Phân loại theo hình thức thể hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế chính trị liên bang nga (Trang 34 - 36)

Theo cách phân loại này, thể chế chính trị có thể chia làm hai loại: Thể

chế chính trị thành văn và thể chế chính trị bất thành văn.

Thể chế chính trị thành văn tức là những thể chế được nhà nước ghi nhận và thông qua bằng các văn bản quy phạm pháp luật. Với tính chất quan

trọng của chính trị nên thể chế của nó thường được quy định trong bản văn có hiệu lực pháp luật cao nhất của nhà nước. Đó là Hiến pháp của mỗi quốc gia. Chính trị với tính cách là một khái niệm có tính chất tương đối quyết định đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội nên phải được quy định trong văn bản có hiệu lực pháp luật cao nhất. Vì vậy, có thể nói rằng: Hiến pháp là bản văn quy định chế độ chính trị của mỗi quốc gia, tức là thể chế chính trị của quốc gia. Đây là đối tượng điều chỉnh ở nghĩa hẹp của hiến pháp cổ điển.

Ngoài Hiến pháp, các thể chế chính trị còn có thể được quy định ở các văn bản dưới Hiến pháp bao gồm: Các đạo luật thường, thậm chí cả các văn bản dưới luật.

Thể chế chính trị bất thành văn Nhiều thể chế chính trị không được quy

định thành văn, mà chứa đựng bằng các tập tục truyền thống của mỗi quốc gia, cũng như các tập quán địa phương. Ví dụ như 43 đời Tổng thống Mỹ, cho tới nay chưa có ai là phụ nữ, hoặc chưa bao giờ là người da màu. Hoặc Nữ hoàng Anh, về nguyên tắc được quyền bổ nhiệm thủ tướng nhưng bà ta không thể bổ nhiệm một người nào đó khác hơn nếu như người đó không phải là thủ lĩnh của đảng cầm quyền, tức là đảng chiếm đa số ghế động trong hạ nghị viện.

Kết luận chƣơng một

Thể chế chính trị là một trong những vấn đề rất quan trọng trong đời sống của mỗi quốc gia. Nó can thiệp đến mọi con người và mọi tổ chức trong một nhà nước. Hiện nay, vấn đề này được bàn luận khá sôi nổi trong giới luật học ở nước ta, tuy nhiên chưa có một quan niệm thống nhất về thể chế chính trị, trên cơ sở tổng hợp các quan niệm của các học giả, có thể khái quát thể chế chính trị: là các quy tắc được sắp xếp một cách logic hợp thành một chỉnh thể thống nhất điều chỉnh các hoạt động của con ngươi có liên quan đến công việc của Nhà nước. Theo nghĩa khác, cũng có thể hiểu thể chế chính trị là cái được tạo dựng nên từ các quy tắc đó.

Thể chế chính trị có một vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi quốc gia, chúng can thiệp dù ít nhiều đến đời sống của mỗi công dân và của mọi người dân khác nằm trong lãnh thổ của một quốc gia. Thể chế chính trị được phân loại theo nhiều cách khác nhau: theo chế độ chính trị, theo phân loại dựa trên mức độ tham gia của nhân dân vào các công việc của Nhà nước, theo hình thức thể hiện.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế chính trị liên bang nga (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)