Sự hình thành và đặc điểmcủa cá đảng phái và các lực lượng chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế chính trị liên bang nga (Trang 76 - 83)

2. 1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên

3.2.1. Sự hình thành và đặc điểmcủa cá đảng phái và các lực lượng chính trị

3.2.1. Sự hình thành và đặc điểmcủa cá đảng phái và các lực lượng chính trị chính trị

Nước Nga đang ở trong giai đoạn chuyển đổi. trong đó bao gồm cả việc chuyển đổi hệ thống chính trị nói chung và hệ thống đảng nói riêng. Từ hệ thống một đảng sang hệ thống đa đảng. Trong thời kỳ Xô Viết, cơ cấu cũng như hoạt động của Đảng cộng sản luôn gắn liền và nhiều khi hòa lẫn với cơ cấu chính quyền.

Các đảng chính trị chỉ hình thành khi sự phân hóa xã hội - chính trị đạt đến một mức nào đó, và khi các tầng lớp xã hội đã phần nào xác định được lợi ích của mình. Quá trình hình thành các đảng và các nhóm chính trị bắt đầu từ những năm 1989 - 1990 . Đến năm 1990, Liên Xô đã thông qua Bộ luật về các tổ chức xã hội, trong đó quy định rõ cách thức hình thành, quyền và những nguyên tắc cơ bản cho hoạt động của các tổ chức chính trị và xã hội. Từ tháng 3 -1991, các đảng bắt đầu đăng ký hoạt động và cho tới cuối năm 1991 đã có 26 đảng đăng ký.

Sau khi Liên Xô tan rã, hệ thông đa đảng của Nga phát triển vì có nhiều lực đẩy: Trước hết, vào tháng 3 - 1991, quá trình đăng ký chính thức của các đảng bắt đầu được tiến hành, và thứ hai, cuộc bầu cử vào Đuma quốc gia Nga năm 1993 đã làm cho nhiều đảng, nhiều khối liên kết ra đời.

Điều đáng chú ý là trước cuôc bầu cử vào Đuma Quốc gia Nga tháng 12 - 1993, ở Nga các đảng hoàn toàn chưa tham gia vào việc tổ chức các cơ quan chính quyền nhà nước. Bởi vậy, các đảng có đại diện trong bộ máy chính quyền hoàn toàn không phải do bầu cử mà do bản thân một số đảng

viên đã có sẵn vị trí trong chính quyền hay trong Nghị viện. Trong điều kiện như vậy, ảnh hưởng của các đảng đối với chính quyền là tương đối hạn chế bởi các khối trong Nghị viện có thành phần không ổn định.

Cho đến cuối năm 1993, khi cách thức tổ chức các cơ quan quyền lực của chính quyền thay đổi ( bầu cử vào Đuma, bắt đầu bầu người đứng đầu chủ thể trong Liên bang) thì mối quan hệ tương tác giữa chính quyền và các đảng phái bắt đầu thay đổi. Sau cuộc bầu cử vào Đuma với chế độ bầu hỗn hợp như hiện nay đã xuất hiện nhiều đảng mới với lãnh tụ là những người có tên tuổi và địa vị trong xã hội. Ngoài ra, theo những quy chế mới của Đuma được thông qua sau năm 1993, các nhóm đại diện trong Đuma đã có nhiều quyền hạn hơn trong quá trình xây dựng luật pháp. Tuy vậy, tất cả những thay đổi này chỉ ảnh hưởng tới cơ quan lập pháp của Nga, còn cơ quan hành pháp thì vẫn đứng "ngoài đảng". Hơn thế nữa, nhiều chính trị gia sau khi trở thành những người đứng trong đội ngũ cơ quan hành pháp (văn phòng Tổng thống, Chính phủ) đã dần dần rút đi vai trò trong các đảng.

Số lượng đảng viên trong các đảng cũng là một chỉ số quan trọng đánh dấu tiềm năng tổ chức - chính trị của đảng đó. Tại liên bang Nga, việc thống kê số lượng đảng viên của mỗi đảng, dù chỉ là tương đối cũng là một việc khó khăn. Những thống kê chính thức chỉ được thực hiện trong thời gian đăng ký hoạt động, còn sau đó số lượng đảng viên thay đổi như thế nào thì không được tính đến. Nếu xét theo nhưng báo cáo của các đảng thì thường là số lượng đảng viên được đưa lên cao hơn rất nhiều so với thực tế.

