Phương hướng hoàn thiện pháp luật công chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng và thực tiễn thực thi trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 106 - 110)

3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật công chứng và quy hoạch phát

3.1.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật công chứng

Theo Báo cáo chi tiết về định hướng xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật công chứng do Thường trực tổ biên tập Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật công chứng soạn thảo và Báo cáo những định hướng lớn về sửa đổi, bổ sung Luật công chứng tại Hội thảo “Định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Công chứng” ngày 14/7/2012 của Vụ Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp, phương hướng sửa đổi LCC 2006 như sau:

Một là, tiếp tục hoàn thiện thể chế về công chứng, tạo điều kiện cho

việc đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động công chứng, phát triển mạng lưới tổ chức HNCC, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với chất lượng dịch vụ công chứng, phục vụ đắc lực cho công cuộc cải cách tư pháp, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Hai là, nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động công chứng, xây

dựng đội ngũ CCV đủ về số lượng, vững về chuyên môn, có đạo đức và uy tín nghề nghiệp, quy định chặt chẽ tiêu chuẩn bổ nhiệm CCV, cách thức tổ chức của tổ chức HNCC trong điều kiện tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hoá hoạt động công chứng.

Ba là, nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về công

chứng, có các quy định, phân cấp hợp lý trong quản lý nhà nước về hoạt động công chứng, đồng thời có những điều chỉnh nhất định để bảo đảm sự điều hành thông suốt từ trung ương đến cơ sở. Quy định cơ chế liên thông, phối hợp giữa tổ chức HNCC với các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Bốn là, tạo điều kiện để đẩy mạnh việc thành lập và hoạt động của tổ chức xã hội nghề nghiệp CCV trong phạm vi cả nước, nâng cao vai trò của tổ

chức này đối với hoạt động công chứng nhằm chia sẻ gánh nặng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực công chứng.

Năm là, kế thừa những quy định còn phù hợp của Luật công chứng hiện

hành, kết hợp với việc tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài để sửa đổi, bổ sung những quy định thực sự cấp bách và cần thiết mà chưa được Luật công chứng hiện nay quy định hoặc quy định mà không còn phù hợp [20].

Hiện nay, Dự thảo Luật sửa đổi một số điều của LCC 2006 đang trong quá trình lấy ý kiến hoàn thiện, trình Quốc hội xem xét và sẽ có hiệu lực trong thời gian không xa. Cũng theo Báo cáo những định hướng lớn về sửa đổi, bổ sung Luật công chứng tại Hội thảo “Định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Công chứng” ngày 14/7/2012 của Vụ Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp thì với mục đích bổ sung hệ thống pháp luật công chứng nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập về thể chế để thúc đẩy hoạt động công chứng phát triển, Luật sửa đổi một số điều của LCC 2006 được định hướng sửa đổi các vấn đề chính sau:

* Công chứng viên

- Tập trung nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về tiêu chuẩn CCV bảo đảm những người được xem xét bổ nhiệm CCV phải đáp ứng các điều kiện theo quy định về phẩm chất đạo đức, văn bằng chứng chỉ, sức khoẻ hành nghề, tiêu chuẩn chuyên môn và phải qua đào tạo nghề công chứng, tập sự hành nghề công chứng.

- Nghiên cứu bước đầu việc quy hoạch đội ngũ CCV, kiểm tra sát hạch trước khi bổ nhiệm CCV, bổ sung, nâng cao tiêu chuẩn CCV cho phù hợp với tầm quan trọng của nghề công chứng liên quan đến tài sản và nhân thân của người yêu cầu công chứng, hạn chế các đối tượng được miễn đào tạo, miễn tập sự hành nghề công chứng, quy định việc bồi dưỡng và sát hạch bắt buộc đối với người được miễn đào tạo, miễn tập sự trước khi bổ nhiệm CCV, quy định chế độ bồi dưỡng bắt buộc hàng năm đối với CCV đang hành nghề,

nghiên cứu bước đầu về cơ chế phân loại và đánh giá CCV... nhằm nâng cao một bước rõ rệt về chất lượng đội ngũ CCV.

