Thể chế nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế chính trị liên bang nga (Trang 52 - 75)

2. 1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên

3.1. Thể chế nhà nƣớc

3.1.1. Lập pháp

Quyền lập pháp của Liên bang Nga do Quốc hội liên bang- Nghị viện Liên bang Nga là cơ quan đại diện và lập pháp của Liên bang Nga thực hiện. Quốc hội liên bang Nga có hai viện: Hội đồng liên bang (Thượng viện) và Đuma quốc gia (Hạ viện). Do các cử tri trực tiếp bầu theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng và bỏ phiếu kín.

Cơ sở hiến định của việc tổ chức quyền lập pháp cũng như của việc xác định vị trí pháp lý, các chức năng và thẩm quyền của Quốc hội Liên bang là các quy phạm của Hiến pháp Liên bang Nga (từ điều 94 đến điều 109). Ngoài ra một số các quy phạm của Hiến pháp về lĩnh vực này còn được cụ thể hóa

để thực thi bằng các cơ chế pháp lý trong các luật của liên bang. Ngày 8 - 5 - 1994 "Về vị trí pháp lý của đaị biểu và hội đồng và vị trí pháp lý của Đuma Quốc hội liên bang, ngày 5/12/1995”,“ Về trình tự thành lập hội đồng liên bang của Quốc hội Liên bang Nga" và ngày 21/6/1995 "Về bầu cử các đại biểu Đuma quốc hội Liên bang Nga"

3.1.1.1. Hội đồng Liên bang - tức Thượng viện của Liên bang Nga lần

đầu tiên được bầu ra vào ngày 12/ 12/1993, song song với việc thông qua Hiến pháp mới. Hội đồng liên bang có tất 178 thành viên, đại diện cho 89 chủ thể của Liên bang Nga bao gồm: 21 nước cộng hòa, 6 vùng, 49 tỉnh, 2 thành phố trực thuộc liên bang là Matxcơva và Xanhpêtécbua, 10 khu tự trị và một tỉnh tự trị do thái. Theo quy định của Hiến pháp Liên bang Nga (khoản 2 điều 95) và luật Liên bang Nga ngày 5/12/1995 : Mỗi chủ thể liên bang được cử vào hội đồng liên bang hai đại diện của mình. Một người từ cơ quan lập pháp và một người từ cơ quan hành pháp theo chức vụ của mình. Hội đồng Liên bang bầu chủ tịch và các phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang trong số các thành viên của mình (khoản 1 điều 101), ra các quyết định đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình mà Hiến pháp Liên bang Nga đã quy định; các quyết định của Hội đồng Liên bang được thông qua bằng đa số phiếu trong tổng số chung các thành viên Hội đồng Liên bang (khoản 2 và 3 điều 102). Các chức năng chính của Hội đồng liên bang cũng được quy định trong điều 102 Hiến pháp:

* Chức năng lập pháp: Hội đồng Liên bang có thể thông qua hay bãi

bỏ những bộ luật Liên bang đã được thông qua tai Đuma, Hiến pháp Liên bang, luật về sửa đổi Hiến pháp, những bộ luật đã được thông qua tại Hội đồng Liên bang sẽ được chuyển cho Tổng thống xem xét để thông qua. Các luật Liên bang được thông qua bằng đa số phiếu, hoặc bằng cách gián tiếp. Nếu trong vòng 14 ngày không được đưa ra xem xét thì coi như được thông

qua (trừ trường hợp nếu thông qua những bộ luật mà Hội đồng Liên bang bắt buộc phải xem xét. Với 2/3 số phiếu (119 phiếu) Hội đồng Liên bang sẽ vượt qua được quyết định phủ quyết của Tổng thống.

Với 3/4 số phiếu (134 phiếu). Hội đồng Liên bang có thể thông qua các bộ luật Hiến pháp Liên bang và luật sửa đổi Hiến pháp.

* Chức năng nhân sự:

- Bãi miễn Tổng thống bằng 2/3 số phiếu.

- Chỉ định các thẩm phán của Tòa án Hiến pháp, Tòa án tối cao, Tòa án trọng tài, thành viên của Chủ tịch đoàn tòa án tối cao.

- Chỉ định và bãi miễn chức Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao Liên bang Nga, chỉ định các phó Viện trưởng Viện kiểm sát.

- Chỉ định hai đại diện của Hội đồng Liên bang tại Hội đồng ngân hàng quốc gia.

- Chỉ định và bãi miễn chức phó viện trưởng viện kiểm toán Liên bang Nga và 1/2 số thành viên của viện này.

- Chỉ định 5 trong số 15 thành viên của ủy ban bầu cử Liên bang Nga.

