Pháp luật về công chứng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng và thực tiễn thực thi trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 68 - 78)

2.1. Quy định của pháp luật công chứng hiện hành về thành lập và hoạt

2.1.2. Pháp luật về công chứng viên

Có một thời gian dài, pháp luật về công chứng Việt Nam tỏ ra khá lúng túng khi xác định chủ thể thực hiện hành vi công chứng. Tùy từng thời điểm lịch sử cụ thể, các nhà làm luật coi CCV, những người được UBND giao nhiệm vụ thực hiện các việc công chứng, Phòng công chứng hoặc UBND các cấp có thẩm quyền... là chủ thể thực hiện hành vi công chứng hoặc thậm chí không đề cập đến vấn đề chủ thể thực hiện hành vi công chứng trong một số văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực bổ trợ tư pháp này. Tuy nhiên, kể từ khi LCC 2006 có hiệu lực, CCV đã được khẳng định chính thức là chủ thể duy nhất thực hiện hành vi công chứng, trực tiếp giải quyết yêu cầu công chứng cho đương sự [44, tr.233]. Có thể nói rằng, tổ chức HNCC là “cái vỏ”, là “địa điểm”, nơi cung cấp cơ sở vật chất cần thiết để CCV có thể hành nghề. Nếu không có CCV thì hoạt động công chứng không thể tiến hành được. LCC 2006 quy định về CCV trong Chương II với 10 điều luật. Sau đây tác giả xin đề cập tới một số vấn đề quan trọng của quy định về CCV.

2.1.2.1.Vị trí, vai trò và tính chất hành nghề của CCV

Tại các nước thuộc hệ thống công chứng La tinh (Đức, Áo, Bỉ, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha và Cộng hòa Séc), CCV vừa là công chức, vừa là người hành nghề tự do. Tính chất nghề nghiệp này không chỉ đúng với CCV dân luật ở các nước phương Tây mà còn được áp dụng với CCV của Trung Quốc, Mông Cổ và nhiều nước Châu Á khác. Nói cách khác, tính chất chung của nghề nghiệp công chứng là hoạt động công vụ chứ không phải là hoạt động kinh doanh. Do vậy, CCV tại một số nước được sử dụng con dấu công vụ, con dấu có hình quốc huy (Ba Lan). Tại Ba Lan, CCV được hưởng chế độ như các viên chức công khác, được gọi là “công chức làm chứng” [30].

Ở Việt Nam, một người có đủ các tiêu chuẩn theo quy định sau khi đã qua khóa đào tạo về công chứng, trải qua thời gian tập sự hành nghề công chứng thì có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ tư pháp bổ nhiệm CCV. CCV do

Bộ trưởng Bộ tư pháp bổ nhiệm; có thể là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước hoạt động tại Phòng công chứng hoặc là CCV hoạt động tự do, hoạt động tại các VPCC dưới sự quản lý trực tiếp của Sở Tư pháp. Với tư cách là cán bộ, công chức, viên chức thì thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật cán bộ công chức 2008, Luật viên chức 2010. Với tư cách người hành nghề tự do, CCV có thể lựa chọn địa điểm thành lập văn phòng của mình, tuyển dụng nhân viên cũng như mua sắm các trang thiết bị cần thiết. Họ được khách hàng trả tiền phí, thù lao công chứng và trích lại một phần để nộp thuế cho nhà nước. Dù làm việc ở tổ chức HNCC nào, có là công chức viên chức nhà nước hay không thì địa vị pháp lý của các CCV trong hành nghề công chứng là hoàn toàn như nhau. Họ đều có quyền công chứng các loại hợp đồng, giao dịch như nhau, và các văn bản do họ chứng nhận có giá trị pháp lý như nhau.