- Nghiên cứu, làm rõ các căn cứ từ chối bổ nhiệm CCV, tạo sự minh bạch đồng thời trao thẩm quyền rõ ràng cho cơ quan Nhà nước trong việc xem xét, từ chối bổ nhiệm đối với các trường hợp không đủ tiêu chuẩn hoặc không phù hợp quy hoạch.

- Bổ sung quy định cơ chế quản lý đối với đội ngũ CCV đã được bổ nhiệm đang hành nghề công chứng tại các tổ chức HNCC.

* Tổ chức HNCC

- Quy định thành lập tổ chức HNCC theo hướng tăng cường xã hội hoá hoạt động công chứng và phù hợp với quy hoạch phát triển các tổ chức HNCC. Quy định mang tính nguyên tắc để dự báo việc chuyển đổi mô hình Phòng công chứng sang VPCC (cổ phần hoá) khi điều kiện chín muồi;

- Quy định chặt chẽ hơn các điều kiện, thủ tục thành lập VPCC (tiêu chí về CCV, trụ sở, quy hoạch ...);

- Quy định quyền, nghĩa vụ của tổ chức HNCC liên đới với quyền, nghĩa vụ của CCV;

- Nghiên cứu một bước thực hiện cơ chế liên thông giữa tổ chức HNCC với cơ quan đăng ký bất động sản (đăng ký quyền sử dụng đất, đăng ký quyền sở hữu nhà, đăng ký giao dịch bảo đảm) trong hoạt động công chứng;

- Bổ sung quy định trách nhiệm và nghĩa vụ chia sẻ và cung cấp thông tin hợp đồng, giao dịch đã được công chứng giữa các tổ chức HNCC với nhau và giữa các tổ chức HNCC với các cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định và phù hợp với tính chất của nghề công chứng bảo đảm nguyên tắc bảo mật hoạt động công chứng.

* Trình tự, thủ tục công chứng

Rà soát, sửa đổi bổ sung trình tự, thủ tục công chứng các hợp đồng, giao dịch theo hướng đầy đủ, chặt chẽ, khắc phục các sơ hở trong trình tự, thủ tục công chứng các hợp đồng, giao dịch

* Quản lý nhà nước về công chứng

Sửa đổi, bổ sung các quy định theo hướng: Rà soát, quy định rõ ràng, cụ thể những nội dung quản lý nhằm xác định rõ trách nhiệm quản lý tổ chức và hoạt động công chứng của cơ quan quản lý Nhà nước; phân cấp hợp lý trong quản lý nhà nước về hoạt động công chứng, bảo đảm sự điều hành thông suốt từ trung ương đến cơ sở.

* Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của CCV

Nghiên cứu, quy định rõ trong Luật các vấn đề sau:

- Việc thành lập tổ chức xã hội nghề nghiệp CCV, các tiêu chí thành lập, cơ cấu, tổ chức của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của CCV ở Trung ương và ở địa phương;

- Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của CCV; - Nghiên cứu vấn đề tư cách thành viên tổ chức xã hội nghề nghiệp CCV (thành viên bắt buộc/tự nguyện), quan hệ nội bộ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của CCV; mối quan hệ giữa tổ chức xã hội - nghề nghiệp của CCV ở Trung ương với tổ chức xã hội - nghề nghiệp của CCV ở Trung ương; giữa cơ quan quản lý nhà nước với tổ chức xã hội - nghề nghiệp của CCV.

* Nghiên cứu đổi mới một số quy định về thủ tục, quy trình bổ nhiệm CCV, quyết định và cho phép thành lập tổ chức HNCC, đăng ký hoạt động của VPCC:

Nghiên cứu các vấn đề này theo hướng:

- Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm CCV. Quyết định bổ nhiệm có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc. Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi CCV cư trú thực hiện việc đăng ký hành nghề công chứng và đăng ký thay đổi khi CCV thay đổi nơi hành nghề.

- Nghiên cứu về thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập tổ chức HNCC và bổ nhiệm CCV theo hướng: Việc ra quyết định thành lập, cho phép thành lập tổ chức HNCC do địa phương thực hiện nhưng trước khi cho phép thành lập phải có ý kiến bằng văn bản của người có thẩm quyền bổ nhiệm

CCV nhằm bảo đảm tính khoa học, gắn với quy hoạch phát triển công chứng và phát triển nguồn nhân lực đội ngũ CCV [40].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng và thực tiễn thực thi trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)