Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thu hồi đất để phát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 111 - 114)

3.2. Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả thực thi của

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thu hồi đất để phát

triển kinh tế vì lợi ích quốc gia công cộng

Để pháp luật thực tế đi vào cuộc sống thì nó phải đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Hoàn thiện pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về thu hồi đất nói riêng phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ về nội dung các qui định. Các quy định của pháp luật phải cụ thể, rõ ràng, hạn chế tình trạng ban hành quá nhiều văn bản hướng dẫn gây nên sự khó khăn, mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản.

sửa đổi thời hạn thông báo đã được nêu ra từ lâu nhưng đến Luật Đất đai năm 2013, thời hạn đó vẫn giữ nguyên chậm nhất 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho người có đất thu hồi biết (Khoản 1, Điều 67, Luật Đất đai năm 2013). Thiết nghĩ vẫn nên sửa đổi theo hướng rút ngắn thời hạn này vì việc thu hồi đất dựa trên quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và công bố công khai cho mọi người sử dụng đất biết. Do đó, thời hạn thông báo thu hồi đất quy định dài như vậy là không cần thiết.

- Cần phải có những quy định về quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể rõ ràng của Tổ chức phát triển quỹ đất, Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng và Công ty Đức Khải trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng.

- Quy định thu hồi đất để phát triển kinh tế nên trả về đúng quy luật giá trị bởi vì việc thu hồi này đem lại lợi ích nhất định. Khi đó sẽ không có sự khác nhau giữa thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế và thỏa thuận giao đất để sản xuất kinh doanh. Tất nhiên, phải hoàn thiện cơ chế định giá để xác định chính xác được giá thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường. Điều này, một mặt tránh việc quy định “quá hẹp” trong trường hợp thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế như hiện nay, nhưng lại quy định “quá rộng” trong cơ chế thỏa thuận giao đất để sản xuất kinh doanh.

- Cơ sở để xây dựng, ban hành quy định sửa đổi về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi là: (i) Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa X về vấn đề nông nghiệp - nông dân - nông thôn trong việc kiên quyết bảo vệ quỹ đất nông nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa); không được chuyển quỹ đất này sang sử dụng vào mục đích khác để bảo đảm vấn đề an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ quyền lợi của hàng triệu hộ gia đình nông dân. Trường hợp đặc biệt phải lấy đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác thì phải có ngay

biện pháp bổ sung diện tích đất nông nghiệp bị mất bằng cách yêu cầu doanh nghiệp phải có nghĩa vụ đóng góp tài chính để Nhà nước thực hiện việc khai hoang, phục hóa Đồng thời, doanh nghiệp - đối tượng hưởng lợi từ việc thu hồi đất - phải có trách nhiệm cùng với Nhà nước, xã hội giải quyết công ăn, việc làm cho người nông dân bị mất đất sản xuất thông qua việc đóng góp vốn để tạo quỹ giải quyết hoặc trợ cấp thất nghiệp cho người nông dân; (ii) Việc sửa đổi, bổ sung quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải dựa trên việc giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước; doanh nghiệp, chủ đầu tư và người bị thu hồi đất. Có như vậy chúng ta mới mong xử lý được các vướng mắc, khó khăn nảy sinh từ việc người dân bị mất đất sản xuất; Thiết nghĩ thiết nghĩ cần pháp điển hóa các quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư. Điều này thể hiện tính ưu việt của Nhà nước ta trong cơ chế bảo đảm quyền lợi của người sử dụng đất trong quá trình đất bị thu hồi. Hơn nữa, một khi được luật hóa, tính ổn định của các quy phạm pháp luật về trình tự, thủ tục có tính ổn định và thống nhất cao, bảo đảm là “ranh giới pháp lý” để hoạt động này được tiến hành đúng pháp luật, công khai, minh bạch, có kiểm tra, giám sát và có cơ chế ghi nhận phản hồi của người sử dụng đất.

Để đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của người bị thu hồi đất thì cần phải có chính sách bồi thường hợp lý, giải quyết hài hòa lợi ích của người bị thu hồi đất, chủ đầu tư và Nhà nước. Pháp luật phải quy định rõ việc hỗ trợ, đào tạo nghề cho người lao động nông nghiệp chuyển sang ngành nghề khác khi bị thu hồi đất. Có thể bổ sung quy định về việc thành lập quỹ trợ cấp thất nghiệp, quỹ giải quyết việc làm cho người nông dân bị mất đất nông nghiệp. Một phần kinh phí để thành lập các quỹ này do các doanh nghiệp được hưởng lợi từ việc thu hồi đất của người nông dân đóng góp. Một vấn đề cần lưu ý nữa đó là hỗ trợ đào tạo nghề chỉ có thể giải quyết

việc làm cho những người có sức khỏe đang trong độ tuổi lao động, còn đối với người không còn khả năng lao động bị thu hồi đất thì Nhà nước cần nghiên cứu ban hành qui định về quỹ trợ cấp thất nghiệp để đảm bảo cuộc sống cho những đối tượng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)