Theo quy định tại Nghị định 04/2013/NĐ-CP, CCV phải hành nghề chuyên trách; không được đồng thời hành nghề khác, không được kiêm nhiệm các chức danh tư pháp như luật sư, đấu giá viên, trọng tài viên, thừa phát lại hoặc các chức danh tư pháp khác. Là chủ thể duy nhất và trực tiếp tiến hành hoạt động công chứng - chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; có thể nói CCV đóng vai trò trung tâm trong hoạt động công chứng. Tuy nhiên, hiện nay LCC 2006 còn chưa xác định rõ vị trí pháp lý của CCV, còn nhiều bất cập trong quy định về vị trí vai trò của CCV.

2.1.2.2. Tiêu chuẩn CCV

Hiện nay, tuy có những điểm khác nhau về thể chế, hầu hết các nước đều công nhận công chứng là một nghề rất khó. CCV đều là những nhà luật học giỏi, những chuyên gia pháp luật có kiến thức pháp lý sâu rộng và áp dụng pháp luật nhuần nhuyễn, linh hoạt. Do vậy, việc gia nhập đội ngũ CCV là một quy trình có tính cạnh tranh rất cao, được lựa chọn theo các tiêu chuẩn hết sức nghiêm ngặt (Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc…).

- Tiêu chuẩn chung: Pháp luật các nước có khá nhiều điểm tương đồng trong

thuộc trường hợp mất năng lực hoặc không có khả năng thực hiện vai trò của CCV, là tiến sĩ hoặc người tốt nghiệp luật, có nhân cách và năng lực phù hợp với chức danh, đã trải qua khóa đào tạo nghề dài và chuyên sâu, hoàn thành thời gian tập sự hành nghề công chứng và vượt qua kỳ thi tuyển CCV.

- Tiêu chuẩn về trình độ: Để khẳng định vị trí của chức danh CCV, một số

nước quy định tất cả các CCV phải đủ điều kiện chuyên môn làm thẩm phán và luật sư (Đức) hoặc đã làm CCV dự bị với một thời gian nhất định (ít nhất 2 năm theo Luật của Ba Lan) hoặc phải là người đã được bổ nhiệm trong hơn 10 năm vào các công việc được quy định theo Luật (Hàn Quốc)… Với một số đối tượng như giáo sư, tiến sỹ luật học, thẩm phán, luật sư, tư vấn pháp luật có thâm niên ít nhất 3 năm… thì một số tiêu chuẩn có thể được xem xét giảm bớt, ví dụ như tiêu chuẩn về thời gian làm CCV dự bị hoặc được miễn khóa đào tạo nghề, miễn thời gian tập sự hành nghề (Ba Lan, Trung Quốc).

- Tiêu chuẩn về tuổi: Về tuổi bổ nhiệm, theo thông lệ phương Tây, lợi thế

về độ tuổi được xem xét vì nghề này đòi hỏi phải có một nền tảng vững chắc và kinh nghiệm đáng kể. Ví dụ như: CCV tại Đức phải là người ít nhất 35 tuổi và không quá 70 tuổi khi bổ nhiệm lần đầu. Tại Ba Lan thì ít nhất 26 tuổi mới được bổ nhiệm. Tại Tây Ban Nha độ tuổi trung bình thấp nhất để được bổ nhiệm CCV từ 27 đến 28 tuổi. Còn tại Nhật Bản, nhiều CCV được bổ nhiệm khi họ khoảng 58 đến 62 tuổi và làm CCV trong vòng 8 đến 10 năm. Tại Hàn Quốc, chỉ những người ở độ tuổi trung niên mới được bổ nhiệm làm CCV. Về tuổi hành nghề, đa số các nước đều quy định độ tuổi tối đa là 65 hoặc 70 (Trung Quốc, Tây Ban Nha, Đức, Nhật Bản).

Tại Việt Nam, tiếp thu kinh nghiệm của các nước trên thế giới, tiêu chuẩn về CCV đã được pháp luật về công chứng ghi nhận qua từng thời kỳ và ngày càng được hoàn thiện.

