Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2003

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 40 - 42)

Hiến pháp năm 1992 ra đời thay thế Hiến pháp năm 1980. Điều 17 Hiến pháp 1992 quy định:

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Các tổ chức và cá nhân được Nhà nước giao đất sử dụng lâu dài

và được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật [27, Điều 17]. Đặc biệt điều 23 quy định: Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá. Trong trường hợp thật cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định [27, Điều 23].

Ngày 17/4/1993, Quốc hội khoá IX thông qua Luật đất đai mới thay thế Luật đất đai năm 1987. Với sự ra đời của Luật đất đai năm 1993, quan hệ đất đai nói chung và quan hệ ruộng đất ở nông thôn nói riêng đã có những cơ sở pháp lý ban đầu để tham gia vào cơ chế thị trường. Điều 27 Luật đất đai năm 1993 quy định: “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng

thì người thu hồi đất được đền bù thiệt hại”.

Nhìn chung trong giai đoạn này, các quy định về thu hồi đất có những ưu điểm nhất định bảo đảm được quyền của người bị thu hồi đất như: thể hiện sự thống nhất chính sách bồi thường thiệt hại cho mọi trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất; Nhà nước còn tiến hành chính sách hỗ trợ nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân tại nơi ở cũ hoặc nơi ở mới; Quy định đầy đủ phạm vi, đối tượng áp dụng, nguyên tắc, điều kiện được bồi thường, chi tiết và cụ thể hoá các trường hợp bồi thường thiệt hại về đất, nhà và các tài sản khác gắn liền với đất, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tổ chức thực hiện; Đảm bảo quyền tự do lựa chọn phương thức bồi thường bao gồm bồi thường bằng đất, bằng tiền hoặc bằng đất và tiền, tạo điều kiện chủ động cho người dân, ngăn chặn sự áp đặt từ phía cơ quan Nhà nước. Bên cạnh đó, trách nhiệm tổ chức bồi thường, lập phương án bồi thường được giao cho các địa phương tạo sự chủ động, áp dụng chính sách linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế

của từng địa phương. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật thời kỳ này cũng bộc lộ một số hạn chế như: Việc bồi thường đất ở với các trường hợp sử dụng đất trước Luật đất đai năm 1993 chưa được quy định cụ thể nên trong tổ chức thực hiện còn nhiều cách làm khác nhau dẫn đến khiếu kiện; Chưa có quy định cụ thể loại tài sản nào không được bồi thường hay các loại tài sản có thể di chuyển thì được bồi thường, hỗ trợ như thế nào. Điều này đã dẫn đến việc một số đối tượng lợi dụng để đầu tư các loại tài sản trái phép mong được hưởng lợi khi bồi thường; Chưa có văn bản hướng dẫn về quy trình lập và thẩm định kế hoạch tái định cư cũng như cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất, quyết định bồi thường đối với các trường hợp cố tình không thực hiện, dẫn đến lợi dụng kẽ hở trong chính sách của Nhà nước cản trở công tác thu hồi đất gây thiệt hại kinh tế cho Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)