Về tính độc đáo của cơ chế phân quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế chính trị liên bang nga (Trang 96 - 97)

2. 1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên

3.4.2. Về tính độc đáo của cơ chế phân quyền

Trong thời đại hiện nay, ý tưởng về sự cân bằng, đối trọng và kiềm chế lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực nhà nước được thể hiện ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, Hiến pháp Liên bang Nga 1993 cũng như thực tiễn nước Nga cho thấy ý tưởng này mang sắc thái riêng khi kế hợp các yếu tố dân chủ hạn chế và vị trí của một Tổng thống mạnh mẽ. Trong điều kiện nước Nga ngày nay, với chế định quyền lực Tổng thống, nó không còn mang tính tượng trưng thuần tuý mà trở thành trung tâm quyền lực ở Liên bang Nga.

Theo Điều 11 Hiến pháp Liên bang Nga 1993 thì Tổng thống, Quốc hội, Chính phủ và các toà án liên bang thực hiện quyền lực nhà nước. Như vậy có

thể hiểu có đến bốn nhánh quyền lực được nhắc đến và quyền lực Tổng thống Nga vượt ra ngoài khuôn khổ “thuyết tam quyền phân lập” kinh điển.

3.4.3. Về sự hạn chế của cơ quan lập pháp

Quyền lực của Đuma bị hạn chế hơn nhiều so với Nghị viện cuả Anh, Pháp, Đức. Ở Nga, Đuma không có quyền thành lập Chính phủ, Chính phủ không chịu trách nhiệm trước Đuma, chính vì vậy chức năng giám sát tối cao đối với Chính phủ và các cơ quan tư pháp gặp rất nhiều hạn chế.

3.4.4. Về chính phủ

Cơ chế phân chia quyền lực làm cho hệ thống cơ quan này khác hẳn mô

hình thuần tuý như ở Mỹ. Ở Mỹ, Tổng thống chỉ đạo các bộ trưởng và các Bộ trưởng phải chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng thống. Ở Nga, vai trò này do Thủ tướng chính phủ thực hiện, Chính phủ có rất nhiều quyền hạn, cơ chế này giống mô hình của Chính phủ Pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế chính trị liên bang nga (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)