Tại Phần II, Thông tư số 574/QLTPK, lần đầu tiên hệ tiêu chuẩn CCV được đề cập đến: “CCV phải là công dân Việt Nam có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao, công minh, liêm khiết,

có trình độ đại học pháp lý và tương đương, đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ công chứng”. Sau này, trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh

lĩnh vực công chứng đã đưa ra những tiêu chí cụ thể hơn, dễ xác định hơn cho chức danh CCV. Tại Điều 14, Nghị định số 45/HĐBT, để được bổ nhiệm làm CCV thì phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:

“1. Là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 1. Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

2. Tốt nghiệp đại học pháp lý;

3. Đã làm công tác pháp luật từ năm năm trở lên và được huấn luyện nghiệp vụ công chứng”.

Các tiêu chuẩn này hầu như không thay đổi đối với các văn bản pháp luật sau này. Ngoài ra, đến Nghị định 75/2000/NĐ-CP còn đòi hỏi CCV được bổ nhiệm phải có chứng chỉ tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và quy định cụ thể ba trường hợp không được bổ nhiệm CCV. LCC 2006 đã có sự kế thừa và phát triển các quy định trước đây về tiêu chuẩn CCV. Khoản 1 Điều 13 về Tiêu chuẩn CCV quy định:

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm làm CCV: a) Có bằng cử nhân luật;

b) Có thời gian công tác pháp luật từ năm năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức;

c) Có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng;

d) Đã qua thời gian tập sự hành nghề công chứng; e) Có sức khỏe đảm bảo hành nghề công chứng.

Như vậy, cũng tương tự như quy định của các nước trên thế giới, Luật công chứng Việt Nam cũng quy định các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn về

trình độ đối với CCV. Ngoài các điều kiện đã được nêu tại các văn bản pháp luật trước đây, một người để được bổ nhiệm làm CCV theo quy định của LCC 2006 thì phải qua thời gian tập sự hành nghề công chứng, thời gian tập sự hành nghề công chứng là mười hai tháng (Điều 16, LCC 2006). Dự thảo sửa đổi Luật công chứng cũng quy định thêm, sau thời gian tập sự hành nghề công chứng phải đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng thì mới được đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm CCV.

LCC 2006 không quy định về độ tuổi của CCV, tuy nhiên, Dự thảo Luật công chứng sửa đổi đã bổ sung thêm quy định này vào Điều 13 về tiêu chuẩn CCV, đó là: “Không quá 65 tuổi đối với nam và không quá 60 tuổi đối

với nữ vào thời điểm nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm CCV”. Hiện nay vấn đề này

còn nhiều tranh cãi bởi vì mặc dù quy định như thế phù hợp với thông lệ của các nước trên thế giới nhưng lại mâu thuẫn với quy định Luật viên chức cũng như Luật bảo hiểm xã hội, Bộ luật lao động, chưa phù hợp với trình độ phát triển của nước ta hiện nay. Đồng thời với trường hợp CCV làm việc tại các VPCC thì đây là tổ chức ngoài nhà nước. Theo quy định của pháp luật hiện hành những người làm việc ở các tổ chức, đơn vị ngoài công lập như trong lĩnh vực y tế, giáo dục hiện nay pháp luật không quy định độ tuổi làm việc bao lâu. Vấn đề độ tuổi hành nghề của CCV đang được Quốc hội thảo luận và sẽ thông qua trong thời gian tới.

2.1.2.3. Đào tạo - Tập sự - Bổ nhiệm CCV

LCC 2006 quy định về Đào tạo nghề công chứng tại Điều 14. Trong đó, người có bằng cử nhân luật được đăng ký tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng, thời gian của khóa đào tạo là sáu tháng. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng thì được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng. Chương trình khung của khóa đào tạo nghề công chứng và việc công nhận đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai muốn trở thành CCV đều phải trải qua khóa đào tạo này, Luật

công chứng quy định những trường hợp có thâm niên hoạt động trong ngành luật hoặc có trình độ chuyên môn cao thì được miễn đào tạo nghề công chứng. Các trường hợp này bao gồm: Những người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, luật sư đã hành nghề từ ba năm trở lên; Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật; Những người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật (Điều 15, LCC 2006).