Nhìn chung, các đảng của Nga thường là nhỏ, chỉ từ vài chục người đến vài chục nghìn người. Chỉ có Đảng Cộng sản Liên bang Nga - đảng kế tục Đảng Cộng sản Liên Xô, thành lập tháng 2 - 1993, là có số lượng đảng viên đông nhất - vào khoảng 120 - 150 nghìn người ( theo báo cáo của Đảng này là 570 nghìn người). Ngoài ra, một số đảng lớn khác ( với số lượng khoảng

5.000 người mỗi đảng) là Đảng Nông nghiệp, Đảng Dân chủ tụ do, Đảng Dân chủ Nga, khối " Quả táo", Đảng sự lựa chọn dân chủ của nước Nga. Ngày 10 - 11 - 2001 ba đảng Thống nhất, Tổ quốc và Toàn Nga đã thỏa thuận hợp nhất thành một đảng mới với tên gọi: Đảng Toàn Nga, thống nhất và tổ quốc. Đây là một đảng lớn, có vai trò và vị trí quan trọng trên chính trường Nga, là chỗ dựa cho Tổng thống Putin và chính quyền của ông.

Các đảng ở Nga được hình thành chủ yếu bằng hai cách: Cách thứ nhất, và phổ biến nhất, là tự tổ chức "từ dưới lên"; cách thứ hai - do định sẵn "từ trên xuống".

Cách thứ nhất - tự tổ chức "từ dưới lên" là sự xuất hiện ban đầu của một nhóm người có cùng chí hướng dưới hình thức một tổ chức như câu lạc bộ, nhóm sáng kiến, v.v…, và trong quá trình phát triển dần dần trở thành một đảng chính trị. Đó là trường hợp các tổ chức như Đảng Lao động tự do, Đảng Nga, Đảng Phục sinh. Ngoài ra, có trường hợp từ những tổ chức như trên hình thành một nhóm các cử tri với cơ cấu một tổ chức chuẩn bị cho bầu cử, để rồi sau đó hình thành các tổ chức chính trị có khuynh hướng dân chủ. Các tổ chức như phong trào Dân chủ Nga được hình thành sau cuộc bầu cử vào Đại hội đại biểu nhân dân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Liên bang Nga năm 1990, Đảng sự lựa chọn dân chủ của nước Nga và khối "Quả táo" được hình thành sau cuộc bầu cử vào Đuma quốc gia năm 1993.

Những tổ chức đảng - khối chính trị được hình thành theo kiểu " từ dưới lên" thường có tổ chức không được chặt chẽ, uy tín của đảng phụ thuộc nhiều vào uy tín của các lãnh đạo của đảng đó. Những năm 1988 - 1991 là thời gian có nhiều đảng được hình thành theo nguyên tắc này nhất. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do thời gian này, đại đa số quần chúng đều cho rằng chỉ có đảng là đại diện duy nhất cho họ, giúp họ giải quyết được vấn đề lớn của đất nước.

Sau đó, nguyên tắc "từ trên xuống" trở lên phổ biến hơn trong việc hình thành các Đảng - khối chính trị trong trường hợp này, tổ chức đảng phụ thuộc rất nhiều vào các lãnh tụ - những người đứng ra thành lập đảng. Những lãnh tụ này thường là những người có cương vị cao trong bộ máy chính quyền hoặc trong nghị viện Nga. Phong trào ngôi nhà của chúng ta là nước Nga được thành lập năm 1995 theo nguyên tắc này. Ưu điểm, và đôi khi lại trở thành nhược điểm của các đảng được thành lập theo kiểu này là sự phụ thuộc rất lớn vào chính quyền, mà một khi không còn sự ủng hộ nữa thì uy tín của các Đảng sẽ giảm xuống nhanh chóng.

