Sự tác động đến thể chế chính trị của các đảng phái và các lực lượng chính trị ở Liên bang Nga

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế chính trị liên bang nga (Trang 83 - 94)

2. 1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên

3.2.2. Sự tác động đến thể chế chính trị của các đảng phái và các lực lượng chính trị ở Liên bang Nga

Liên bang Nga là nước có nhiều đảng phái. Các đảng phái chính trị ở Nga có vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị. Chúng là những chủ thể trong việc giành quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước tập trung nhất ở quyền lực lập pháp và hành pháp. Bởi vậy, nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của các đảng ở Nga hiện nay là đưa các ứng cử viên của đảng mình vào các chức vụ trong cơ quan lập pháp và bộ máy chính quyền hành pháp.

Trong cuộc đấu tranh giành quyền lực nhà nước ở Nga, trước hết là quyền lực lập pháp, các đảng đều coi việc giành đa số ghế trong Nghị vịên ( còn gọi là quốc hội), mà cụ thể là Đuma quốc gia là một trong các tiêu chí đầu tiên cần phải đạt được. Tuy nhiên, trong quá trình đưa người của mình vào Đuma quốc gia, các đảng đều phải tuân theo các thể chế của hệ thống pháp luật. Hay nói cách khác là việc đưa lực lượng của các đảng vào cơ quan lập pháp ở Nga cũng phải diễn ra theo một quy trình được luật định. Các đảng phải, khối chính trị đều có quyền đưa ra các ứng cử viên của mình. Nhưng để được quyền tham gia để cử và bầu cử của Đuma, luật này đã quy định các

đảng, khối chính trị phải được đăng ký hoạt động ít nhất sáu tháng trước khi diễn ra bầu cử. Để được đưa vào danh sách ứng cử viên trong cuộc bầu cử, mọi ứng cử viên của các tổ chức, đảng phải phải tiến hành thu thập đủ số chữ ký theo quy định của Ủy ban bầu cử, sau đó phải được Ủy ban bầu cử xem xét và công nhận. Để có quyền đại diện tham gia vào Đuma quốc gia, mỗi đảng phải vượt qua được mức tối thiểu 5% số phiếu bầu của đảng mình. Lực lượng của đảng, khối chính trị khi đã có đại diện trong Đuma quốc gia thì số lượng ghế của các đảng ở đó nhiều hay ít phụ thuộc vào tỷ lệ phần trăm số phiếu bầu mà đảng đó giành được trong cuộc bầu cử. Qua thực tế các lần bầu cử vào Đuma quốc gia, trong khi có nhiều đảng tham gia nhưng chỉ có một số đảng là giành được số phiếu trên ngưỡng quy định để có quyền đại diện trong Đuma. Trong trường hợp đã là đại biểu của Đuma được bầu theo phương thức đại biểu ủy nhiệm của các đảng phái, tổ chức mà bị bãi miễn (vì lý do phạm tội) thì luật bầu cử cho phép không cần phải bầu lại đại biểu mới mà ứng cử viên kế tiếp treong danh sách ủa tổ chức đảng phái được bầu vào Đuma sẽ được kế vào chỗ trống của người tiền nhiệm. Hiện nay, các đại biểu trong Đuma quốc gia Nga hợp thành tám phái và nhóm chính. Tiêu biểu là phái "Nước Nga thống nhất" và "Đảng Cộng sản Liên bang Nga".

Nhiệm vụ chính trị quan trọng của các tổ chức, đảng phái ở Nga khi thể hiện vai trò ảnh hưởng của mình đối với bộ máy chính quyền hành chính là đưa lực lượng của đảng mình vào các chức vụ trong bộ máy này, trước hết vào vị trí Tổng thống. Tổng thống Nga là người đứng đầu Nhà nước, có quyền hành rất cao, điều hành toàn bộ hoạt động của Chính phủ. Tổng thống Nga không nằm trong hệ thống phân chia quyền lực mà đứng lên tất cả các nhánh chính quyền. Chính vì vậy, các đảng, khối chính trị coi việc đưa người của mình vào vị trí Tổng thống là việc rất quan trọng. Bởi nếu đạt được điều này cũng có nghĩa là đảng đó đương nhiên đóng vai trò là đảng cầm quyền.

Sự hình thành đảng cầm quyền ở Nga không theo quy định số ghế trong Đuma mà phụ thuộc rất nhiều vào vị trí Tổng thống. Trong thực tế, Tổng thống không là thành viên của đảng nào. Đảng cầm quyền ở Nga không có quyền hạn để quyết định việc đi hay ở của Tổng thống, khi Tổng thống "dựa" vào đảng nào thì đảng đó sẽ với tư cách là một đảng cầm quyền.

