a/ Công tác đào tạo nguồn nhân lực
- Trong thời gian tới, để tăng cường Công tác củng cố, kiện toàn tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, Sở tư pháp cần đề nghị Bộ Tư pháp thường xuyên tổ chức các Lớp Tập huấn, Tọa đàm, đối thoại, giao lưu để cán bộ, công chức ngành Tư pháp nói chung và CCV của các tổ chức HNCC trên địa bàn thành phố có cơ hội học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với cán bộ, công chức quản lý nhà nước về công chứng, CCV của các tỉnh, thành phố khác để nâng cao trình độ, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm trong triển khai thi hành Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Công tác đào tạo nghiệp vụ công chứng ở Học viện tư pháp cần được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao hơn nữa của Bộ tư pháp vì đây là nơi tạo nguồn cho hoạt động công chứng. Nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao ý thức đạo đức nghề nghiệp của các CCV tương lai nhằm tạo ra một đội ngũ CCV có trình độ và đạo đức tư cách tốt.
b/ Bảo đảm các điều kiện thi hành Luật Công chứng về nguồn tài chính, nguồn nhân lực và tổ chức bộ máy
- Hiện nay, kinh phí để xã hội hóa công chứng đến từ sự đóng góp của các CCV và của những người góp vốn khác. Bên cạnh việc xã hội hóa nguồn tài chính từ các tổ chức và cá nhân bên ngoài, UBND thành phố Hà Nội nói riêng và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác cần phân bổ những nguồn tài chính cần thiết để tạo điều kiện cho việc thi hành Luật Công chứng trên địa bàn, tận dụng và thực hiện tốt việc kết hợp giữa nguồn tài chính công và tư để thi hành Luật Công chứng. Đồng thời, đổi mới, kiện toàn, nâng cao năng lực, nhân lực của đội ngũ cán bộ tư pháp, bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về công chứng và hành nghề công chứng; tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực công chứng và hành nghề công chứng ở địa phương.
- Đồng thời, để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động công chứng trên địa bàn các tỉnh, thành phố thì UBND tỉnh, thành phố cần ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa Sở Tư pháp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện, thị xã để phối hợp, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động công chứng. Hoàn thiện các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động công chứng như cơ quan đăng ký quản lý bất động sản, đăng ký hộ tịch…, thiết lập cơ chế phối hợp liên thông giữa các cơ quan với nhau.
- Trong thời gian tới, sau khi đã áp dụng hiệu quả Chương trình quản lý thông tin ngăn chặn và thông tin về hợp đồng giao dịch đã công chứng ở trên địa bàn thành phố Hà Nội, Bộ Tư pháp cần chỉ đạo áp dụng Chương trình trên quy mô cả nước. UBND tỉnh các tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Thông tin Truyền thông, Sở Tài chính, UBND các quận, huyện, thị xã duy trì, mở rộng hoạt động, phát huy hiệu quả của Chương trình quản lý thông tin, đẩy mạnh việc chia sẻ thông tin giữa tổ chức HNCC và các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để để đảm bảo an toàn cho các hợp đồng, giao dịch công chứng.
c/ Công tác kiểm tra, giám sát
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của UBND cấp tỉnh, thành phố trung ương, Sở Tư pháp và Hội công chứng đối với hoạt động của các tổ chức
HNCC. Đồng thời, xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, CCV có hành vi vi phạm. Việc vi phạm ngoài việc xử phạt theo quy định thì phải đưa lên mạng quản lý hệ thống công chứng Uchi, ghi rõ tên tổ chức HNCC, CCV vi phạm để có tính chất răn đe các tổ chức HNCC khác. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác phòng ngừa vi phạm để công chức, viên chức, CCV thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng, tính cấp thiết của công tác phòng chống vi phạm.
d. Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng:
Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp các tỉnh cần có quy hoạch phát triển tổ chức HNCC hợp lý với điều kiện của đất nước cũng như từng địa phương hiện nay. Trong đó phải chú trọng phát triển đồng đều các tổ chức HNCC tại các vùng miền. Tránh tình trạng ở những địa bàn trung tâm thì phát triển nóng, ồ ạt, còn các vùng sâu vùng xa thì lại thiếu vắng gây khó khăn cho người dân.
d/ Hợp tác, giao lưu để học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực công chứng: Bộ Tư pháp cùng Sở Tư pháp các tỉnh cần thúc đẩy sự hợp tác, giao lưu giữa các tổ chức HNCC Việt Nam với tổ chức HNCC của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước theo mô hình công chứng tự do như Pháp, Hy Lạp, Bồ Đào Nha… và các nước trong khu vực có công chứng phát triển. Hoạt động này nhằm trao đổi, học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm của các nước trong việc quản lý hoạt động công chứng, hoàn thiện hệ thống pháp luật công chứng góp phần cho hoạt động công chứng của nước ta ngày một phát triển.
