Phân loại dựa trên mức độ tham gia của nhân dân vào các công việc của nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế chính trị liên bang nga (Trang 33 - 34)

công việc của nhà nước

Căn cứ vào mức độ tham gia của nhân dân vào các công việc của nhà nước, người ta thường chia các thể chế chính trị của mỗi quốc gia ra thành hai loại: Thể chế chính trị hành vi và thể chế chính trị tổ chức.

Thể chế chính trị hành vi là tập hợp các quy tắc được hình thành trong

qúa trình phát triển của quốc gia, quy định sự tham gia của tất cả công dân, hay đại đa số công dân hợp thành một giai tầng, một giai cấp tham gia vào các công việc của nhà nước theo một thể thức nhất định, được nhà nước ban hành hoặc thừa nhận. Những thể thức này trở thành những quy tắc xử sự của các công dân thông qua các hành vi ứng xử của họ trong lĩnh vực các công việc của quốc gia.

Thể chế chính trị hành vi, về nguyên tắc chỉ được quy định cho các công dân của mỗi một nhà nước sở tại. Vì chính trị là vấn đề nhà nước, vấn đề

dân tộc, chúng luôn luôn gắn bó với vấn đề chủ quyền quốc gia, và chỉ có những người có quốc tịch của nhà nước sở tại mới được quyền tham gia. Trong những trường hợp đặc biệt, một số ít người không có quốc tịch của nhà nước sở tại vẫn được tham gia với tư cách tư vấn theo lời mời hoặc theo một thoả thuận với quốc gia sở tại. Về nguyên tắc, tất cả các công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần giai cấp...đều được tham gia vào các công việc nhà nước. Tuy nhiên vẫn có sự phân biệt nhất định tuỳ theo quy định của từng nước và phụ thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Chính trị là một lĩnh vực phức tạp, người tham gia phải có sự chín chắn nhất định. Vì vậy, việc tham gia vào lĩnh vực bầu cử và ứng cử vào chức vụ trong các cơ quan nhà n- ớc thờng chỉ đợc quy định cho những công dân đã đủ tuổi trưởng thành. Tuổi để tham gia vào việc bỏ phiếu bầu cử hiện nay đều được các nhà nước trên thế

giới quy định cho 18 tuổi trở lên. Tuổi ứng cử từ 21 tuổi trở lên. Ứng cử viên tổng thống Mỹ phải có độ tuổi từ 35 trở lên và phải là công dân có quốc tịch nguyên thuỷ ( nghĩa là phải được sinh ra ở trên lãnh thổ Liên bang Mỹ) và phải có đủ 9 năm trở lên sống trên lãnh thổ nước Mỹ. Ngoài ra còn nhiều quy định bất thành văn khác được hình thành từ nhiều thập kỷ nay không được quy định. Ví dụ, trong 43 đời Tổng thống Mỹ từ trước đến nay chưa có ai là đàn bà, chưa có ai là người da màu...Vì vậy, thể chế này cho đến hiện nay khó có thể làm khác đi được.

Thể chế chính trị tổ chức có thể được hiểu ở hai nghĩa: Một là các tổ

chức, các cơ quan thực hiện các công việc nhà nước ở tầm vĩ mô, có nhiệm vụ phải đưa ra những quyết định ở tầm quốc gia cho toàn bộ nhân dân thực hiện; hai là bao gồm toàn bộ các quy tắc xử sự của các cơ quan, các tổ chức khi thực thi nhiệm vụ quyền hạn của mình. Thực ra, sự phân biệt này có tính chất học thuật hơn là thực tế. Khi nói đến các thể chế chính trị tổ chức bao giờ cũng gắn bó giữa cơ quan, tổ chức đó với những nhiệm vụ quyền hạn của họ. Những cơ quan và những tổ chức này được gọi là những tổ chức chính trị. Giữa chúng có mối tương quan chặt chẽ với nhau và hợp thành một hệ thống chính trị của mỗi quốc gia. Hệ thống chính trị này ở tầm vĩ mô bao gồm: Đảng phái chính trị, nhà nước, các nhóm lợi ích chính trị, các đoàn thể chính trị khác... Những thể chế chính trị hành vi thường là cơ sở cho những thể chế chính trị tổ chức. Vì các thể chế chính trị tổ chức được hình thành trên cơ sở của những thể chế chính trị hành vi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế chính trị liên bang nga (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)