1.1. Khái niệm
1.1.4. Khái niệm dự án phát triển kinh tế
Theo Đại bách khoa toàn thư, từ “Dự án (Project) được hiểu là điều có ý định làm” hay “Đặt kế hoạch cho một ý đồ, quá trình hành động”. Như vậy, dự án có khái niệm vừa là ý tướng, ý đồ, nhu cầu vừa có ý năng động, chuyển động hành động. Chính vì lẽ đó mà có khá nhiều khái niệm về thuật ngữ này, cụ thế như:
Theo Tổ chức điều hành dự án: Dự án là việc thực hiện một mục đích hay nhiệm vụ công việc nào đó dưới sự ràng buộc về yêu cầu và nguồn lực đã định. Thông qua việc thực hiện dự án để cuối cùng đạt được mục tiêu nhất
định đã đề ra và kết quá của nó có thể là một sản phẩm hay một dịch vụ mà bạn mong muốn.
Theo trường Đại học Quản lý Henley: Dự án là một quá trình mang đặc thù riêng bao gồm một loạt các hoạt động được phối hợp và kiểm soát, có định ngày khởi đầu và kết thúc, được thực hiện với những hạn chế về thời gian, chi phí và nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu phù hợp với những yêu cầu cụ thể. Theo nghĩa hiểu thông thường: Dự án là “điều mà người ta
có dự định làm”.
Theo Cẩm nang các kiến thức cơ bản về quản lý dự án của Viện nghiên cứu quản lý dự án quốc tế thì; “Dự án là một nỗ lực tạm thời được thực hiện
để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ độc nhất”.
Về mặt lý thuyết, dự án được hiểu là một công việc với các đặc tính sau: Cần tới nguồn lực (con người, máy móc, vật tư và tiền vốn); có mục tiêu cụ thể; phải được hoàn thành với thời gian và chất lượng định trước; có thời điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng; có khối lượng công việc cần thực hiện cụ thể; có ngân sách hạn chế và sự kết nối hợp lý của nhiều phần việc lại với nhau.
Tóm lại dự án là một nhiệm vụ mang tính chất một lần, có mục tiêu rõ ràng (trong đó bao gồm chức năng, số lượng và tiêu chuẩn chất lượng), yêu cầu phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian quy định, có dự toán tài chính từ trước và nói chung không được vượt qua dự toán đó. Như vậy, Dự án là đối tượng của quản lý và là tập hợp của những hoạt động khác nhau có liên quan với nhau theo một logic, một trật tự xác định nhằm vào những mục tiêu xác định, được thực hiện bằng những nguồn lực nhất định trong những khoảng thời gian xác định. Dự án bao gồm dự án đầu tư và dự án không có tính chất đầu tư.
Hiện nay, khái niệm về phát triển vẫn còn tiếp tục là vấn đề tranh luận giữa các nhà nghiên cứu khoa học và hoạch định chính sách trên thế giới.
nêu lên thành một trọng tâm hàng đầu như hiện nay. Hầu như không có lĩnh vực nghiên cứu nào không gắn với phát triển: tài nguyên con người và phát triển, môi trường và phát triển, phụ nữ, gia đình và phát triển, dân tộc và phát triển, tôn giáo và phát triển. Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính sách thích hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và con người nhằm đạt được những thành quả bền vững và được phân phối công bằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của họ [31].
Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt kinh tế- xã hội của một quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng.
Theo Khoản 11, Điều 4, Luật Đấu Thầu 2013 thì dự án đầu tư phát triển bao gồm chương trình, dự án đầu tư xây dựng mới; dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng các dự án đầu tư xây dựng; dự án mua sắm tài sản, kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt; dự án sửa chữa nâng cấp tài sản, thiết bị; dự án, đề án quy hoạch; dự án đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, điều tra cơ bản; các chương trình dự án, đề án đầu tư phát triển khác.
Từ đó có thể định nghĩa dự án phát triển kinh tế là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian xác định làm thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt kinh tế - xã hội của đất nước.