Việc đưa người của các đảng vào vị trí Tổng thống ở Nga diễn ra bằng con đường tranh cử theo những quy định của luật pháp. Luật bầu cử Tổng thống Liên bang Nga 1995 cho phép các đảng, khối chính trị được đưa một ứng cử viên của mình vào vị trí Tổng thống. Người ứng cử của các đảng vào vị trí Tổng thống phải là công dân Nga, tuổi không dưới 35 năm và sống ở Nga ít nhất là 10 năm liền trước khi ra ứng cử. Trong quá trình tranh cử, trước hết các đảng phái đăng ký ứng cử viên với Ủy ban bầu cử Trung ương. Sau khi đăng ký, các đảng này bắt đầu tiến hành vận động tranh cử như: Thu nhập chữ ký ủng hộ cho ứng cử viên của mình (Luật bầu cử Tổng thống Nga quy định mỗi ứng cử viên chỉ được lấy của mỗi khu vực nhiều nhất là 7% chữ ký trong một triệu chữ ký cần có nếu bầu cử Tổng thống diễn ra đúng kỳ hạn); Tổ chức các hình thức tuyên truyền, đối thoại của các ứng cử viên với cử tri trên phương tiện thông tin đại chúng. Luật bầu cử Tổng thống Nga quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các ứng cử viên ra tranh cử, quy trình của cuộc bầu cử, Tổng thống. Theo luật này các ứng cử viên vào chức vụ Tổng thống được quyền phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng với lượng thời gian như nhau. Trong ngày bầu cử, từ lúc các điểm bầu cử bắt đầu làm việc cho đến khi kết thúc, các ứng cử viên vào chức tổng thống có quyền cử quan sát viên hay người ủy quyền cho mình để quan sát cuộc bầu cử. Luật bầu cử quy định người thắng cuộc vào chức Tổng thống phải nhận được 50% số phiếu trở lên. Trong trường hợp có từ 2 ứng cử viên trở lên nhận được hơn 50 % số phiếu bầu cử hoặc không có ai nhận đủ 50% số phiếu bầu thì hai ứng cử

viên được nhiều phiếu nhất sẽ phải tham gia bầu cử vòng hai. Vòng hai được tổ chức sau khi công bố kết quả vòng một chậm nhất là 15 ngày. Trong trường hợp này, số cử tri tham gia bầu cử có thể ít hơn 50%. Nếu quá trình bầu cử Tổng thống diễn ra không đúng luật, hay ngay cả sau vòng hai không có ứng cử viên nào được chọn thì hội đồng liên bang sẽ phải ấn định cuộc bầu cử Tổng thống mới, khi đó các thời hạn chuẩn bị bầu cử sẽ được giảm đi 1/3 thời gian. Cuộc bầu cử mới sẽ phải được diễn ra chậm nhất là 4 tháng sau lần đầu tiên.

Ngoài vị trí Tổng thống, các đảng phái ở Nga đều luôn quan tâm đến việc đưa người của đảng mình vào các vị trí chủ chốt trong nội các Chính phủ như các vị trí: Thủ tướng, Phó thủ tướng và một số Bộ trưởng. Không giống như một số nước cùng có hệ thống nhiều đảng tranh cử, thông qua thắng cử vào Nghị viện, đảng có đa số ghế trở thành đảng cầm quyền cử người của mình vào các vị trí chủ chốt ở nội các Chính phủ. Ở Nga, đảng nào muốn đưa được người của mình vào thành phần chủ yếu của nội các Chính phủ nhất là vị trí Thủ tướng Chính phủ trước hết đảng này phải "thân" Tổng thống, là "chỗ dựa" của Tổng thống. Điều đó diễn ra chính vì Tổng thống có quyền hành rất lớn trong việc bổ nhiệm các chức vụ tối cao trong bộ máy hành pháp. Ngoài ra, số lượng của Phó Thủ tướng thứ nhất và các Phó Thủ tướng không được quy định trong Hiến pháp Nga mà do Tổng thống quyết định trong từng trường hợp cụ thể. Việc thay đổi số lượng các Bộ cũng theo sắc lệnh của Tổng thống. Như vậy, Tổng thống Nga có vai trò quyết định trong việc sắp xếp các vị trí chủ chốt trong thành phần nội các Chính phủ. Các đảng phải ở Nga hiện nay luôn tìm cách "lôi kéo" Tổng thống về phía mình để tạo thêm tiềm năng thắng lợi trong các cuộc bâug cử của Đuma. Trong thực tế, Tổng thống Nga Putin cũng luôn muốn mình phải dựa vào đảng cầm quyền của đa số trong Quốc hội. Để là "chỗ dựa" của Tổng thống, đảng cầm quyền ở Nga

rất coi trọng tới liên minh với các đảng, tạo cho mình có một lực lượng mạnh tương xứng với vai trò cầm quyền. Tháng 12/2001 Đảng "Nước Nga thống nhất" ra đời trên cơ sở hợp nhất giữa các tổ chức"thống nhất", "tổ quốc" và "toàn Nga" là một biểu hiện của ý định xây dựng một đảng cầm quyền mạnh ở Nga.