- Chỉ định đại diện của Hội đồng Liên bang tại Hội đồng về các vấn đề quốc gia thuộc Tổng thống Liên bang Nga.

- Chỉ định một trong số 15 thành viên của Hội đồng ủy ban quốc gia về thị trường tài chính.

* Các chức năng khác:

- Phê chuẩn việc thay đổi biên giới giữa các chủ thể trong Liên bang .

- Phê chuẩn pháp lệnh của Tổng thống về việc tuyên bố tình trạng chiến tranh. - Phê chuẩn pháp lệnh của Tổng thống về việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp. - Quyết định về việc sử dụng quân đội Nga ở nước ngoài.

- Ấn định thời gian của cuộc bầu cử Tổng thống.

Một cơ quan kiểu nghị viện lần đầu tiên được xuất hiện vào năm 1906 và được gọi là Đuma quốc gia. Văn kiện đầu tiên chính thức nói về sự cần thiết phải thành lập một cơ quan kiểu nghị viện được Nga hoàng Nhicôlai đệ nhị ban hành vào ngày 6/8/1905 dưới sức ép của một nhóm thành viên cấp tiến chính phủ Vitte, được gọi là Tuyên ngôn và đạo luật về việc thành lập Đuma Quốc gia. Bản tuyên ngôn chỉ rõ "Đã đến lúc phải tập hợp những ng- ười đã được chọn lựa từ nước Nga để cùng tham gia vào việc xây dựng các bộ luật, kể cả việc thiết lập một hệ thống luật pháp đặc biệt cho các cơ quan cao cấp của nhà nước, soạn thảo và thảo luận các khoản thu và chi của Quốc gia”.

Hoạt động của Đuma quốc gia dựa trên những nguyên tắc đa dạng về chính trị, tập thể, tự do trong thảo luận và thông qua các quyết định.

* Cơ cấu của Đuma quốc gia Nga:

Đuma quốc gia Nga có 450 đại biểu được cử tri bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử trong toàn Liên bang theo nhiệm kỳ 4 năm.

Theo quy định của luật bầu cử Quốc hội liên bang Nga năm 1995, một nửa (225 đại biểu) được bầu theo danh sách bầu cử của Liên bang do các liên minh, khối bầu cử của các Đảng phái và phong trào xã hội đưa lên, nửa còn lại (225 đại biểu) được bầu theo danh sách bầu cử do các địa phơng đưa lên (một đại biểu) trên một khu vực bầu cử. Chủ tịch và phó chủ tịch Đuma quốc gia do Đuma quốc gia bầu lên trong số các đại biểu của mình ( Điều 101 khoản 1).

Trong tổ chức quốc hội Liên bang Nga, cơ cấu cơ bản, hạt nhân là các đại biểu Quốc hội liên bang. Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Liên bang Nga, các đại biểu quốc hội (Hội đồng Liên bang và Đuma quốc gia) đều do nhân dân bầu ra. Mọi công dân Liên bang Nga đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền bầu và được bầu vào Đuma Quốc gia (Điều 97 khoản 1). Một người

không thể đồng thời là thành viên các Hội đồng Liên bang và đại biểu Đuma. Đại biểu Đuma không đồng thời là Đại biểu của các cơ quan quyền lực nhà nước khác và các cơ quan tự quản địa phương. (Điều 97 khoản 2).

Trong kỳ họp đầu tiên của Đuma mới, các Đại biểu sẽ thông qua quyết đinh về thành viên của 27 Ủy ban trong Đuma gồm:

- Ủy ban về luật Hiến pháp, cải cách luật pháp về quyền con người; Ủy ban về chính sách xã hội; Ủy ban về ngân sách thuế và tài chính; Ủy ban về các vấn đề sở hữu và hoạt động kinh doanh; Ủy ban về chính sách nông nghiệp; Ủy ban về các vấn đề môi trường và sử dụng giống; Ủy ban về các vấn đề quốc tế và quốc phòng ; Ủy ban về các vấn đề an ninh; Ủy ban về giáo dục, khoa học, văn hóa; Ủy ban về các vấn đề liên quan đến tổ chức xã hội, tôn giáo và các phương tiện thông tin đại chúng; Ủy ban về các hoạt động nội bộ của Đuma; Ủy ban về chính sách kinh tế; Ủy ban về các vấn đề phụ nữ, gia đình và thanh niên; Ủy ban về cộng đồng các quốc gia độc lập; Ủy ban về dân tộc…Ngoài ra, Đuma còn có thể thành lập các tiểu ban có thời hạn hoạt động ngắn về các vấn đề thời sự cấp trách.

