Sai số và các biện pháp hạn chế sai số

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá thực trạng an toàn thực phẩm tại bếp ăn của các trường mầm non trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (Trang 47 - 49)

CHƯƠNG 1 .TỔ NG QUAN TÀI LIỆU

2.5. Sai số và các biện pháp hạn chế sai số

- Thu thập thông tin bằng phát vấn có hạn chế: Thông tin không được điền đầy đủ do đối tượng không điền hết. Do đó, thông tin có thể gây ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu nếu sốlượng thông tin bị mất là nhiều, đó chính là sai số thông tin gặp phải trong nghiên cứu. Cách khắc phục, điều tra viên rà soát lại thông tin trên phiếu đểhướng dẫn đối tượng điền các thông tin còn thiếu.

39

- Sai số do người trả lời không chính xác vì chưa hiểu rõ câu hỏi hoặc trả lời không trung thực. Cách khắc phục là điều tra viên phải hướng dẫn, giải thích rõ cho đối tượng biết mục đích của nghiên cứu và không làm ảnh hưởng gì đến công việc của người được phỏng vấn.

- Thống nhất thời gian điều tra: vào buổi sáng 9-11h là lúc các bếp ăn tập thể đang nấu ăn và chuẩn bị chia suất ăn, là lúc có thể tiếp cận được đối tượng, thuận tiện cho việc phỏng vấn, quan sát thực hành và lấy mẫu kiểm nghiệm.

- Tập huấn kỹ cho cán bộ điều tra thống nhất về bộ công cụ, đặc biệt về cách hỏi, cách điền phiếu, cách quan sát thực hành, cách đánh giá các tiêu chí trong phiếu điều tra theo mẫu theo quy định của Bộ Y tế để không gặp sai số khi thu thập thông tin. Ngoài ra còn tập huấn cho cán bộđiều tra kỹnăng giao tiếp để tranh thủ sự hợp tác chia sẻ của người được điều tra.

2.6. Khó khăn vướng mắc trong quá trình điều tra đánh giá tại các bếp ăn tập thể cụ thể

Quá trình điều tra trong giai đoạn dịch Covid 19 bùng phát.Việc điều tra tại các trường kéo dài do các cháu chỉăn buổi trưa, quan sát quá trình chế biến 8-10h, tiếp nhận nguyên liệu diễn ra trong khoảng thời gian 5-7h sáng; chia và lưu mẫu thức ăn từ 10h -11h. Liên tục quan sát đồng thời nhiều người tham gia chế biến, sơ chế tại 01 bếp ăn tập thể của trường. 100% giáo viên tham gia vào quá trình phục vụ các cháu ăn trên lớp học; do cần quan sát các cô tại tất cả các lớp trong quá trình cho các cháu ăn tại lớp nên nhóm tác giả không lựa chọn và thực hiện điều tra phỏng vấn đối với nhóm đối tượng này, thiếu phần đánh giá trước khi các cháu ăn. Một số thông tin chủ yếu điều tra hồi cứu trên sổ sách.

40

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá thực trạng an toàn thực phẩm tại bếp ăn của các trường mầm non trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)