KẾT LUẬN
Thế giới luôn luôn vận động và phát triển không ngừng, xu hướng toàn cầu hóa đang là cơ hội và cũng là thách thức cho tất cả các quốc gia trong đó có Việt Nam. Sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thế giới đã làm thay đổi nhận thức của Đảng và nhà nước ta, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới kinh tế nước ta đã có những bước phát triển cả kinh tế trong nước lẫn kinh tế đối ngoại. Với sự phát triển của kinh tế, hoạt động công chứng cũng từng bước phát triển và tạo điều kiện mạnh mẽ cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Sự ra đời của LCC 2006 là một bước ngoặt trong hoạt động công chứng, đưa hoạt động công chứng ở Việt Nam phát triển theo mô hình ngày càng lớn mạnh, phù hợp với mô hình công chứng của các nước tiên tiến trên thế giới. Với phương hướng phát triển phù hợp và đúng đắn, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước; thì đến năm 2020 sẽ hình thành và xây dựng được một mạng lưới tổ chức HNCC rộng khắp và phân bố hợp lý trên toàn quốc, tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ CCV, bảo đảm công chứng toàn bộ các hợp đồng giao dịch để tăng cường an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch cuản người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng các mục tiêu của chiến lược cải cách tư pháp và chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt
1. Hà Thị Lan Anh - Lê Tuấn Hải (2012),“Một số vấn đề về sự phát
triển nghề công chứng trên thế giới và tại Việt Nam”, Tạp chí Nghề
luật số 5/2012, tr.40-47.
2. Bộ Tư Pháp (1987), Thông tư số 574/QLTPK về công chứng nhà nước.
3. Bộ Tư pháp (2012), Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật công chứng. 4. Chính phủ (1996), Nghị định số 31/CP ngày 18/05/1996 về tổ chức và
hoạt động công chứng nhà nước.
5. Chính phủ (2000), Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 về công chứng, chứng thực.
6. Chính phủ (2007), Nghị định số 79/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18 tháng 5 năm 2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ kí.
7. Chính phủ (2008), Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng.
8. Chính phủ (2013), Nghị định số 04/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07 tháng 01 năm 2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2008/NĐ-CP.
9. Chính phủ (2013), Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
10. Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 59/SL ngày 15/11/1945 “Ấn định thể lệ
11. Chính phủ (1952), Sắc lệnh số 85/SL ngày 29/02/1952 quy định “Thể lệ trước bạ về việc mua, bán, cho, đổi nhà cửa, ruộng đất”.
12. Phùng Ngọc Hùng Cường (2012), “Thực tiễn hoạt động công chứng
cần một hệ thống quy phạm pháp luật đồng bộ”, Tạp chí dân chủ và
pháp luật số chuyên đề về công chứng tháng 5/2012.
13. Hương Giang (2013), “Công tác công chứng và chứng thực: Gần dân
để thuận lợi cho dân”, Báo Tư pháp số 72 ngày 13/03/2013.
14. Pv.Hương Giang, “Tìm cách xóa bất cập cho công chứng”, http://www.baomoi.com truy cập ngày 16/12/2013.
15. Lê Thu Hà (chủ biên) (2010), Học viện Tư pháp, Giáo trình kỹ năng
công chứng, Nhà xuất bản tư pháp 2010.
16. Phú Hằng - TTXVN, “Chuyên nghiệp hóa hoạt động công chứng
chứng thực”, http://www.vietnamplus.vn/chuyen-nghiep-hoa-hoat-
dong-cong-chung-chung-thuc/219154.vnp truy cập ngày 07/09/2013. 17. Lê Thị Thu Hiền (2011), “Hoạt động công chứng ở nước ta hiện nay”,
Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội.
18. Lê Thị Phương Hoa (2005), “Công chứng và xã hội hóa công chứng ở
Việt Nam”, http:// vietnamese-law-consultancy.com truy cập ngày
16/12/2013.
19. Học viện Tư pháp (2010), Chuyên đề ba năm thực hiện Luật công chứng, Tạp chí Nghề luật 4/2010. Tr. 8-13.
20. CCV Vũ Việt Hoàn (2012), “Vai trò của hoạt động công chứng trong
lĩnh vực tư pháp”, Tạp chí Nghề luật số 5/2012.
21. Hội đồng Bộ trưởng (1991), Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/02/1991 về Công chứng nhà nước.
22. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ (7/2007), “Đặc san Tuyên truyền pháp luật số 13 - Chuyên đề về
23. Hoàng Quốc Hùng, Phó chánh thanh tra Bộ Tư pháp (2012), “Báo cáo
tham luận một số vi phạm trong lĩnh vực công chứng - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục”.
24. Th.S Mai Lương Khôi (2012), “Nguồn nhân lực trong hoạt động công
chứng”, Tạp chí Nghề luật số 05, tháng 10/2012.
