Các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của người nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 75 - 80)

khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế

2.2.1. Nghĩa vụ cộng tác với cơ quan có thẩm quyền trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếmxác định diện tích đất bị thu hồi tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếmxác định diện tích đất bị thu hồi

Song song với việc được hưởng quyền là người nông dân phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình trong quá trình Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế. Người có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện

việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Trong trường hợp người có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện sẽ ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc và người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định đó.

Điểm c, Khoản 1, Điều 69 Luật Đất đai năm 2013 quy định rõ nghĩa vụ của người có đất bị thu hồi là phải phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điểu tra, khảo sát, đo đạc, xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trong trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường,giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Uỷ ban nhân dân cấp xã, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổ chức, vận động thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện. Việc vận động, thuyết phục người dân trong trình tự thu hồi đất là một điểm mới của Luật Đất đai năm 2013, đề cao phương án thuyết phục người dân chưa phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng. Phương pháp thuyết phục được quy định trước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế sẽ giảm thiếu được thủ tục và chi phí cho việc cưỡng chế khi thu hồi đất qua đó nhằm phổ biến pháp luật đất đai đến cho người dân.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Nếu người có đất thu hồi không chấp hành thi Chủ

tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế như sau:

- Tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế;

- Trường hợp người bị cưỡng chế chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành và thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế.

Việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được quy định cụ thể, rõ ràng tại Điều 70 của Luật Đất đai năm 2013 và cũng phải dựa trên những nguyên tắc nhất định đó là: Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, đảm bảo trật tự, an toàn đúng quy định của pháp luật và thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính. Điểm mới là cưỡng chế chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:

- Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định kiểm đếm bắt buộc sau khi Uỷ ban nhân dân cấp xã, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;

- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã được niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;

- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã có hiệu lực thi hành;

- Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế hoặc vằng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Uỷ ban nhân dân cấp xã lập

2.2.2. Nghĩa vụ giao đất khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền thẩm quyền

Có thể nói đây là nghĩa vụ quan trọng nhất của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế bởi vì chỉ khi người nông dân thực hiện đúng nghĩa vụ này thì quá trình thu hồi đất của Nhà nước mới hoàn thành và người nông dân mới được hưởng các quyền của mình liên quan đến việc thu hồi đất. UBND cấp có thẩm quyền (tỉnh và huyện) quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày.

Tổ chức làm nhiệm vụ BTGPMB có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm của khu sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được gửi đến từng người có đất thu hồi trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất đai tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ BTGPMB.

Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt. Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ BTGPMB thì UBND cấp xã, Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ BTGPMB tổ chức vận động thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện. Nếu đã được vận động, thuyết phục mà người có đất thu hồi vẫn không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ BTGPMB thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo Điều 71 của Luật Đất đai năm 2013.

một điểm mới thể hiện sự công khai, dân chủ đảm bảo trật tự, an toàn đúng quy định. Điểm mới là cưỡng chế chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi UBND cấp xã, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ BTGPMB vận động thuyết phục;

- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;

- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;

- Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì UBND cấp xã lập biên bản.

Việc cưỡng chế cũng được thực hiện trên các nguyên tắc của cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc quy định tại khoản 1, Điều 70, Luật Đất đai năm 2013. Chủ tịch UNBD cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế. Trình tự, thủ tục của việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được quy định chi tiết tại khoản 4, Điều 71 Luật Đất đai năm 2013. Điểm mới trong trình tự, thủ tục cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đó là Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)