Trong việc đưa người của mình vào các vị trí trong nội các Chính phủ, các đảng phái đối lập trong Đuma quốc gia Nga chủ yếu thông qua đấu tranh nghị trường gây áp lực buộc Tổng thống và thủ tướng Chính phủ phải tính đến việc xác định thành phần cơ cấu nội các Chính phủ.Thực tế ở Nga, các chính đảng lớn đã có đại diện của mình trong nội các nhất là vào thời điểm năm 1998 khi ông E.Primacốp giữ chức Thủ tướng Chính phủ. Thành phần nội các của Chính phủ lúc bấy giờ có đại diện của tất cả các phe phái trong Đuma quốc gia. Chẳng hạn, Đảng cộng sản Liên bang Nga có ông Masliucốps, phụ trách Ủy ban kinh tế của Đuma giữ chức Phó thủ tướng thứ nhất phụ trách kinh tế. Thành phần Chính phủ lúc bấy giờ là đa dạng, thực hiện trên nguyên tắc "cân bằng lợi ích chính trị " chứ không còn thuộc về một đảng cầm quyền.

Tác động của các đảng đến nhà nước bằng chủ trương đường lối, cương lĩnh chính trị và đấu tranh gây áp lực đối với chính quyền.

Với mục tiêu quyền lực, mỗi đảng chính trị đều đề ra những chủ trương đường lối, cương lĩnh chính trị của mình. Ở Liên bang Nga, Nhà nước không phải là người phải chịu trách nhiệm thể chế hóa mọi nội dung các vấn đề mà đảng cầm quyền hay các đảng khác đưa ra. Điều đó đã phản ánh tình hình thực tế của tổ chức hệ thống quyền lực ở Nga. Một mặt, nó xuất phát từ vị trí của Tổng thống Nga. Tổng thống Nga thực tế không chịu sự phục tùng của bất cứ đảng nào bởi nó được toàn thể công dân Nga bầu lên. Mặt khác, đảng cầm quyền ở Nga không có thẩm quyền quyết định việc đi hay ở của chức vụ

Thủ tướng , không có quyền quyết định các chức vụ quan trọng khác trong nội các. Điều đó cũng có nghĩa là các quyết sách và biện pháp thực hiện của Thủ tướng Chính phủ cũng không bắt buộc phải thực hiện theo chủ trương, cương lĩnh chính trị của đảng cầm quyền hay đảng nào khác. Tuy nhiên, trong thực tế các quyết sách của Thủ tướng Chính phủ đều phải phù hợp ở mức độ nào đó với ý chí và lợi ích của đảng cầm quyền và một số đảng lớn trong quốc hội, nếu không thì vị trí của thủ tướng chính phủ khó có thể đứng vững. Thông qua các chủ trương đường lối, cương lĩnh chính trị, các đảng đưa ra các chương trình đề nghị các giải pháp cụ thể cho Chính phủ tham khảo thực hiện. Chẳng hạn, những đề nghị gần đây của Đảng Cộng sản Liên bang Nga, đưa ra việc trưng cầu ý dân về ruộng đất, quốc hữu hóa việc sử dụng tài nguyên, các ngành công nghiệp quốc phòng cơ bản, hạn chế việc tăng tiền thuê nhà, các dịch vụ công cộng,v.v… đã được đông đảo dân chúng ủng hộ. Từ những chủ trương, cương lĩnh chính trị của mình, các đảng phái ở Nga còn hy vọng và thông qua áp lực của các phong trào xã hội ủng hộ cho đảng mình để biến cương lĩnh vào đời sống thực tế. Chẳng hạn, trong cương lĩnh của "Đảng cộng sản mới" ( NKP) - một đảng mới thành lập tháng 6 năm 2002 chỉ ra cả con đường ngành quyền lực nhà nước, đó là "dưới áp lực của phong trào xã hội, các Xô viết sẽ được chuyển giao quyền hạn của các cơ quan nhà nước". Đảng này cho rằng các Xô viết sẽ là nền tảng của các chính quyền mai sau.

