Yêu cầu điều chỉnh pháp luật về quyền và nghĩa vụ của ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 37 - 39)

1.2. Yêu cầu điều chỉnh pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ

1.2.2. Yêu cầu điều chỉnh pháp luật về quyền và nghĩa vụ của ngườ

nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ các dự án phát triển kinh tế

Đất đai là vấn đề lớn, phức tạp và rất nhạy cảm, trong khi các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thường xuyên thay đổi dẫn tới tình trạng so bì, khiếu nại của người có đất bị thu hồi qua các dự án hoặc trong một dự án nhưng thực hiện thu hồi đất qua nhiều năm. Mặt khác, Luật Đất đai 2003 chưa có cơ chế bắt buộc để bảo đảm có quỹ đất và nguồn vốn xây dựng khu tái định cư trước khi thu hồi đất; chất lượng các khu tái định cư được xây dựng cũng chưa đáp ứng yêu cầu “có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”; chưa chú trọng tạo việc làm mới, chuyển đổi nghề cho người có đất bị thu hồi; việc lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại một số dự án còn thiếu kiên quyết, thiếu dân chủ, công khai, minh bạch; năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng ở nhiều nơi còn chưa đáp ứng yêu cầu; chưa phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng tham gia thực hiện. Một số địa phương thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho nhân dân hiểu rõ quy định của pháp luật hoặc né tránh, thiếu cương quyết, không giải quyết dứt điểm, làm cho việc giải phóng mặt bằng bị kéo dài nhiều năm. Trong khi đó, Tổ chức Phát triển quỹ đất chưa được quan tâm đầu tư đúng mức về kinh phí và nhân lực để thực hiện thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, tạo quỹ “đất sạch” triển khai khi có dự án đầu tư. Ngày 29/11/2013, Quốc hội ban hành Luật Đất đai 2013 đã khắc phục được hầu hết các hạn chế, bất cập liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân. Tuy nhiên, tình hình luôn thay đổi khiến cho pháp luật phải có sự điều chỉnh sao cho phù

hợp với thực tế để có khả năng thực thi. Xuất phát từ nhu cầu tất yếu khách quan đó dẫn đến việc cần phải điều chỉnh pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế.

Điều chỉnh pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế là quá trình Nhà nước dùng pháp luật tác động lên hành vi của các chủ thể (cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực thu hồi đất và người bị thu hồi đất) thông qua đó tác động lên các quan hệ xã hội mà ở đây là quan hệ về thu hồi đất.

Tuy nhiên việc điều chỉnh pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế phải đáp ứng những yêu cầu nhất định đó là:

Thứ nhất việc điều chỉnh pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế phải phù hợp với Hiến pháp, với đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ và phù hợp với quy định pháp luật của Luật Đất đai, không mâu thuẫn với quy định của các ngành luật khác có liên quan.

Thứ hai việc điều chỉnh pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế phải đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên trong mối quan hệ thu hồi đất đó là Nhà nước và người bị thu hồi đất sao cho Nhà nước vẫn hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế đất nước, đưa đất nước trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng cũng phải đảm bảo lợi ích của người nông dân, người đã hi sinh cho sự nghiệp cao cả của đất nước phải chịu nhiều thiệt thòi khi bị mất đất sản xuất, tạo cuộc sống ổn định lâu dài cho họ. Có như vây thì việc điều chỉnh pháp luật mới phát huy được vai trò của mình, tạo thêm niềm tin của

Thứ ba việc điều chỉnh pháp luật phải dựa trên tình hình thực tế, những đòi hỏi nguyện vọng của người nông dân bị thu hồi đất và những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện việc thu hồi đất như thủ tục thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng diễn ra có bất cập gì, khó khăn ra sao. Từ đó đưa ra những điều chỉnh pháp luật sao cho phù hợp với tình hình thực tế để hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất nói riêng và pháp luật đất đai nói chung.

1.3. Lược sử hình thành và phát triển của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)