1.2. Yêu cầu điều chỉnh pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ
1.2.1. Sự cần thiết của pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của
của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế
1.2.1. Sự cần thiết của pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
cho mục tiêu chung của đất nước, có thể thấy rằng việc ban hành pháp luật về đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế cũng là một tất yếu khách quan để đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người nông dân và chủ đầu tư. Sự cần thiết khách quan đó thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất xuất phát từ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Trong từng
giai đoạn lịch sử cách mạng Việt Nam, pháp luật ghi nhận và bảo hộ các hình thức sở hữu đất đai khác nhau. Thời kỳ phong kiến đất đai thuộc sở hữu của nhà nước phong kiến, sở hữu công xã và sở hữu tư nhân. Hiến pháp năm 1946 không quy định cụ thể, Điều 12 chỉ ghi nhận “Quyền tài sản của công dân
được đảm bảo”. Tại Hiến pháp năm 1959 lần đầu tiên quy định chế độ sở hữu
nhà nước về đất đai, ngoài ra còn ghi nhận hình thức sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân về đất đai. Điều 17 Hiến pháp 1992, Luật Đất đai năm 2003, mới đây nhất là Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định loại sở hữu đất đai duy nhất này. Trên cơ sở đó, Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài. Người sử dụng đất có các quyền tương tự như quyền của chủ sở hữu (quyền chuyển nhượng, quyền thừa kế, quyền tặng cho, quyền thế chấp…) Nhưng các quyền này bị hạn chế bởi các quy định của pháp luật. Thực chất quyền sử dụng đất ở nước ta là một loại quyền tài sản bởi vì chủ thể của quyền sử dụng đất cũng là chủ thể của pháp luật dân sự, mà đất đai là một loại tài sản đặc biệt thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự. Theo quy định của pháp luật dân sự thì tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Một khi quyền sử dụng đất được ghi nhận là quyền tài sản thì phải được xác định giá trị và được pháp luật bảo hộ.
Thứ hai xuất phát từ quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người nông dân trong quá trình sử dụng đất nông
luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Ngay từ khi Đảng mới ra đời, trong Luận cương chính trị của Đảng năm 1930 thì vấn đề ruộng đất cho dân cày đã là một trong hai nhiệm vụ hàng đầu của cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đó là “Đánh đuổi đế quốc để giải phóng đất nước và đánh đuổi thực dân phong kiến để ruộng đất dân cầy”. Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh “Khẩn cấp chấn hưng nông nghiệp”. Theo đó, đất đai của địa chủ phong kiến, các thái ấp, các đồn điền vắng chủ, đất hoang hóa đã được Nhà nước quản lý và chia cho người nông dân. Đến Luật Cải cách ruộng đất năm 1953 thì chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách ruộng đất cho người nông dân đã được hiện thực hóa một bước quan trọng. Đặc biệt nó được ghi nhận trong đạo luật quan trọng nhất của nước ta – Hiến pháp 1992: “Nhà nước giao đất cho người dân để sử dụng ổn định, lâu dài”. Luật Đất đai năm 1993, 2003 và mới đây nhất là Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định đảm bảo quyền lợi của người nông dân trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp như về thời hạn sử dụng đất, khuyến khích khai hoang đưa đất vào canh tác nông nghiệp, không phải trả tiền đối với đất nông nghiệp giao trong hạn mức, chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất, tiền thuê đất.
Thứ ba xuất phát từ hậu quả pháp lý của việc thu hồi đất. Như đã
khẳng định thu hồi đất là biện pháp pháp lý quan trọng nhằm đảm bảo quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Hậu quả pháp lý của nó rất nghiêm trọng đối với Nhà nước, người bị thu hồi và chủ đầu tư và rộng hơn là toàn xã hội. Nó đụng chạm đến lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan, đặc biệt có sự tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống, tâm lý của người nông dân. Chính vì vậy, Nhà nước phải ban hành pháp luật để điều chỉnh việc thu hồi đất, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói chung và thu hồi đất của người nông dân nói riêng.
Thứ tư ban hành pháp luật để giải quyết lợi ích của các bên liên quan.
Khi thu hồi đất, Nhà nước phải đặt ra vấn đề giải quyết hài hòa quyền và lợi ích của ba chủ thể: Nhà nước, người bị thu hồi đất và người được hưởng lợi ích từ việc thu hồi đất của Nhà nước. Trong nhiều trường hợp, lợi ích của các bên chủ thể này không thống nhất thậm chí trái ngược nhau. Về phía nhà nước, tiến hành thu hồi đất là nhằm phân phối lại quỹ đất cho phù hợp với mục tiêu quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện vai trò điều tiết các lợi ích kinh tế của các chủ thể liên quan đến việc thu hồi đất, chủ yếu thông qua các chính sách tài chính về đất đai. Người được hưởng lợi từ việc thu hồi đất có lợi ích liên quan đến chi phí lập dự án đầu tư, chi phí liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho hộ gia đình cá nhân bị thu hồi đất, các khoản đóng góp cho Nhà nước và xã hội. Nhà nước cần xác lập cơ chế và chế tài ràng buộc trách nhiệm của chủ thể này để tránh hiện tượng vì lợi ích của mình mà làm tổn hại đến lợi ích của người bị thu hồi đất. Về phía hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất cần nhận thức đầy đủ về lợi ích chung mang lại cho cộng động từ việc thu hồi đất của Nhà nước và phải có trách nhiệm bàn giao mặt bằng đúng thời hạn. Đây cũng là cơ sở quan trọng để Nhà nước tính toán thực hiện việc bồi thường khi thu hồi đất.
Thứ năm ban hành pháp luật là một hình thức để hiện thực hóa quyền năng của người sử dụng đất đã được Hiến pháp ghi nhận, qua đó tăng cường
tính pháp chế trong hoạt động của Nhà nước. Việc đảm bảo lợi ích, ổn định
đời sống và sản xuất cho người có đất bị thu hồi sẽ không làm phát sinh các tranh chấp, khiếu kiện từ đó duy trì trật tự an toàn xã hội, ổn định chính trị. Giải quyết tốt quyền và lợi ích của các bên sẽ tạo ra sự đồng thuận nhất trí cao của người nông dân và của toàn xã hội đối với chính sách phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của Đảng và Nhà nước. Nhờ đó, Nhà nước sẽ có một quỹ đất hợp lý để xây dựng các công trình quan trọng phục vụ cho quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Việt Nam.