1.2. Bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời bị tạm giữ, tạm giam và
1.2.2. Đảm bảo việc thực thi pháp luật
1.2.2.1. Hệ thống cơ quan tố tụng
luôn gắn liền với các hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện bởi các cơ quan tố tụng. Trong xã hội hiện đại các nhánh quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp luôn được tách bạch để đảm bảo tính khách quan, công bằng, dân chủ… Chính vì thế việc xây dựng hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng là nhằm đảm bảo cho việc thực thi pháp luật một cách đúng đắn và thực hiện quyền con người đầy đủ trong tố tụng hình sự.
Các vụ án hình sự phải được giải quyết kịp thời, xác định sự thật khách quan của vụ án, đảm bảo công bằng và quyền cơ bản của con người; đây là mục đích mà hệ thống các cơ quan tố tụng phải hướng tới. Các cơ quan tố tụng phải được xây dựng theo hướng đối trọng, kiểm soát lẫn nhau đảm bảo cho các quyền con người nói chung và quyền của những người bị hạn chế tự do, bị tước tự do nói riêng được tôn trọng, không bị xâm phạm. Luật tố tụng hình sự của quốc gia cũng như thiết chế tư pháp quốc tế đều lấy tiêu chí đảm bảo sự vô tư, khách quan trong hoạt động tố tụng làm nền tảng. Mỗi cơ quan tố tụng đều có một chức năng riêng nhưng chức năng đó phải có sự đối trọng và kiểm soát từ phía các cơ quan tố tụng khác. Hiện nay đa số các quốc gia đều có 3 cơ quan tương ứng với ba giai đoạn giải quyết của vụ án hình sự. Cơ quan điều tra tiến hành hoạt động điều tra nhưng lại có sự đối trọng, kiểm soát của cơ quan công tố (hoặc viện kiểm sát) trong một số hoạt động điều tra. Ví dụ hoạt động khởi tố vụ án, khởi tố bị can… Cơ quan Tòa án khi xét xử cũng có thể bị Viện kiểm sát kháng nghị bản án nếu thấy có vi phạm pháp luật. Cơ quan công tố khi buộc tội hay đề nghị mức án cũng có thể bị phía Tòa án bác bỏ.
Tóm lại hệ thống các cơ quan tố tụng phải minh bạch, đảm bảo tính khách quan, công bằng và vô tư trong hoạt động tố tụng thì mới đảm bảo quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và người chấp hành hình phạt tù. Mọi hoạt động của những cơ quan này phải dựa trên quy định pháp luật quốc gia và các tiêu chí quốc tế về quyền con người.
1.2.2.2. Con người thực thi pháp luật
Tuyển dụng những người có trách nhiệm, lương tâm với công việc
Việc tuyển dụng những người có lương tâm trách nhiệm với công tác quản lý người bị tạm giữ, tạm giam và phạm nhân là một vấn đề cần thiết.
Trước hết đó phải là những người có hiểu biết về mặt pháp luật cũng như hiểu về quyền, nghĩa vụ của bản thân họ cũng như những người bị giam giữ. Họ hiểu mình được phép làm gì, không được phép làm gì và quyền hạn cũng như trách nhiệm của mình đến mức độ nào. Về mặt đạo đức thì họ là người cần có những đức tính cần thiết. Trong việc giam giữ thì Nhà nước luôn có xu hướng tăng thêm quyền tự chủ cho những cán bộ tư pháp để giải quyết các vấn đề trong nhà tạm giữ, trại tạm giam hay trại giam. Cho nên nếu những cán bộ này không có một phẩm chất đạo đức tốt rất dễ dẫn tới khuynh hướng lạm dụng quyền lực để thỏa mãn các vấn đề cá nhân. Những cán bộ tư pháp cũng phải là những người có lương tâm với công việc. Đặc thù nghề nghiệp đòi hỏi họ phải vất vả hơn và có tính kiên nhẫn cho nên đây phải là những người có lương tâm nghề nghiệp cao thì công việc mới đảm bảo và quyền con người trong lĩnh vực này mới có sự bền vững.
Cán bộ, nhân viên phải được tuyển chọn kỹ, bởi vì việc quản lý tốt một nhà tù phụ thuộc vào lòng nhân đạo, sự liêm chính, khả năng chuyên môn và sự thích nghi của chính bản thân họ đối với công việc.
Họ phải luôn ý thức rằng đây là công việc phục vụ xã hội có tầm quan trọng lớn lao, và để đạt được mục đích này, cần phải sử dụng những biện pháp thích hợp với người bị giam giữ.
Đội ngũ cán bộ, nhân viên phải có tiêu chuẩn thoả đáng về tri thức và giáo dục: phải được đào tạo về những nhiệm vụ chung và cụ thể, của họ, và bắt buộc phải vượt qua được các bài kiểm tra lý thuyết và thực hành; Trong suốt thời gian làm việc, các cán bộ, nhân viên phải được duy trì, nâng cao
Trong mọi trường hợp, mọi cán bộ, công chức phải cư xử đúng mực và thực hiện nhiệm vụ sao cho có ảnh hưởng tốt đối với tù nhân, qua sự gương mẫu của mình, và để tù nhân kính trọng.
