Thể chế chính trị Liên bangNga trong giai đoạn Liên Xô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế chính trị liên bang nga (Trang 38 - 41)

2. 1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên

2.2. Thể chế chính trị Liên bangNga trong giai đoạn Liên Xô

Liên bang Nga là một trong những quốc gia ra đời muộn so với các nước ở Châu Âu. Vào thời Hy Lạp - La Mã, các bộ tộc Slavơ vẫn sống trong các công xã nguyên thuỷ ở Đông Âu. Cuối thế kỷ IX, bộ tộc Kiep hợp nhất với Nôpgôrơt, thành lập nhà nước đầu tiên. Trong các thế kỷ sau, nước Nga có các trung tâm chính trị khác nhau. Tình trạng cát cứ phong kiến là một trong những nguyên nhân làm cho nước Nga suy yếu, không đủ sức chống lại giặc ngoại xâm và từ năm 1240 - 1480, nước Nga phải chịu ách đô hộ của đế quốc Nguyên Mông. Thế kỷ XV - XVI, ở Nga thiết lập nhà nước phong kiến tập quyền xung quanh Matxcơva là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành thiết chế nhà nước Nga: Đặt quốc huy mới mang hình con đại bàng hai đầu, hệ thống chính quyền gồm hai nhánh - Chính phủ của Đại vương công mang tính chất toàn Nga (gồm đại diện của mọi miền đất nước) và hội đồng lãnh chúa (Đuma); ngoài ra Hội đồng giám mục cũng là một cơ quan quyền lực rất quan trọng. Với công việc mở rộng lãnh thổ sang vùng Sibiri, Viễn Đông và chinh phục các dân tộc phía Nam ( Trung Á và Cápcadơ), nước Nga Sa hoàng trở thành quốc gia có diện tích rộng nhất thế giới. Vào đầu thế kỷ XVIII, Pie Đại đế đã tiến hành cuộc cải cách toàn diện ở nước Nga, mở cửa làm ăn buôn

bán với Phương Tây, học hỏi kỹ thuật công nghiệp, hải quân...chuyển Thủ đô về S.Pêterbua. Từ đó nước Nga duy trì chế độ chuyên chế phong kiến cao độ. Tình trạng vô quyền của đa số các tầng lớp xã hội, kể cả giới quý tộc tồn tại cho đến giữa cuối thế kỷ XVIII. Thời kỳ này, lần đầu tiên trong lịch sử nhà nước Nga, Nữ hoàng Ekaterina II ban hành cho giới quý tộc một số quyền và tự do công dân, trong đó có quyền sở hữu cá nhân. Sau một thế kỷ, năm 1861, Nga hoàng ban bố Luật cải cách ruộng đất, giải phóng nông nô, nhờ đó người nông dân thoát khỏi sự phụ thuộc vào chủ nô, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Cuối thế kỷ XIX, nước Nga đã hoàn thành việc xác định đường biên giới địa chính trị của mình và trở thành một trung tâm quyền lực ở Châu Âu. Đầu thế kỷ XX, chế độ quân chủ chuyên chế đã bóp nghẹt quyền tự do của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Nga hoàng nắm trọn quyền lập pháp, hành pháp. Xã hội đấu tranh đòi hạn chế quyền của Nga hoàng. Thành lập các cơ quan đại diện quyền lực. (trước đây, vào thế kỷ XVI, ở Nga đã có hội đồng quản trị địa phương, thành phần tham dự do Nga hoàng chỉ định và do dân bầu, từ thế kỷ XVIII, các uỷ ban lập pháp bắt đầu hoạt động, nhưng chỉ mang tính hình thức). Các Đảng cách mạng được thành lập và truyền bá chủ nghĩa Mác vào Nga. Dưới áp lực của cách mạng Nga lần lần thứ nhất (1905), Nga hoàng buộc phải nhượng bộ trong lĩnh vực lập pháp, công nhận các quyền tự do của công dân.