Ngoài ra, còn một số đảng được thành lập theo những nguyên tắc khác, như trên cơ sở các tổ chức kinh tế - thương mại. Ví dụ như Đảng tự do kinh tế được thành lập trên cơ sở mạng lưới các chi nhánh của thị trường hàng hóa - nguyên liệu Nga. Đảng nhân dân yêu nước được thành lập dựa trên tổ chức của các cựu chiến binh Nga ở Apganixtan. Đảng Sáng kiến dân chủ được thành lập trên cơ sở của Liên minh giới chủ và những người cho thuê,v.v…

Lúc đầu, phần lớn các Đảng chỉ là những tổ chức nhỏ yếu, về sau do nhu cầu giành ghế trong bầu cử nên đã liên kết lại thành những khối có tư tưởng chính trị gần giống nhau. Do quan điểm và cương lĩnh của các Đảng rất khác nhau nên rất khó có thể phân loại các đảng. Tuy vậy, có thể phân các đảng phái chính trị của Nga thành ba khối, tả, hữu, và trung dung.

Xu hướng chính trị của các Đảng phái tại Nga hiện nay được chia thành bốn trào lưu như sau:

- Dân chủ kiểu phương Tây - Trung hữu

- Trung tả

Các đảng và phong trào dân chủ có cương lĩnh hành động theo các mô hình tư tưởng và giá trị của phương Tây. Đó là việc nhấn mạnh tự do và quyền con người. Về kinh tế, phái này đề ra kinh tế thị trường theo những gợi ý của IMF và một vài tổ chức phương Tây khác.

Những đại diện tiêu biểu của phái này là sự lựa chọn của nước Nga, khối "Quả táo".

Phái Trung hữu là những đảng có tư tưởng kết hợp giữa đường lối phương Tây và những mô hình phát triển phù hợp với thị trường Nga. Những tổ chức theo phái này không hoàn toàn đi theo chiến lược phát triển của phương Tây như phái dân chủ. Đại diện tiêu biểu hiện nay là Đảng toàn Nga, thống nhất và tổ quốc.

Tuy vậy, cả hai phái này về cơ bản đều ủng hộ đường lối của Tổng Thống và của Chính phủ.

Phái Trung tả bao gồm các tổ chức có những đường lối tập trung chú ý nhiều hơn đến tình trạng hiện nay của nước Nga. Đảng Cộng sản Liên bang Nga cũng thuộc nhóm này. Họ đưa ra chương trình ủng hộ sở hữu nhà nước, tuy vậy, sở hữu tư nhân cũng được chấp nhận.

Ngoài Đảng cộng sản, trong nhóm này còn có Đảng Nông nghiệp Nga, phong trào con đường của nước Nga, Đảng Phụ nữ Nga, v.v…

Phong trào dân tộc yêu nước bao gồm các tổ chức có tư tưởng dân tộc. Những người theo phong trào này là những phần tử cấp tiến nhất trong những tổ chức chính trị Nga. Họ cố gắng thể hiện rằng mình vừa là những người theo chủ nghĩa tự do, vừa là những người theo chủ nghĩa xã hội, gạt bỏ những giá trị cũng như những mô hình phát triển của nước ngoài. Các tổ chức của phong trào này có tư tưởng dân tộc Đại Nga, chủ trương phải khôi phục nước Nga cường quốc, một chế độ có nhà nước hùng mạnh ( có thể là chế độ dân chủ, quân chủ hay Tổng thống,vv...); nước Nga phải có vai trò quan trọng

trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Đại diện tiêu biểu nhất của phái này là Đảng dân chủ tự do. Đảng này đã lọt vào trong ba khoá của Đuma quốc gia. Đứng đầu đảng này là một nhân vật nổi tiếng, ông Dirinốpxki.

Sự hình thành của các đảng ở Nga cho thấy hệ thống đa đảng nằm ở cuối giai đoạn đầu của sự phát triển và đang chuẩn bị bước vào giai đoạn thứ hai - giai đoạn kết thúc của sự phát triển hệ thống chính trị nói chung và hệ thống đa đảng nói riêng. Khác với các nước Châu Âu, hệ thống đa đảng của Nga hình thành và phát triển trong một khoảng thời gian rất ngắn. Chỉ trong khoảng10 năm, từ con số một Đảng, tại Liên bang Nga đã phát triển một hệ thống các đảng và tổ chức chính trị bao gồm khoảng 5 nghìn phong trào chính trị - xã hội.