Giám thị (hay Giám đốc sau đây gọi chung là Giám đốc) của một nhà tù phải có phẩm chất thoả đáng cho công việc của người đó xét về tư cách, khả năng quản lý, quá trình đào tạo và tích lũy kinh nghiệm thích hợp.
Giám đốc, phó giám đốc và đại bộ phận đội ngũ cán bộ,công chức phải nói được ngôn ngữ của số tù nhân đông nhất, hay một ngôn ngữ mà số tù nhân đông nhất có thể hiểu được, sử dụng dịch vụ phiên dịch bất cứ khi nào cần thiết.
Đào tạo để người thực thi công vụ thực hiện tốt chuyên môn
Các cán bộ tư pháp phải là những người có phẩm chất về thể lực, đạt tiêu chuẩn khi huấn luyện để giải quyết những tình huống luôn có nguy cơ làm mất an ninh, trật tự cũng như có sức khỏe để đảm bảo được đòi hỏi về thời gian, sức chịu đựng. Với vấn đề tâm lý thì họ luôn luôn phải có khả năng kiềm chế tránh xung đột và tự ái cá nhân khiến cho việc xâm phạm quyền con người ít khả năng xảy ra nhất.
Những cán bộ trên phải được đào tạo về chuyên môn để xử lý những tình huống phức tạp rất dễ xảy ra. Việc được đào tạo chuyên môn sẽ tránh được những thiệt hại về vật chất cũng như tinh thần và đảm bảo cho quyền con người được thực thi một cách cụ thể.
Việc tập huấn, kiểm tra thường xuyên đối với những cán bộ này cũng là vấn đề cần thiết. Yêu cầu công việc trên luôn đòi hỏi năng lực, phẩm chất nhất định của người cán bộ tư pháp. Vì thế việc rèn luyện kỹ năng liên tục và kiểm tra năng lực chuyên môn sẽ giảm thiểu được những thiệt hại khi có sự việc xảy ra cũng như phục vụ được công việc chung.
Là những người có kiến thức về giáo dục
Những cán bộ tư pháp phải có kiến thức sư phạm nhất định vì ngoài mục đích trừng phạt hay đảm bảo cho công tác điều tra, truy tố, xét xử thì việc giam giữ còn nhằm giáo dục ý thức của những người bị giam giữ để họ nhận thức rõ hành vi tội lõi của mình, yên tâm cải tạo để sớm trở về cộng đòng.
Tiếp theo đó là năng lực đào tạo và tư vấn. Để giải quyết vấn đề an ninh trong trại cũng như trật tự trong các nhà tạm giữ, các trại tạm giam, trại giam thì họ phải biết cách tư vấn cho những người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân để những người này có cách xử sự bình thường trong cuộc sống tránh gây ra tội phạm. Ngoài ra việc hướng nghiệp, dạy nghề cũng là một vấn đề cần sự quan tâm của Nhà nước thông qua các cán bộ tư pháp đào tạo những người bị giam giữ khi ra khỏi nơi giam giữ trở về với cộng đồng không bị bỡ ngỡ hay mặc cảm rồi tiếp tục quay trở lại con đường tội phạm.
Các nguyên tắc hoạt động của cán bộ thi hành pháp luật
Nhà tù hình sự và các cơ sở giam giữ khác phải được thanh tra thường xuyên bởi những người tiến hành thanh tra có trình độ và kinh nghiệm do cơ quan có thẩm quyền chỉ định. Nhiệm vụ của họ phải đặc biệt nhằm đảm bảo rằng những cơ sở đó được quản lý theo các quy định pháp luật hiện hành, nhằm phát huy tác dụng, mục đích của hình phạt và cải tạo.
Một số quy tắc hành động của cán bộ thi hành pháp luật được thông qua bởi Nghị quyết số 34/169 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 17/12/1979. Trong đó nêu rõ:
Thứ nhất, cán bộ thi hành pháp luật phải luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ được pháp luật quy định bằng cách phục vụ cộng đồng và bảo vệ tất cả mọi người chống lại những hành vi bất hợp pháp, theo đúng mức độ trách nhiệm cao mà nghề nghiệp của họ đòi hỏi.
hành pháp luật phải tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm và duy trì, nêu cao quyền con người của tất cả mọi người.
Thứ ba, cán bộ thi hành pháp luật có thể sử dụng vũ lực chỉ khi thật cần thiết và trong phạm vi đòi hỏi nhằm thực hiện nhiệm vụ của mình.