* Quyền hạn của Đuma:

Vấn đề quyền hạn của Đuma được quy định tại Chương V của Hiến pháp 1993. Điều 11, chương 5 ghi rõ: Đuma cùng với Tổng thống và các tòa án của Liên bang Nga thực hiện quyền lực quốc gia trên lãnh thổ Nga. Nghị viện là đại diện cho cơ quan Lập pháp của Liên bang Nga, trong đó mỗi viện thiết lập cách thức làm việc theo những quy định riêng do viện đó. Đuma có những quyền hạn cơ bản sau:

- Thông qua quyết định của Tổng thống về việc bổ nhiệm Thủ tướng chính phủ Liên bang Nga.

- Quyết định về các vấn đề tín nhiệm đối với Chính phủ.

- Bổ nhiệm và bài miễn chức vụ Chủ tịch viện ngân khố và một nửa thành viên của viện này.

- Bổ nhiệm và bài miễn chức vụ phụ trách về quyền con người. - Ra lệnh ân xá.

- Đưa ra những luận tội đối với Tổng thống để bãi miễn Tổng thống. - Ngoài ra, Đuma cũng có thẩm quyền về đối ngoại.

Các kỳ họp của Đuma được tiến hành công khai, có sự tham gia của các phương tiện thông tin đại chúng, trong các kỳ họp còn có mặt đại diện của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, các nhà khoa học, đại diện các phương tiện thông tin đại chúng, các nhà nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề cụ thể mà Đuma đang thảo luận. Các đại biểu cũng có thể tiến hành những kỳ họp kín nếu như người điều khiển kỳ họp đó, Tổng thống, Chủ tịch một ủy ban nào đó của Đuma hoặc một nhóm chính trị trong Đuma yêu cầu. Tại các buổi họp kín, báo chí, truyền hình và phát thanh không được phép tham gia.

Chương trình hoạt động của Đuma được xem xét và thông qua trước. Chỉ những văn kiện sau được phép mang ra thảo luận trước thời hạn ấn định:Thông điệp và lời kêu gọi của Tổng thống; những dự thảo luật được Tổng thống và chính phủ xác định khẩn; dự án luật và phê chuẩn các điều ước quốc tế; dự án quy định của Đuma; yêu cầu xem xét việc đa ra vấn đề bất tín nhiệm chinh phủ.

Trong thời gian giữa hai kỳ họp của Đuma, việc tổ chức các kỳ họp bất thường có thể được tổ chức do hội đồng Nghị viện Nga thông qua theo đề nghị của Tổng thống hoặc của một khối chính trị nào đó của Đuma.

Tại các kỳ họp kín của Đuma, sẽ có mặt Tổng thống hay người đại diện của Tổng thống, Thủ tướng chính phủ, các thành viên của Chính phủ, thành

viên của Toàn án Hiến pháp, Tòa án tối cao, Tòa trọng tài tối cao, và một số cơ quan khác.

Hiến pháp của Liên bang Nga quy định rõ các cơ sở để tiến hành những cuộc họp chung giữa Thượng viện và Hạ viện, nhất là khi cần thảo luận những dự án luật hoặc đề nghị về dự án luật do Tổng thống đưa ra.

* Vấn đề giải tán Đuma:

Về vấn đề giải tán Đuma, Hiến pháp Nga đã quy định rõ ở điều 109, phần 1: "Đuma quốc gia có thể bị giải tán bởi Tổng thống Liên bang Nga theo điều 111 và 109 của Hiến pháp Liên bang Nga".

Điều 111 phần 4 quy định trong trường hợp Đuma ba lần không thông qua chức vụ Thủ tướng chính phủ thì Tổng thống sẽ giải tán Đuma và ấn định cuộc bầu cử mới.

Điều 117 Chương 3 của Hiến pháp có ghi: Đuma có thể bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ và sau đó Tổng thống có thể hoặc giải tán Chính phủ hoặc không tán thành với quyết định của Đuma. Nếu sau ba tháng, Đuma lại bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ thì Tổng thống hoặc giải tán chính phủ, hoặc giải tán Đuma.

Theo điều 109, Đuma không thể bị giải tán trong các trường hợp sau: - Trong vòng một năm sau bầu cử

- Từ khi Đuma bỏ phiếu kín bất tín nhiệm Tổng thống cho đến thời điểm Hội đồng liên bang ra quyết định về vấn đề này.

- Trong vòng sáu tháng trước khi kết thúc nhiệm kỳ của Tổng thống Các đại biểu Đuma hoạt động chuyên nghiệp. Họ không được phục vụ ở các cơ quan nhà nước hoặc làm nghề nào khác có trả lương, ngoại trừ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và sáng tác.