Sau khi có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng thì Tập sự hành nghề công chứng tại một tổ chức HNCC. Những người được miễn đào tạo nghề công chứng thì được miễn tập sự hành nghề công chứng (Điều 17, LCC 2006). Người tập sự có thể tự liên hệ với tổ chức HNCC hoặc đề nghị Sở Tư pháp bố trí tập sự tại một tổ chức HNCC. Việc tập sự hành nghề công chứng phải được đăng ký tại Sở tư pháp nơi có tổ chức HNCC mà mình tập sự, thời gian tập sự là mười hai tháng.

Trong thời gian tập sự, người tập sự hành nghề công chứng được thực hiện các công việc liên quan đến công chứng do CCV hướng dẫn phân công và chịu trách nhiệm trước CCV hướng dẫn về những công việc có, không được ký văn bản công chứng. Sau khi hết thời gian tập sự, người tập sự hành nghề công chứng phải báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản có nhận xét của CCV hướng dẫn về năng lực chuyên môn, tư cách đạo đức gửi Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự.

Người hoàn thành tập sự hành nghề công chứng có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm CCV, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm CCV được gửi Sở Tư pháp ở địa phương nơi đăng ký tập sự. Người được miễn đào tạo nghề công chứng, người được miễn tập sự hành nghề công chứng có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm CCV, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm CCV được gửi trực tiếp cho Bộ Tư pháp. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm CCV phải bao gồm các

giấy tờ theo quy định tại Điều 18 Luật công chứng. Người được bổ nhiệm CCV thì được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp thẻ CCV.

Ngoài ra tại Nghị định 04/2013/NĐ-CP quy định thêm về việc bổ nhiệm CCV đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu hoặc thôi việc theo nguyện vọng và việc hành nghề công chứng đối với luật sư được bổ nhiệm CCV (Điều 4, Điều 5 Nghị định 04/2013/NĐ-CP).

Người hành nghề công chứng hàng năm phải tham dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng, sau khi hoàn thành lớp bồi dưỡng thì được cấp giấy chứng nhận (Điều 3, Nghị định 04/2013/NĐ-CP).

2.1.2.4. Trách nhiệm pháp lý của CCV

Nếu như sát nhập hai hệ thống tổ chức HNCC và thống nhất hai đội ngũ CCV là một mục tiêu lâu dài thì trong giai đoạn hiện nay, tạo ra môi trường pháp lý bình đẳng giữa Phòng công chứng và VPCC, giữa CCV là cán bộ, công chứng, viên chức nhà nước và CCV không phải là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước lại là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Hiện nay mặc dù chúng ta có hai loại CCV nhưng những CCV này hành nghề với một trình độ chuyên môn được quy định như nhau, thẩm quyền theo luật quy định ngang nhau và hệ lụy tất yếu là cũng phải gánh chịu một loại trách nhiệm pháp lý. Điều 58, LCC 2006 quy định: “CCV vi phạm quy định của Luật này

thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Như vậy, khi thi hành nhiệm vụ, CCV có thể là

đối tượng chịu xử lý về mặt kỷ luật, xử phạt hành chính, chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

- Xử phạt vi phạm hành chính: hiện nay việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động công chứng được điều chỉnh bởi Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Tại Mục 3, từ Điều 11 đến

Điều 15 đã quy định cụ thể về các hành vi vi phạm hành chính, các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động công chứng. Các chế tài này đã góp phần phát huy vai trò răn đe, phòng ngừa mọi biểu hiện vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công chứng, cùng với công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên của cơ quan nhà nước sẽ đảm bảo được thiết chế công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng và thực tiễn thực thi trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)