Thứ tư, không một cán bộ thi hành pháp luật nào được gây ra, xúi giục hay dung thứ cho bất kỳ một hành động tra tấn hay trừng phạt hoặc đối xử tàn ác, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm. Các cán bộ thi hành pháp luật cũng không được viện dẫn những mệnh lệnh cấp trên hay những hoàn cảnh ngoại lệ như là tình trạng chiến tranh hay nguy cơ chiến tranh, mối đe doạ an ninh quốc gia, sự bất ổn chính trị trong nước hay bất kỳ một trường hợp khẩn cấp nào khác để biện minh cho việc tra tấn hay trừng phạt hoặc cách đối xử tàn ác, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm.
Thứ năm, cán bộ thi hành pháp luật phải đảm bảo bảo vệ sức khỏe đầy đủ cho những người mà họ giam giữ và đặc biệt phải hành động tức thì để bảo đảm sự chăm sóc về y tế khi được yêu cầu.
Thứ sáu, cán bộ thi hành pháp luật phải tôn trọng pháp luật và Quy ước này. Với khả năng cao nhất của mình, họ cũng phải ngăn chặn và kiên quyết chống lại bất kỳ sự vi phạm nào [14].
Những nguyên tắc cơ bản để sử dụng vũ lực và súng của các cán bộ thi hành pháp luật được thông qua tại Hội nghị lần thứ tám của Liên Hợp Quốc về ngăn ngừa tội phạm và đối xử với những người phạm tội ở Havana, Cuba, từ ngày 27/8 đến 7/9/1990). Trong văn bản này nêu lên quy tắc, các trường hợp, mức độ cần thiết để sử dụng vũ lực, vũ khí để giữ gìn trật tự, bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng…
Đáng chú ý là một số nguyên tắc khi việc sử dụng một cách hợp pháp vũ lực và súng là không thể tránh khỏi, các cán bộ thi hành pháp luật cần:
- Hạn chế việc sử dụng súng và vũ lực và hành động tương xứng với tính chất nghiêm trọng của tội phạm và mục tiêu hợp pháp cần đạt được;
- Giảm tối thiểu những thiệt hại và thương tích, tôn trọng và bảo vệ tính mạng con người;
- Bảo đảm rằng sự trợ giúp và hỗ trợ về y tế càng sớm càng tốt cho bất cứ người nào bị thương hoặc bị ảnh hưởng;
- Bảo đảm rằng những người thân hoặc bạn bè thân thích của những người bị thương hoặc bị ảnh hưởng được thông báo về sự việc càng sớm càng tốt.
Trong nhà tù có cả nam và nữ, khu nhà tù dành riêng cho nữ phải dưới quyền của một nữ nhân viên có trách nhiệm, nắm giữ tất cả các chìa khoá của toàn bộ khu nhà tù đó.
- Không có cán bộ, nhân viên nam nào được vào khu dành riêng cho tù nhân nữ trừ khi có một nữ nhân viên nhà tù đi kèm.
- Tù nhân nữ chỉ do cán bộ, nhân viên, nữ trông nom và giám sát. Tuy nhiên, điều này không loại trừ việc cán bộ, nhân viên nam, mà cụ thể là bác sỹ và giáo viên, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của mình trong các nhà tù hoặc các khu tù riêng của nữ.
Trong quan hệ với tù nhân, cán bộ, nhân viên nhà tù không được sử dụng vũ lực trừ khi để tự vệ, hoặc trong trường hợp tù nhân tìm cách chạy trốn, hoặc có sự chống đối chủ động hay thụ động về mặt thể chất trước một mệnh lệnh dựa trên các quy định pháp luật. Cán bộ, nhân viên có lý do dùng vũ lực không được sử dụng quá mức cần thiết tối thiểu và phải báo cáo vụ việc ngay cho giám đốc nhà tù.
- Cán bộ, nhân viên nhà tù phải được huấn luyện đặc biệt về thể lực để có thể khống chế những tù nhân hung hãn.
không được phép trang bị vũ khí trong bất kỳ trường hợp nào, trừ khi đã được đào tạo sử dụng vũ khí.
Các chính phủ cần bảo đảm rằng việc sử dụng tuỳ tiện và quá mức cho phép vũ lực và súng của các cán bộ thi hành pháp luật coi là tội phạm hình sự trong pháp luật quốc gia.
Các cán bộ thi hành pháp luật không được sử dụng súng chống lại người khác trừ khi để tự vệ hoặc để bảo vệ những người khác khỏi những đe doạ rõ ràng gây chết người hoặc thương tích nghiêm trọng, hay để ngăn chặn việc phạm các tội ác đặc biệt nghiêm trọng, đe doạ thực sự tới tính mạng, để bắt giữ một người gây ra mối đe dọa như vậy và chống lại nhà chức trách, hoặc để ngăn người đó đào thoát, và chỉ khi các cách thức ít nguy hiểm hơn tỏ ra không hiệu quả để đạt được những mục tiêu đó. Trong bất kỳ trường hợp nào, việc chủ định sử dụng các loại súng có thể gây chết người chỉ có thể được thực hiện khi thực sự không còn cách nào khác, nhằm bảo vệ tính mạng con người.