Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử tàn bạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự qua thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 59)

“Không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Đặc biệt, không ai có thể bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của

người đó” [11, Điều 7, tr.154].

Việc tra tấn được hiểu là bất kỳ hành vi nào cố ý gây đau đớn về thể xác hoặc đau khổ về tinh thần cho một người vì những mục đích khác nhau hay vì bất kỳ lý do nào khác. Tuy nhiên vẫn còn rất ít quốc gia hiện sử dụng các biện pháp trừng phạt hợp pháp gây đau đớn hoặc đau khổ cho con người.

Đối xử tàn bạo được hiểu là việc đối xử không giống như con người, không có tính người thậm chí mang tính chất ngược đãi, hành hạ nhằm làm đau đớn về thể xác hoặc tinh thần.

Quyền được bảo vệ không bị tra tấn đối xử tàn bạo là phải bảo vệ được thể chất, tinh thần cho người bị tạm giữ, tạm giam và phạm nhân.

Không được sử dụng các hành vi nhằm tra tấn, các hình thức đối xử tàn bạo, vô nhân đạo nhằm hạ thấp nhân phẩm con người trong mọi tình huống kể cả tình trạng khẩn cấp của quốc gia hay là mệnh lệnh của cấp trên để biện minh.

Việc trừng phạt phải kết hợp với giáo dục, cải tạo. Việc tra tấn hay đối xử tàn bạo về cơ bản ít có sự phân biệt nên tra tấn ngoài mặt thể xác ra cũng có thể hiểu là cả mặt tinh thần hoặc ngược lại. “Việc kéo dài thời gian biệt giam hoặc tù giam của một người kể cả những người bị kết án tử hình mà không có lý do chính đáng cũng bị coi là hành động tra tấn, đối xử hay trừng

phạt tàn bạo, vô nhân đạo” [10, tr.163].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự qua thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 59)