Hệ thống các qui định của pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự qua thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 70 - 74)

3.1.1. Hiến pháp

Hiến pháp mới năm 2013 của Nước CHXHCN Việt Nam đã dành hẳn Chương II quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Tại Điều 14 quy định:

- Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

- Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng [21, Điều 14, tr. 223, 224].

Hiến pháp quy định rất nhiều quyền của công dân nhưng có lẽ cơ bản nhất vẫn là những quyền thiết thân của con người. Trong đó những quyền về tố tụng đối với những người bị giam giữ:

- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

- Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ

- Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm [21, Điều 20, tr.225. 226]. Bên cạnh đó Hiến pháp cũng quy định:

- Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

- Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.

- Không ai bị kết án hai lần vì một tội pha ̣m.

- Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. - Người bị bắt, tạm gi ữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật [21, Điều 31, tr.229, 230].

3.1.2. Văn bản luật

Trong Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng thể hiện rõ rệt nhất quy định về Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể:

1. Cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể.

2. Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm đưa đến cơ sở y tế; cơ sở y

tế không được từ chối việc cứu chữa mà phải tận dụng mọi phương tiện, khả năng hiện có để cứu chữa.

3. Việc thực hiện phương pháp chữa bệnh mới trên cơ thể một người, việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép bộ phận của cơ thể phải được sự đồng ý của người đó; nếu người đó chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý; trong trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người trên thì phải có quyết định của người đứng đầu cơ sở y tế.

4. Việc mổ tử thi được thực hiện trong các trường hợp sau đây: - Có sự đồng ý của người quá cố trước khi người đó chết; - Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ khi không có ý kiến của người quá cố trước khi người đó chết;

- Theo quyết định của tổ chức y tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết [20, Điều 32, tr.16, 17]. Bộ luật hình sự từ Điều 93 đến Điều 122 dành hẳn một chương quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người. Song hành cùng BLHS là BLTTHS cũng quy định rất cụ thể về việc tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù trong suốt quá trình tố tụng hình sự. Đói với người chưa thành niên phạm tội ngoài những quy định riêng nằm trong các chương thì BLTTHS còn dành hẳn một chương quy định thủ tục tố tụng với người chưa thành niên phạm tội (từ Điều 301 đến Điều 309). Ngoài ra Luật thi hành án hình sự, Luật Đặc xá cũng dành nhiều chương, điều cụ thể để quy định đảm bảo cho quyền con người được bảo vệ và thi hành nghiêm

chỉnh. Các văn bản dưới luật quy định chi tiết hơn về các quyền con người trong từng lĩnh vực cụ thể.

3.1.3. Văn bản dưới luật

- Nghị định 117/2011/ NĐ – CP của Chính phủ Quy định về tổ chức, quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt chăm sóc y tế đối với phạm nhân ban hành ngày 15/12/2011.

- Nghị định 89/1998/ NĐ – CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ Quy chế về tạm giữ, tạm giam (đã được sửa đổi bổ sung một số điều tại Nghị định số 98/2002/NĐ – CP ngày 27/11/2002.

- Thông tư liên ngành số 12/TTLB ngày 20/12/1993 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ lao động thương binh – xã hội hướng dẫn chế độ ăn, mặc, ở, tổ chức phòng chữa bệnh, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho phạm nhân.

- Thông tư số 02/2005/TTLT – VKSTC – TATC – BCA – BQP – BTP ngày 10/8/05 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật hình sự về khiếu nại, tố cáo.

- Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02 tháng 10 năm 2007 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

- Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02 tháng 10 năm 2007 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 02/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010).

- Thông tư số 40/TT – BCA ngày 27/6/2011 của Bộ Công an Quy định vè tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù cho phạm nhân.

Bên cạnh đó là các văn bản khác của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và các văn bản liên ngành quy

định các quyền con người, các chế độ của người bị tạm giữ, tạm giam và phạm nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự qua thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)