Đây được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật nhân quyền quốc tế hàm chứa các khía cạnh: không phân biệt đối xử, được thừa nhận tư cách con người trước pháp luật, được pháp luật đối xử bình đẳng.
Hồ Chủ tịch trong Tuyên ngôn đã nói: “Mọi người sinh ra đều có
quyền bình đẳng, Tạo hóa đã ban cho họ…” [3]. Trên bình diện quốc tế ngay
tại Điều 1 Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người, năm 1948 của Liên Hợp quốc cũng khẳng định mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền. Điều 2 Công ước vê quyền dân sự, chính trị (ICCPR) cũng nêu rõ: “Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng và đảm bảo mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền tài phán của mình các quyền đã được công nhận trong Công ước này, không có bất kỳ sự phân biệt
nào về chủng tộc, màu da…” [11, Điều 2, tr.283].
Việc thừa nhận tư cách con người trước pháp luật trong Điều 16 Công ước ICCPR đã ghi nhận: “Mọi người đều có quyền được công nhận tư cách là
con người (thể nhân) trước pháp luật ở mọi nơi” [8, tr.165].
được tòa án quốc gia có thẩm quyền sử dụng các thiết chế hữu hiệu chông lại những hành vi xâm phạm các quyền cơ bản của họ.
Con người dù là công dân nước sở tại hay không nhưng trong quan hệ pháp luật hình sự luôn phải được đối xử bình đẳng không vì bất kỳ yếu tố xuất thân nào của họ mà tất cả đều như nhau với tư cách là con người. Các quốc gia không được phép đưa ra quy định pháp luật có tính phân biệt đối xử. Trong mọi tình huống quy tắc này cũng đều được áp dụng. Việc bình đẳng không được áp dụng theo kiểu cào bằng mà còn có yếu tố hợp lý, khách quan nhằm đạt được tới sự bình đẳng mà không bị coi là trái với pháp luật.