước đạt khoảng 44 triệu tấn/năm, đặc biệt là chất thải rắn đô thị và công nghiệp [21, tr.85-86].
Chất thải rắn nguy hại từ các làng nghề và chất thải rắn y tế cũng tăng theo các năm. Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị - Nông thôn, Bộ Xây dựng năm 2008 cho thấy: “Tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ các làng nghề trên toàn quốc khoảng 2.800 tấn/ngày. Năm 2008, tổng lượng chất thải rắn y tế phát sinh là 490 tấn/ngày, trong đó khoảng 60 - 70 tấn/ngày là chất thải y tế nguy hại phải xử lý” [21, tr.86].
Mặc dù khối lượng thải lớn nhưng tỷ lệ thu gom rác thải, chất thải rắn công nghiệp, y tế hiện nay vẫn chưa đạt yêu cầu. “Tỷ lệ thu gom chỉ chiếm khoảng 70% lượng thải, trong đó ở thành thị đạt 80% và nông thôn đạt 60%” [21, tr.86].
Việc thu gom rác thải tại nông thôn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tại các khu vực đặc thù sông nước như vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Về phương pháp thu gom rác chưa đảm bảo vệ sinh, mỹ quan; cách thức xử lý rác thải chưa đúng quy cách, quy trình. Chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn độc hại là loại chất thải khó phân hủy và nguy hiểm đến tình trạng môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất và có tác động đến sức khỏe của con người thì cần phân loại từ nguồn và tiến hành xử lý, theo dõi, kiểm soát. Tuy nhiên việc kiểm soát chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại vẫn chưa đảm bảo tính chặt chẽ trong cả quá trình dẫn đến thực tế là chất thải không được phân loại từ đầu, và tiến hành chôn lấp không đúng quy định thậm chí còn được tự ý tái chế gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe người dân, gây ô nhiễm nặng hơn.
Tình hình các bãi chôn lấp rác thải chưa đảm bảo tính tương ứng với nhu cầu thu gom, tình trạng quá tải vẫn còn phổ biến; các điểm chôn lấp không đạt tiêu chuẩn trong khi đó việc xây dựng các bãi rác thải mới chậm được quy hoạch do thiếu vị trí, thiếu vốn đầu tư. Các doanh nghiệp được cấp giấy phép vận chuyển, xử lý chất thải rắn, chất thải độc hại còn ít, năng lực hạn chế, công nghệ chưa hoàn chỉnh, chưa phù hợp, nên hiệu quả chưa cao, một số trường hợp gây ô nhiễm thứ cấp. Ngoài ra, cách tính phí rác thải như hiện nay không tạo cơ chế khuyến khích đối tượng xả rác thải phân rác tại nguồn và có hành vi giảm rác thải.
Tiếp cận đất có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền của người dân. Đất là môi trường thường được các cá nhân, tổ chức lựa chọn để chôn lấp, che giấu các sản phẩm của quá trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, sinh
hoạt… mà chưa qua xử lý do môi trường đất khó để phát hiện tình trạng ô nhiễm bằng cảm quan thông thường hơn các môi trường khác. Tuy nhiên quá trình thẩm thấu, phân hủy của các chất trong đất thường diễn ra trong một thời gian rất dài, chính vì vậy việc ảnh hưởng liên tục từ môi trường đất đến con người nhưng lại không được nhận biết. Cụ thể, ô nhiễm môi trường đất sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người sinh sống trên mảnh đất, vùng đất, khu vực đó. Đất chứa đựng các hóa chất độc hại sẽ trực tiếp làm cho cây cối, hoa màu, những sinh vật lấy nguồn dinh dưỡng từ chất bị nhiễm nguồn độc hại. Và sản phẩm của cây cối, hoa màu, sinh vật này khi được làm thành nguồn thực phẩm sẽ lại trực tiếp chuyển các dư lượng chất độc hại vào cơ thể, dẫn đến tình trạng bệnh tật, sức khỏe của con người.
Hoạt động quản lý không chặt chẽ, không có hướng dẫn cụ thể đến người nông dân dẫn đến việc các chế phẩm hóa học được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp một cách tràn lan (trong đó có nhiều chủng loại bị cấm) đã làm cho chất lượng đất xấu đi rất nhanh, ảnh hưởng đến năng suất canh tác. Việc sử dụng các chế phẩm hóa học quá nhiều, đặc biệt là phân bón hóa học với các chất hữu cơ để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi dẫn đến hiện tượng phú dưỡng, làm cho đất bị thừa hữu cơ không có khả năng gieo trồng, làm chết các sinh vật có ích trong đất. Quá trình tích lũy các hóa chất độc hại theo thời gian dẫn đến tình trạng ô nhiễm đất ngày càng nghiêm trọng. Lượng dư thừa các chế phẩm này có đặc điểm là rất độc đối với mọi sinh vật, tồn dư lâu dài trong môi trường, hủy diệt tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất, nước. Hậu quả của ô nhiễm nguồn đất kéo theo hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp sử dụng chất liệu đất đai sẽ bị giảm sút.
Xét ở khía cạnh khác, quyền con người về môi trường đối với lĩnh vực đất đai còn được xem xét dưới góc độ các nội dung quyền pháp lý. Con người
cần được đảm bảo quyền được tiếp cận nguồn lực đất đai, có đất đai để ở, để lao động, sản xuất phục vụ đời sống. Bên cạnh đó, con người có quyền được công nhận quyền sử dụng đối với nguồn đất đai thuộc quản lý hợp pháp của mình; được có các quyền pháp lý nhất định đối với đất đai. Vì vậy, nhà nước cần có sự ghi nhận trong pháp luật, các định hướng, biện pháp, cách thức để đảm bảo quyền con người được tiếp cận, được đảm bảo về nguồn lực đất đai, được có các quyền về sử dụng, quyền được bảo vệ khỏi tranh chấp, quyền được khiếu nại tố cáo đối với các vi phạm quyền về đất đai.