Cũng giống như một số nước có hệ thống đa đảng, ở Liên bang Nga luật pháp cho phép các đảng phái có quyền tự do ngôn luận, bày tỏ quan điểm công khai của mình về mọi vấn đề chính trị, kinh tế - xã hội kể cả trong quốc hội nếu đảng đó có đại diện. Luật về các tổ chức chính trị được Đuma quốc gia thông qua công nhận các chính đảng của Nga có quyền tự do tranh luận, tổ chức mít tinh, các diễn đàn, tuyên truyền cương lĩnh, đường lối, đối thoại bày tỏ quan điểm công khai về mọi vấn đề đối với tổ chức và những người đứng

đầu bộ máy hành pháp. Vì vậy, hình thức phổ biến và các đảng phái chính trị ở Nga tác động đến nhà nước là bằng đấu tranh không qua nghị trường, các phương tiện thông tin đại chúng để gây áp lực đối với lãnh đạo và các tổ chức chính quyền nhà nước. Cách thức đấu tranh gây áp lực của các đảng phái ở Nga được ghi cụ thể trong cương lĩnh của đảng, như tổ chức các buổi diễn thuyết ở những nơi công cộng, các nhà hát, tổ chức các nhóm, câu lạc bộ tranh luận, các diễn đàn… tuyên truyền cương lĩnh, đường lối của đảng những đề án của đảng về giải quyết những vấn đề kinh tế- xã hội của đất nước đấu tranh gây áp lực là hình thức chủ yếu của các đảng đối lập trong quá trình tác động đến bộ máy chính quyền nhà nước.Trong hệ thống đa đảng còn chưa ổn định ở Nga, các đảng đối lập có lực lượng khá mạnh, trong khi đảng cầm quyền nhiều khi tỏ ra có vai trò mờ nhạt trong " lãnh đạo"nhà nước. Bằng đấu tranh gây áp lực, các đảng đối lập ở Nga nhiều khi đã buộc chính phủ phải thay đổi cả những chủ trương, chính sách quan trọng. Chẳng hạn, Đảng Cộng sản Liên bang Nga - một đảng đấu tranh tích cực nhất trong những năm qua, đã nhiều lần đấu tranh gây áp lực buộc chính quyền của Tổng thống Nga phải thay đổi lập trường, thái độ đối với một số vấn đề đối nội, đối ngoại. Như vào năm 1998, bằng đấu tranh gây áp lực, các đảng phái gây đối lập ở Nga mà đặc biệt là Đảng Cộng sản Liên bang Nga đã buộc Tổng thống phải hủy bỏ kế hoạch.

3.3. Thể chế bầu cử

Một trong những phương hướng cải cách quan trọng được đề ra trong Hiến pháp năm 1993 là cải cách hệ thống pháp luật về bầu cử, trên cơ sở đó thành lập một hệ thống bầu cử mới. Trong giai đoạn từ năm 1994 đến năm 1995, Đuma quốc gia Nga đã dành rất nhiều thời gian cho quá trình xây dựng các văn bản pháp luật mới về bầu cử. Trong suốt nhiệm kỳ thứ hai của mình, Đuma đã đưa ra được khoảng hơn 40 dự thảo luật, và đã thông qua bảy bộ luật về bầu cử như : "Về những bảo đảm cơ bản cho các quyền bầu cử của

công dân Liên bang Nga"; "Về bầu cử vào Đuma quốc gia Liên bang Nga"; "Về trưng cầu ý dân của Liên bang Nga" v.v… Tất cả những văn kiện này đều nhằm bảo đảm các quyền về bầu cử và ứng cử cho công dân Nga trong tất cả các cuộc bầu cử. Các văn bản này cũng quy định rõ cách thức tiến hành bầu cử cách thức kiểm phiếu và thời hạn thông báo kết quả bầu cử.

Trong quá trình thảo luận hệ thống pháp luật về bầu cử tại Đuma quốc gia Nga, có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề về chế độ bầu cử nào là thích hợp cho Liên bang Nga: trực tiếp, gián tiếp, hay hỗn hợp như các cuộc bầu cử diễn ra sau cải tổ và trước năm 1995. Điều này trước hết là do hệ thống đảng phái chính trị của Nga đã phát triển đến một mức độ nhất định. Tuy vậy, khuynh hướng chính trị của cử tri Nga vẫn chưa được xác định rõ ràng do tất cả những khái niệm về đa Đảng, đa chính kiến vẫn còn là mới đối với cử tri

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế chính trị liên bang nga (Trang 83 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)