Trong cuộc bầu cử năm 1999, Đảng cộng sản Liên bang Nga chiếm 123 ghế, là Đảng lớn nhất trong Đuma. Đầu năm 2002, các Đảng trong khối

"trung dung" (dân tộc yêu nước) hạt nhân là Đảng "thống nhất" và phong trào "tổ quốc", lực lượng chính trị lớn thứ hai và thứ ba trong Đuma đã tiến hành hợp nhất và trở thành lực lượng chính trị lớn nhất của Đuma, chiếm 132 ghế. Đảng dân chủ - xã hội, Đảng quả táo, Đảng nông nghiệp, Đảng dân chủ… cũng có ảnh hưởng nhất định trong Đuma. Ngày 3 - 4- 2002 Đuma quốc gia đã thông qua nghị quyết phân chia lại các ủy ban, theo đó, Đảng cộng sản mất quyền kiểm soát 7/9 ủy ban.

3.1.2. Hành pháp

Hệ thống cơ quan hành pháp của Liên bang Nga được xây dựng theo hình chóp, đầu tiên là Tổng thống sau đó đến cơ quan đầu não là Chính phủ liên bang.

3.1.2.1. Tổng thống Liên bang Nga

Thực ra, ý tưởng về xây dựng chế độ Tổng thống đã xuất hiện từ những năm 30 của thế kỷ XX. Dự thảo Hiến pháp Liên Xô năm 1936, đã đưa ra các ý tưởng về việc phân chia quyền lực: Quyền lập pháp thuộc về Xô Viết tối cao; quyền hành pháp thuộc về Chính phủ - Hội đồng dân ủy; Quyền tư pháp thuộc về hệ thống tòa án, Viện kiểm sát, và bao trùm lên là Tổng thống. Tuy nhiên ý tưởng này đã không được duy trì ở văn bản chính thức vì bị Xtalin bác bỏ.

Vào những năm 60 của thế kỷ XX, khi soạn thảo Hiến pháp mới, ý tưởng này lại nổi lên nhưng cuối cùng không có kết quả. Đến thời kỳ Goócbaclốp làm Tổng bí thư thì vấn đề này được gợi lại. Chức vụ Tổng thống được thảo luận trong thời gian chuẩn bị Hội nghị lần thứ 19 Đảng công sản Liên Xô ( tháng 6,7 - 1988). Năm 1999, vấn đề chế độ Tổng thống lại được các đại biểu Xô viết liên khu vực nêu lên. Goócbaclốp và nhóm thân cận đã nắm lấy các ý kiến nhóm đối lập và đến cuối năm 1989, vấn đề chuyển sang chế độ Tổng thống, phân chia quyền lực giữa lập pháp và hành pháp thực sự chín muồi. Tuy nhiên việc soạn thảo chi tiết vấn đề này chỉ được diễn ra trong

một phạm vi rất hẹp vì ngay cả những thành viên bộ chính trị ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô cũng có thái độ rất thận trọng đối với cá nhân ông Goócbaclốp. Cuối năm 1989, đầu năm 1990, tình hình chính trị Liên Xô có nhiều thay đổi đột ngột. Sau khi cải cách bầu cử được thực hiện, nhiều lực lượng chính trị mới ra đời và có những vị trí tương đối độc lập trong đại hội đại biểu nhân dân. Lợi dụng uy tín trong Xô viết tối cao Liên Xô, Goócbaclốp và những người thân tín đã thành công trong việc đưa ra quyết định lập chức vụ Tổng thống Liên Xô. Sau khi trở thành Tổng thống đầu tiên của Liên Xô, Goócbaclốp đã thâu tóm quyền lực trong tay mình. Tuy vậy, Tình hình thay đổi làm cho Liên Xô tan rã, dẫn đến việc Tổng thống đầu tiên và cũng là cuối cùng của Liên Xô sụp đổ, khối "dân chủ Nga" đã chiến thắng tại cuộc bầu cử, B.Enxin trở thành Tổng thống đầu tiên của nước Nga.

* Quyền hạn của Tổng thống:

Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993 trao cho Tổng thống quyền hạn rất

lớn, bao trùm lên mọi lĩnh vực tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Tổng thống Liên bang Nga do nhân dân trực tiếp bầu ra. Theo Điều 81của Hiến pháp, Tổng thống là người được toàn thể nhân dân Nga lựa chọn, thông qua hình thức bỏ phiếu trực tiếp, phổ thông, bình đẳng và kín. Bởi vậy, Tổng thống nhận được sự tin cậy của tất cả quần chúng nhân dân, là người đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế chính trị liên bang nga (Trang 52 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)