Đặc điểm trong hệ thống chính trị của Nga là Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành chế độ đa đảng. Đầu tiên là quyết định của Nhà nước Xô Viết cho phép thành lập các nhóm và các tổ chức chính trị khác nhau. Việc hình thành các tổ chức chính trị này cho phép các nhà lãnh đạo có điều kiện thể hiện mình như là những nhà lãnh đạo có tư tưởng dân chủ và yêu tự do. Tuy vậy, sự sụp đổ của Liên Xô cho thấy chế độ đa đảng đối lập không phải là không phức tạp như người ta tưởng, và chế độ mới của Nga hiện nay cũng đang vấp phải những vấn đề nan giải được tạo nên bởi hệ thống đa đảng. Hiện nay, để lập lại trật tự trong việc đăng ký hoạt động của các đảng, Tổng thống Putin ủng hộ một dự thảo luật "Về các Đảng chính trị", theo đó chỉ đảng nào có số lượng 10.000 đảng viên trở lên thì mới được tồn tại. Nếu thực hiện thi luật này thì một nửa tổng số các đảng phái ở Trung ương và tất cả các đảng phái ở địa phương sẽ bị giải tán.

Sau khi nước Nga tách khỏi Liên Xô cũ, nhiều khẩu hiệu hành động và cương lĩnh của các đảng đã trở nên lỗi thời. Do đó, một số đảng tự biến mất và

nhiều đảng mới xuất hiện. Cũng chính từ giai đoạn này, cương lĩnh của các đảng trở nên có tính xây dựng và thực tế hơn, và lãnh đạo của các đảng bắt đầu hợp tác với chính quyền để góp phần vào công cuộc cải cách của nước Nga cho phù hợp với nguyện vọng của đại đa số người Nga. Tuy vậy, chính quyền không mấy mặn mà với ý tưởng này, và hầu như không có sự hợp tác có hiệu quả nào được thực hiện.

Cuộc bầu cử năm 1993 cho thấy sự hợp tác giữa chính quyền và các lực lượng chính trị là cần thiết. Trên thực tế, quá trình hình thành hệ thống đa đảng ở Nga vẫn chưa kết thúc . Nhiều đảng phái và khối chính trị và vẫn đang vấp phải những vấn đề về tổ chức và tư tưởng. Một trong những vướng mắc của những đảng này là làm thế nào để thành lập mạng lưới của đảng ở các tỉnh một cách có hiệu quả.

Những sự kiện gần đây ở nước Nga cho thấy nước Nga đang cần có những tổ chức chính trị thể hiện được những nguyện vọng chung nhất của quần chúng. Đồng thời, những tổ chức này cũng cần phải đưa ra được cách giải quyết cho những vấn đề cấp thiết trước mắt cũng như những vấn đề chính trị lâu dài nhằm bảo đảm cho sự phát triển của đất nước.

Hiện nay, về nguyên tắc, một người có thể là thành viên của một đảng và một vài tổ chức xã hội khác nhau. Ngoài ra, không có sự khác nhau gì về tổ chức giữa một đảng và một tổ chức chính trị. Tổ chức " Quả táo" tuy chỉ là một khối chính trị nhưng quy mô và số thành viên thì không thua kém một đảng lớn nào.

Cuối năm 1990, Trung tâm nghiên cứu độc lập ROMIR của Nga đã tiến hành một cuộc điều tra xã hội trên hầu hết lãnh thổ của Liên bang Nga về thái độ của những người dân thường đối với các đảng phái chính trị. Kết quả cho thấy người dân Nga hiện nay tương đối thờ ơ đối với chính trị: 13,2% số người được hỏi hoàn toàn không muốn đi bầu cử, 15% số người được hỏi

không biết hoặc không thể trả lời được rõ ràng câu hỏi về khuynh hướng chính trị của họ.

Về câu hỏi cụ thể hơn: Họ thích đảng nào hơn cả trong số những đảng lớn hiện nay là Tổ quốc, Quả táo, KPRF, Ngôi nhà của chúng ta - nước Nga, thì có đến 31 % không thể trả lời rỏ ràng được là họ ủng hộ khối nào.

Điều này còn có nghĩa là rất nhiều người Nga không có đủ lượng thông tin cần thiết về hoạt động cũng như cương lĩnh hành động của các Đảng , Kể cả những Đảng lớn. Một con số nữa cũng đáng chú ý là có đến 58,9% số người được hỏi thú nhận rằng họ hầu như hoặc hoàn toàn không theo dõi tình hình chính trị hiện nay của nước Nga.

3.2.2. Sự tác động đến thể chế chính trị của các đảng phái và các lực lượng chính trị ở Liên bang Nga

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế chính trị liên bang nga (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)