Tuyên ngôn của Hoàng đế Nhicolai II“Về hoàn thiện trật tự nhà

nước” được coi là Hiến pháp đầu tiên của nước Nga. Đuma quốc gia được

thành lập, quyền bầu cử của công dân được ban hành. Như vậy, chế độ quân chủ chuyên chế đã chuyển thành chế độ quân chủ lập hiến nhị nguyên. Đuma quốc gia ra đời đã kéo theo sự thay đổi về chức năng và vai trò của Hội đồng nhà nước - với tư cách là Thượng viện. Từ đó, bất cứ đạo luật nào cũng phải

thông qua Đuma và Hội đồng nhà nước, trước khi được Hoàng đế công bố. Tuy nhiên, thực quyền vẫn nằm trong tay Nga Hoàng và chính phủ do ông ta thành lập. Chính sự đối đầu giữa hai cơ quan hành pháp và lập pháp dẫn đến Đuma quốc gia, sau một thời gian tồn tại, đã bị Nga hoàng giải tán. Sau đó, Đuma được tái lập và tồn tại cho đến năm 1917, được coi là trường học đầu tiên của Nghị viện Nga.

Năm 1917, Đảng Bônsêvich do Lênin lãnh đạo đã tiến hành cuộc cách mạng tháng 10 vĩ đại, lật đổ chế độ Nga hoàng, xây dựng Nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới. Ban chấp hành các Xô Viết toàn Nga và hội đồng uỷ viên nhân dân đã ban hành sắc lệnh xoá bỏ các cơ quan chính quyền cũ: Các bộ, Đuma, cảnh sát, quân đội, không thừa nhận quyền lực của nhà thờ, xoá bỏ hệ thống toà án, đạo luật cũ...

Năm 1918, bản Hiến pháp của nước cộng hoà Xô Viết xã hội chủ nghĩa Liên bang Nga được thông qua, các Xô Viết là cơ quan bảo đảm việc thực hiện dân chủ trong xã hội, khẳng định nước Nga duy trì chế độ liên bang. Ngày 30/12/1922, Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) ra đời. Hiệp ước Liên bang quy định quyền hạn của các cơ quan nhà nước tối cao, chế độ bầu cử vào các Xô Viết toàn Liên Xô, Thủ đô là Mátxcơva, quy định quyền tự do tách khỏi Liên Xô của các nước cộng hoà Xô Viết. Nhà n- ước được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và bảo vệ chủ quyền dân tộc của mỗi nước cộng hoà.

Năm1924, Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua. Hiến pháp quy định đại hội Xô Viết Liên Xô là cơ quan nhà nước cấp cao, Ban chấp hành

trung ương các Xô Viết Liên Xô là cơ quan chấp hành cao nhất. Năm 1925 bản Hiến pháp thứ hai của Nga ra đời, đề ra cơ chế pháp luật cho Nga với tư cách là một nước cộng hoà trong thành phần Liên Xô.

Năm 1936, Hiến pháp mới khẳng định Liên Xô là quốc gia xã hội chủ nghĩa của công nông, cơ sở kinh tế là hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa với chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa; Cơ sở chính trị là các Xô Viết đại biểu của những người lao động. Cơ quan quyền lực tối cao gồm hai viện có quyền ngang nhau; Viện Liên bang và Viện dân tộc, đều do phổ thông đầu phiếu bầu ra; cơ quan hành pháp là Hội đồng Bộ trưởng. Năm 1937, Hiến pháp thứ ba của Nga ra đời khẳng định Nga đã hoàn thành cơ bản việc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.

Hiến pháp năm 1977 là cái mốc đánh dấu sự phát triển toàn diện của Liên Xô, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, bước vào giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa toàn dân. Hiến pháp thứ tư của Nga được thông qua năm 1978, về cơ bản giống như Hiến pháp Liên Xô. Tuy nhiên, ngay sau đó, bản Hiến pháp này đã bộc lộ những bất cập, và đã được bổ sung bằng nhiều văn bản pháp luật. Cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội Đại biểu nhân dân, gồm 1.068 đại biểu được bầu thông qua bỏ phiếu kín. Đại hội này bầu ra Xô Viết tối cao - cơ quan cao nhất của Nhà nước Liên bang Nga. Điều đáng chú ý là lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga, Xô viết tối cao là cơ quan gồm hai viện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế chính trị liên bang nga (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)