25. Thái Linh “Sai phạm của công chứng viên Việt Nam khiến thế giới ngạc nhiên”, http://toquoc.vn truy cập ngày 16/12/2013.
26. Pha Ly (2012), “Công chứng coi chừng tai nạn”, Tạp chí dân chủ và pháp luật số chuyên đề về công chứng, số 4/2012.
27. PV. Nguyên Lý (2013),“Công tác công chứng và chứng thực - Gần
dân để thuận lợi cho dân”, Báo Tư pháp số 72, ra ngày 13/03/2013,
NXB Tư Pháp.
28. Đặng Thị Tân Mai (2010), “Phát triển hệ thống tổ chức hành nghề
công chứng trên địa bàn Hà Nội”, Tạp chí quản lý nhà nước số 177 tháng 10/2010.
29. Nguyễn Quang Minh (2008), “Xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội.
30. Những nghề khác trong ngành luật - Công chứng viên,
http://www.bachkhoatrithuc.vn truy cập ngày 10/10/2013.
31. Th.S Trần Ngọc Nga (2012), “Thực tiễn tổ chức và hoạt động của
Phòng công chứng số 1 thành phố Hà Nội”, Tạp chí Nghề luật số 05,
tháng 10/2012.
32. Hà Nguyên - Gia Lai - Báo nhân dân (2013) “Hoạt động công chứng còn nhiều bất cập”, http://www.nhandan.com.vn/bandoc/duong-day-
nong/item/20901802-.html truy cập ngày 16/12/2013.
33. Th.S Võ Đình Nho (2012), “Một số vướng mắc trong các quy định của
pháp luật và trong thực tiễn hoạt động công chứng”, Tạp chí Nghề luật
34. Hồng Phúc, “Hạn chế miễn đào tạo với công chứng viên”, http://www.tienphong.vn/xa-hoi/656405/han-che-viec-mien-dao-tao- voi-cong-chung-vien-tpp.html, truy cập ngày 10/12/2013.
35. Quốc hội (2003), Luật đất đai 2003 (sửa đổi, bổ sung 2009). 36. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự 2005.
37. Quốc hội (2005), Luật doanh nghiệp 2005. 38. Quốc hội (2006), Luật công chứng 2006.
39. Quốc hội (2011), Bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi bổ sung 2011. 40. Quốc hội (2013), “Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
công chứng”, 2013.
41. Sở Tư pháp thành phố Hà Nội (2012), “Báo cáo Kết quả công tác Bổ
trợ tư pháp năm 2012 và nhiệm vụ công tác năm 2013”.
42. Sở Tư pháp Hà Nội (2013), Công văn số 1000/STP-BTTP ngày 09/05/2013 về việc chấp hành luật công chứng.
43. Tuấn Đạo Thanh (2008), Nghiên cứu pháp luật về công chứng một số
nước trên thế giới nhằm nhằm góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật về công chứng ở Việt Nam hiện nay”,
Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội.
44. Tuấn Đạo Thanh (2012), Pháp luật về công chứng - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Sách chuyên khảo, 2012.
45. CCV. Nguyễn Hoài Thanh (2012), “Đánh giá của học viện về hoạt
động đào tạo nghiệp vụ công chứng của Học viện tư pháp”, Tạp chí
Nghề luật số 5/2012.
46. Nguyễn Thảo-Ban Nội chính Trung ương, “Quy định về công chứng
viên một số nước trên thế giới”, http://noichinh.vn/ho-so-tu-
lieu/201310/quy-dinh-ve-cong-chung-vien-cua-mot-so-nuoc-tren-the- gioi-292633/, truy cập ngày 10/12/2013, “Bộ trưởng Hà Hùng Cường
giải trình về hoạt động công chứng, chứng thực: Siết chặt quản lý, tăng cường kiểm tra”, truy cập ngày 10/12/2013.
47. Đàm Thị Thu Thảo (2010), “Cải cách thủ tục công chứng ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay”, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội.
48. Nguyễn Chí Thiện (2006), “Nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng
ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội.
49. Thường trực tổ biên tập Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật công chứng (2013), “Báo cáo chi tiết về định hướng xây dựng Luật sửa
đổi, bổ sung một số Điều của Luật công chứng” .
50. Phạm Thị Mai Trang (2011), “Xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện
nay, thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội.
51. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội (2012), “Báo cáo tổng kết 5 năm
thi hành luật công chứng”.
52. Viện nghiên cứu khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (1995), Chuyên đề công chứng, Thông tin khoa học pháp lý, Hà Nội. tr.56.
53. Vụ Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp (2012), Báo cáo những định hướng lớn về sửa đổi, bổ sung Luật công chứng tại Hội thảo “Định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Công chứng”.
II.Tiếng Anh
54. Từ điển online Legal Dictionary http://legal-dictionary.thefreedictionary.com /notary+public truy cập ngày 16/12/2013.