Cơ chế kiểm soát việc thực thi pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự qua thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 51 - 55)

1.2. Bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời bị tạm giữ, tạm giam và

1.2.3. Cơ chế kiểm soát việc thực thi pháp luật

1.2.3.1. Cơ chế kiểm soát trong

Việc độc lập của cơ quan xét xử được xem là vấn đề đầu tiên và cơ bản nhất. Tòa án là biểu tượng của công lý là thành lũy cuối cùng trong vấn đề bảo vệ các giá trị của con người hay nói chính xác hơn là quyền của con người. Các thẩm phán và thành viên của Hội đồng xét xử phải có vai trò độc lập với nhau và độc lập với bên ngoài. Các quốc gia trên thế giới đa số đều dành cho thẩm phán quyền quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn như bắt, tạm giữ, tạm giam và quyết định hình phạt. Các thẩm phán phải hoàn toàn độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Chánh án chỉ có vai trò trong quản lý hành chính đối với cơ quan tòa án và chứ không có quyền can thiệp vào hoạt động chuyên môn. Tất cả sự can thiệp khác từ bên ngoài đối với hoạt động

xét xử cũng bị loại bỏ hoặc giảm thiểu sự tác động đối với thẩm phán cũng như Hội đồng xét xử.

Bên cạnh vai trò trung tâm của tòa án là hoạt động công tố, điều tra trong tố tụng hình sự. Các cơ quan này đảm bảo hoạt động độc lập với nhau để làm sang tỏ sự thật khách quan cũng như các tình tiết của vụ án được sáng tỏ. Sự đối trọng cũng như đảm bảo tính độc lập của từng hoạt động tố tụng sẽ là cơ chế kiểm soát tốt nhất trong quá trình giải quyết vụ án.

Ngoài ra ở Việt Nam thì Viện kiểm sát ngoài vai trò công tố còn có vai trò kiểm sát các hoạt động tư pháp. Vai trò kiểm sát các hoạt động của Cơ quan điều tra, Tòa án đảm bảo tính khách quan, công bằng đối với toàn bộ quá trình tố tụng. Đồng thời cũng khiến Cơ quan điều tra, Tòa án phải thận trọng hơn trong quá trình điều tra, xét xử theo đúng quy định của pháp luật tránh bắt, giam giữ trái pháp luật, làm oan người vô tội.

1.2.3.2. Cơ chế kiểm soát ngoài

Ngoài việc đảm bảo sự độc lập, kiểm soát giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với nhau thì cơ chế kiểm soát ngoài cũng cần được chú trọng. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng tinh thần dân chủ và nâng cao vai trò giám sát của các cơ quan đại diện cho nhân dân thể hiện thông qua các văn bản quy phạm pháp luật.

Trước hết là hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước. Các cơ quan tiến hành tố tụng phải trả lời các chất vấn của Đại biểu quốc hội, Hội đồng nhân dân. Định kỳ phải báo cáo trước Quốc hội và Hội đồng nhân dân về các hoạt động của mình. Thời gian vừa qua các vấn đề đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân nêu lên đối với các vụ án hình sự bắt, giam giữ đã khiến chúng ta phải nhìn nhận lại về công tác tạm giữ, tạm giam và chấp hành án phạt tù theo hướng tích cực. Từ đó có những cải thiện đáng kể nâng cao quyền con người

trong việc giam, giữ theo tiêu chí quốc tế và đúng theo quy định của pháp luật. Tiếp theo đó là sự kiểm soát của các đoàn thể quần chúng mà tiêu biểu là Mặt trận tổ quốc. Đây là sự giám sát của nhân dân thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội. Gần đây nhất Trung ương MTTQ Việt Nam đã ký với VKSND tối cao Kế hoạch số 83 ngày 17/9/2014 phối hợp kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác rạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự. Trước đó từ rất lâu đã có nhiều đơn vị Viện kiểm sát các cấp khi tiến hành kiểm sát trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ đều mời MTTQ cùng tham gia để xem xét việc giam giữ có đúng pháp luật không, có vi phạm về quyền con người hay không?

Đối với các phương tiện truyền thông, đài, báo… được xem là “quyền lực thứ tư”. Với vai trò của mình, thời gian qua những phương tiện truyền thông này đã góp phần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cũng như giúp mọi người hiểu rõ các quy định của pháp luật khiến họ tránh xa các vi phạm và biết được những giá trị của quyền con người. Các phương tiện truyền thông cũng giúp phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của những người bị giam, giữ; đưa ra ánh sáng những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về quyền con người trong khi họ bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang chấp hành hình phạt tù. Có thể nói đây là phương tiện kiểm soát rất hiệu quả và có tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên đó cũng là một con dao hai lưỡi, chúng ta cũng cần giảm thiểu những tác hại không mong muốn của loại phương tiện này.

Tất cả những yếu tố trên thực chất là đại diện cho yếu tố quan trọng nhất đó chính là sự kiểm soát việc thực thi pháp luật từ phía nhân dân. Cơ quan quyền lực Nhà nước, các tổ chức đoàn thể xã hội hay phương tiện truyền thông đều là những phương tiện để nhân dân có tiếng nói. Sự kiểm soát của

người dân trực tiếp hàng ngày, hàng giờ là điều quan trọng nhất. Việc thực thi pháp luật đúng hay sai đều trực tiếp tác động đến người dân. Thông qua các quyền năng của mình, người dân sẽ kiểm soát việc thực thi pháp luật một cách khách quan và đầy đủ nhất. Đó có thể là quyền khiếu nại, quyền tố cáo đói với hành vi vi phạm pháp luật từ phía các cá nhân, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đó cũng có thể là quyền được mời người khác đại diện bào chữa hay những quyền của người bị tạm giữ, tạm giam, của phạm nhân, của thân nhân họ thực hiện những quyền của mình để giám sát hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Chương 2

CÁC TIÊU CHÍ QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI BỊ TẠM GIỮ, TẠM GIAM VÀ CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự qua thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 51 - 55)